Sử 8 Các nước tư bản

K

kienduc_vatli

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

?1: tại sao nước anh được mệnh danh là chủ nghĩa đế quốc thực dân
?2: tại sao nước đức gọi là chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến
?3: tại sao nước pháp gọi là chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi
?4: lê nin mệnh danh cho mĩ là chủ nghĩa đế quốc gì vậy?...
?5: cách mạng tư sản là gì? kinh tế tư bản chủ nghĩa là gì?
THANK YOU!!
 
W

whitetigerbaekho

Câu 1
Tại vì Nước Anh đã đi xâm chiếm các nước khác bắt các nước khác làm nô lệ, cụ thể như chiếm Ấn Độ , chiếm Hồng Kông của Trung Quốc v .v... thuộc địa của Anh rộng đến mức độ có câu : mặt trời không bao giờ lặn trên đất Anh.
Câu 2
Theo Hiến pháp 1871, đó là một liên bang do Hoàng đế đứng đầu. Bọn quân phiệt nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong quân đội & chính quyền. Nhà nước đó thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động, đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực, chạy đua vũ trang. Chính vì vậy, chủ nghĩa đế quốc Đức là "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến".
Câu 3
Vì Pháp chuyên cho vay lấy lãi suất cao (chủ yếu là như vậy, Pháp cũng là nước thực dân) nên được gọi là chủ nghĩa cho vay lãi.
Câu 5
Cách mạng tư sản là :
- là do tư sản lãnh đạo .
- chống lại chế độ phong kiến .
- tạo sự phát triển cho tư sản .
(nhiều khi là tranh giành thị trường :cuộc đấu tranh giành lại độc lập ở Nam Mỹ; và nhiều khi cách mạng tư sản bị phản đối và lập thành chế độ cộng hòa,nhưng vẫn mang lợi cho tư bản).
Chủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh tế – xã hội phát triển cao của xã hội loài người, xuất hiện đầu tiên tại châu Âu phôi thai và phát triển từ trong lòng xã hội phong kiến châu Âu và chính thức được xác lập như một hình thái xã hội tại Anh và Hà Lan ở thế kỷ thứ 18
 
Last edited by a moderator:
D

deadguy

Chủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh tế – xã hội của xã hội loài người, xuất hiện đầu tiên tại châu Âu phôi thai và phát triển từ trong lòng xã hội phong kiến châu Âu và chính thức được xác lập như một hình thái xã hội tại Anh và Hà Lan ở thế kỷ thứ 17.
 
M

manh550

1.Chủ nghĩa thực dân Anh được gọi như thế vì nó mang bản chất khác với các chủ nghĩa đế quốc của các quốc gia khác. Ví dụ như Pháp chuyên cho vay lấy lãi suất cao (chủ yếu là thế, Pháp cũng là nước thực dân) nên được gọi là chủ nghĩa cho vay lấy lãi.
Anh thì lấy lợi nhuận chủ yếu từ việc xâm chiếm và khai thác thuộc địa. 1/4 thuộc địa trên thế giới thuộc về Anh. Người ta nói rằng mặt trời không bao giờ lặn đối với Anh vì nó có thuộc địa tại mọi nơi trên thế giới. Thực có nghĩa là ăn. Chủ nghĩa thực dân chính là chủ nghĩa chiếm đất dành dân, bắt phục vụ như nô lệ. Anh khai thác chủ yếu trên cơ sở này nên mới có tên như thế.
 
M

manh550

2.Vào những thập niên 30-40 của thế kỉ XX ,Đức được gọi là điển hình của chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến vì Đức theo chế độ quân phiệt với trào lưu tư tưởng-chính trị phản động, chủ trương tăng cường sức mạnh quân sự và đẩy mạnh việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược và chống lại phong trào giải phóng dân tộc và đàn áp phong trào dân chủ. Giới quân phiệt tuyên truyền tư tưởng hiếu chiến, điên cuồng chạy đua vũ trang, tăng nhanh ngân sách quân sự, thành lập các liên minh chính trị - quân sự chuẩn bị chiến tranh xâm lược và trấn áp phong trào quần chúng ,cũng như phát động chiến tranh phân chia lại thế giới .
 
C

cabua266

Câu 1
Tại vì Nước Anh đã đi xâm chiếm các nước khác bắt các nước khác làm nô lệ, cụ thể như chiếm Ấn Độ , chiếm Hồng Kông của Trung Quốc v .v... thuộc địa của Anh rộng đến mức độ có câu : mặt trời không bao giờ lặn trên đất Anh.
Câu 2
Theo Hiến pháp 1871, đó là một liên bang do Hoàng đế đứng đầu. Bọn quân phiệt nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong quân đội & chính quyền. Nhà nước đó thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động, đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực, chạy đua vũ trang. Chính vì vậy, chủ nghĩa đế quốc Đức là "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến".
Câu 3
Vì Pháp chuyên cho vay lấy lãi suất cao (chủ yếu là như vậy, Pháp cũng là nước thực dân) nên được gọi là chủ nghĩa cho vay lãi.
Câu 5
Cách mạng tư sản là :
- là do tư sản lãnh đạo .
- chống lại chế độ phong kiến .
- tạo sự phát triển cho tư sản .
(nhiều khi là tranh giành thị trường :cuộc đấu tranh giành lại độc lập ở Nam Mỹ; và nhiều khi cách mạng tư sản bị phản đối và lập thành chế độ cộng hòa,nhưng vẫn mang lợi cho tư bản).
Chủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh tế – xã hội phát triển cao của xã hội loài người, xuất hiện đầu tiên tại châu Âu phôi thai và phát triển từ trong lòng xã hội phong kiến châu Âu và chính thức được xác lập như một hình thái xã hội tại Anh và Hà Lan ở thế kỷ thứ 18

Câu4, Lê-nin coi Mĩ là đế quốc độc quyền hay còn gọi là vua độc quyền , mình không chắc đâu , câu này hơi khó
 
Top Bottom