L
lykem_1997
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Nhà Nguyễn là vương triều đã hoàn thành việc chấm dứt chia cắt, phân chia Đàng Trong, Đàng Ngoài dù rằng phong trào Tây Sơn là những người đầu tiên thực hiện quá trình này (thậm chí cuối thời Tây Sơn cũng đang có nguy cơ phân liệt).
Triều Nguyễn từ Gia Long đến Minh Mạng đều lo củng cố vương quyền đồng thời củng cố chủ quyền dân tộc, chống mọi sự vi phạm, xâm phạm từ bên ngoài và bên trong, kể cả bằng những biện pháp như trấn áp quyết liệt Công giáo thời kỳ Minh Mạng và Tự Đức.
1. Vấn đề cải cách:
Theo Nguyễn Quang Trung Tiến (Trường Đại học Khoa học Huế), đối với những đề xướng cải cách, thái độ của nhà Nguyễn là tiếp nhận các điều trần chứ không quay lưng. Vua Tự Đức và triều thần dường như đã đọc không bỏ sót một bản điều trần nào của các nhà cải cách gửi về Huế;... đồng thời đã tổ chức thực hiện việc cải cách ở một số lĩnh vực. Tuy nhiên, nhà Nguyễn đã thất bại trong việc cải cách, những công việc tiến hành chưa nhiều và không đồng bộ, không thể tạo ra một cuộc cải cách thực sự như “Minh Trị duy tân” ở Nhật Bản, để rồi dang dở bất thành. Những nguyên nhân cơ bản là:
1. Cuộc cải cách của triều Nguyễn gặp phải hạn chế khách quan là không hề có những hậu thuẫn quan trọng về xã hội, thiếu hẳn một giai cấp đủ năng lực tiến hành cải cách.
2. Giai cấp phong kiến Việt Nam chưa có khuynh hướng tư sản hóa nên số đông triều thần nhà Nguyễn đã bị tầm nhìn hạn hẹp và sự thủ cựu chi phối, năng lực bản thân hạn chế.
3. Không có người biết tổ chức, quản lý, tay nghề không có, kỹ thuật yếu kém.
4. Sau khi Nam Kỳ mất, tiềm lực quốc gia hao mòn quá lớn, nguồn tài chính cạn kiệt, mất mùa đói kém triền miên, dân chúng nổi lên khắp nơi, nên sự đầu tư cho cuộc canh tân không đủ, nhiều chương trình học nước ngoài bị bỏ dở nửa chừng. Riêng nguyên nhân này còn có tác động từ phía Pháp: không ít lần người Pháp đã ngăn không cho du học sinh Việt Nam ra nước ngoài học; hoặc việc mua tàu máy, vũ khí của nước ngoài cũng bị Pháp phá hỏng...
2. Nguyên nhân mất nước:
Người dân Bắc Kỳ (Tonkinese) sụp lạy các binh sĩ Pháp năm 1884. Tranh vẽ trong cuốn La guerre du Tonkin (phát hành tại Paris, 1887) của L. Huard
Có những ý kiến khác nhau về trách nhiệm của các vua nhà Nguyễn đối với việc Việt Nam mất vào tay người Pháp.
Trong Việt Sử tân biên, Phạm Văn Sơn cho rằng Việt Nam mất vào tay thực dân Pháp là một tất yếu lịch sử, hoặc ít ra cũng do trình độ dân trí Việt Nam quá thấp kém so với người Pháp. Ngược lại, các nhà sử học miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975 có xu hướng quy trách nhiệm hoàn toàn cho các vua Nguyễn đối với việc mất nước rằng Nguyễn Ánh đã "cõng rắn cắn gà nhà" và Tự Đức "bán rẻ đất nước" cho thực dân.
Về phía Pháp, sử gia Gosselin nói rằng các hoàng đế An Nam phải chịu trách nhiệm về sự đổ vỡ và xuống dốc của đất nước họ. Dân xứ này, quan lại, binh lính xứng đáng có được những người cầm đầu có giá trị hơn thế. Chính quyền họ đã mù quáng vì không dự liệu, không chuẩn bị gì hết.
GS Nguyễn Phan Quang có ý kiến như sau:
Mất nước không phải là tất yếu... Triều Nguyễn thua Pháp vì lúng túng về đường lối chính trị dẫn đến lúng túng vềquân sự, tuy quân lực không yếu mà tự phải thua. Sự lúng túng còn thể hiện trong nỗi lo sợ trước luồng tư tưởng mới đang tràn vào. Lo sợ, nhưng không có giải pháp hữu hiệu, đành thu mình đóng kín. Càng lúng túng hơn khi nhà Nguyễn đồng thời phải đối phó với những mâu thuẫn nội bộ rất nghiêm trọng, mà những mâu thuẫn này lại bị sự chi phối rất mạnh của các áp lực từ bên ngoài. Riêng đối với đạo Gia-tô thì triều Nguyễn đã từ lúng túng đi đến bế tắc, không đủ sức chuyển đổi tư duy để có biện pháp thích hợp.
Tác giả Nguyễn Quang Trung Tiến cho rằng: Nhà Nguyễn chú trọng tới việc giữ chủ quyền đất nước, trong đó có việc cấm đạo.
"Những chính sách cực đoan của nhà Nguyễn với Thiên chúa giáo không hề xuất phát từ đầu óc kỳ thị tôn giáo thuần túy, mà chính xuất phát từ nhận thức giữa Thiên chúa giáo với phương Tây là dấu nối như một thể đồng nhất. Vì thế, trong cách nhìn của triều Nguyễn, ngăn cấm Thiên chúa giáo là ngăn chặn phương Tây hiện diện tại Việt Nam, chứ không phải ngăn cấm một tôn giáo đơn thuần. Tuy nhiên, cách làm của nhà Nguyễn đã phản tác dụng, gây phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân, tạo vết hằn lịch sử đau thương giữa lương và giáo, đồng thời khiến phương Tây có lý do nổ súng xâm lược và lợi dụng đồng bào có đạo trong suốt thời gian thống trị."
Giáo sư Phan Huy Lê thì cho rằng:
Kết luận trước đây cho rằng Tự Đức bạc nhược đầu hàng, phản bội dân tộc là chưa thỏa đáng, chưa khách quan. Ông và triều Nguyễn đã tìm mọi cách bảo vệ đất nước và cũng là bảo vệ vương triều đến cùng, nhưng do năng lực và nhãn quan chính trị nên không đề ra được đối sách đúng để giành thắng lợi trước một thế lực xâm lược hoàn toàn mới, mà lịch sử trước đây chưa để lại kinh nghiệm.
Trong cả khu vực Đông Nam Á và Đông Á, tất cả các quốc gia đều mất nước, hoặc thành thuộc địa, hoặc thànhnửa thuộc địa. Chỉ riêng Nhật Bản và Thái Lan giữ được độc lập...Nhật Bản thời Minh Trị thực hiện cuộc cải cách lớn, nhưng tình hình kinh tế xã hội của Nhật có khác các nước phương Đông, bắt đầu từ thế kỷ XVII khi đóng cửa với bên ngoài nhưng bên trong phát triển kinh tế rất mạnh, tạo lập những tiền đề cho cuộc cải cách. Thái Lan thì có cách ứng xử rất khôn ngoan, tận dụng được vị thế vùng đệm nằm giữa 2 thế lực đế quốc rất mạnh, Anh ở phía Ấn Độ, Pháp ở phía Đông Dương, lợi dụng được mâu thuẫn và cạnh tranh gay gắt này để duy trì thế độc lập tương đối...không thể phủ nhận trách nhiệm của triều Nguyễn là nhà nước quản lý đất nước, nhưng lúc phân tích nguyên nhân mất nước thì phải hết sức khách quan, toàn diện, đặt trong bối cảnh lịch sử mới của khu vực và thế giới, không nên quy kết một cách giản đơn.
Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An thì:
"Vương triều Nguyễn tuy không bán nước nhưng đã để mất nước (cho đến năm 1945). Tất nhiên, đây là khó khăn chung của các nước nhược tiểu mà triều đình nhà Nguyễn không thể vượt qua được thời đại trong tình hình Đông - Tây bấy giờ. Nhược điểm này chính là lý do mà một số người đã nêu ra để báng bổ vương triều ấy một cách nặng lời nếu không nói là quá đáng. Chủ yếu là do nhận thức phiến diện và thái độ cực đoan của một giai đoạn lịch sử."
Riêng với Tự Đức và các triều thần, Nguyễn Quang Trung Tiến nhìn nhận và lý giải điều mà nhiều sách vở từng gọi họ là "bạc nhược" dưới góc độ khác, từ nguyên nhân bế tắc trong cải cách:
"Suốt hơn 20 năm kể từ khi ký Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), triều Nguyễn đã không thể giải quyết mâu thuẫn giữacải cách mới có thể chống Pháp thành công và muốn chống Pháp thành công thì phải cải cách; vì thế, triều Nguyễn đã để mất dần lãnh thổ và phải lần lượt ký kết nhiều hiệp ước bất bình đẳng với thực dân Pháp. Sự bế tắc này dễ làm người ta liên tưởng vua Tự Đức và triều đình Huế đã theo đuổi một đường lối chống Pháp nhu nhược, thỏa hiệp, cuối cùng chấp nhận đầu hàng giặc.
"Hai hiệp ước Harmand (25-8-1883) và Patenôtre (6-6-1884) do triều Nguyễn ký kết với Pháp diễn ra sau ngày vua Tự Đức mất, nhưng đó là kết quả khó tránh khỏi của một kế sách dùng dằng, bế tắc của người tiền nhiệm".
Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Sử học Việt Nam:
"Kết cục của triều Nguyễn có thể gọi là sự đầu hàng để mất nước. Nhưng đừng quá lời coi đó là sự bán nước vì không thể không nói đến gần 20 năm phản kháng chống xâm lược không chỉ của dân chúng mà cả triều đình. Những cuộc chiến đấu dũng mãnh của quan quân triều đình cùng nhân dân trên cửa biển Sơn Trà, trên thành Điện Hải, của quân dân Nam Bộ trên chiến lũy Kỳ Hoà, trên cổng thành Cửa Bắc Hà Nội với cái chết anh hùng của hai vị Tổng đốc thành Hà Nội là Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu là bằng chứng..."
Giáo sư sử học Nguyễn Khắc Thuần khẳng định trách nhiệm của nhà Nguyễn đối với việc mất nước, bất luận nhìn từ góc độ nào:
"Việc Pháp đánh Việt Nam là một tất yếu khách quan; việc nhà Nguyễn để mất nước có phải là tất yếu khách quan hay không, đó là một dấu hỏi lớn, là chủ đề của nhiều hội thảo khoa học của nhiều thế hệ nhà sử học. Thực tế cho thấy không phải nhà Nguyễn buông súng từ đầu và không phải các hoàng đế nhà Nguyễn đều bạc nhược. Chúng ta có quyền nhìn nhận việc mất nước từ nhiều góc độ khác nhau, nhưng nhìn từ góc độ nào thì nhà Nguyễn cũng phải chịu trách nhiệm về thảm họa mất nước".
Triều Nguyễn từ Gia Long đến Minh Mạng đều lo củng cố vương quyền đồng thời củng cố chủ quyền dân tộc, chống mọi sự vi phạm, xâm phạm từ bên ngoài và bên trong, kể cả bằng những biện pháp như trấn áp quyết liệt Công giáo thời kỳ Minh Mạng và Tự Đức.
1. Vấn đề cải cách:
Theo Nguyễn Quang Trung Tiến (Trường Đại học Khoa học Huế), đối với những đề xướng cải cách, thái độ của nhà Nguyễn là tiếp nhận các điều trần chứ không quay lưng. Vua Tự Đức và triều thần dường như đã đọc không bỏ sót một bản điều trần nào của các nhà cải cách gửi về Huế;... đồng thời đã tổ chức thực hiện việc cải cách ở một số lĩnh vực. Tuy nhiên, nhà Nguyễn đã thất bại trong việc cải cách, những công việc tiến hành chưa nhiều và không đồng bộ, không thể tạo ra một cuộc cải cách thực sự như “Minh Trị duy tân” ở Nhật Bản, để rồi dang dở bất thành. Những nguyên nhân cơ bản là:
1. Cuộc cải cách của triều Nguyễn gặp phải hạn chế khách quan là không hề có những hậu thuẫn quan trọng về xã hội, thiếu hẳn một giai cấp đủ năng lực tiến hành cải cách.
2. Giai cấp phong kiến Việt Nam chưa có khuynh hướng tư sản hóa nên số đông triều thần nhà Nguyễn đã bị tầm nhìn hạn hẹp và sự thủ cựu chi phối, năng lực bản thân hạn chế.
3. Không có người biết tổ chức, quản lý, tay nghề không có, kỹ thuật yếu kém.
4. Sau khi Nam Kỳ mất, tiềm lực quốc gia hao mòn quá lớn, nguồn tài chính cạn kiệt, mất mùa đói kém triền miên, dân chúng nổi lên khắp nơi, nên sự đầu tư cho cuộc canh tân không đủ, nhiều chương trình học nước ngoài bị bỏ dở nửa chừng. Riêng nguyên nhân này còn có tác động từ phía Pháp: không ít lần người Pháp đã ngăn không cho du học sinh Việt Nam ra nước ngoài học; hoặc việc mua tàu máy, vũ khí của nước ngoài cũng bị Pháp phá hỏng...
2. Nguyên nhân mất nước:
Người dân Bắc Kỳ (Tonkinese) sụp lạy các binh sĩ Pháp năm 1884. Tranh vẽ trong cuốn La guerre du Tonkin (phát hành tại Paris, 1887) của L. Huard
Có những ý kiến khác nhau về trách nhiệm của các vua nhà Nguyễn đối với việc Việt Nam mất vào tay người Pháp.
Trong Việt Sử tân biên, Phạm Văn Sơn cho rằng Việt Nam mất vào tay thực dân Pháp là một tất yếu lịch sử, hoặc ít ra cũng do trình độ dân trí Việt Nam quá thấp kém so với người Pháp. Ngược lại, các nhà sử học miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975 có xu hướng quy trách nhiệm hoàn toàn cho các vua Nguyễn đối với việc mất nước rằng Nguyễn Ánh đã "cõng rắn cắn gà nhà" và Tự Đức "bán rẻ đất nước" cho thực dân.
Về phía Pháp, sử gia Gosselin nói rằng các hoàng đế An Nam phải chịu trách nhiệm về sự đổ vỡ và xuống dốc của đất nước họ. Dân xứ này, quan lại, binh lính xứng đáng có được những người cầm đầu có giá trị hơn thế. Chính quyền họ đã mù quáng vì không dự liệu, không chuẩn bị gì hết.
GS Nguyễn Phan Quang có ý kiến như sau:
Mất nước không phải là tất yếu... Triều Nguyễn thua Pháp vì lúng túng về đường lối chính trị dẫn đến lúng túng vềquân sự, tuy quân lực không yếu mà tự phải thua. Sự lúng túng còn thể hiện trong nỗi lo sợ trước luồng tư tưởng mới đang tràn vào. Lo sợ, nhưng không có giải pháp hữu hiệu, đành thu mình đóng kín. Càng lúng túng hơn khi nhà Nguyễn đồng thời phải đối phó với những mâu thuẫn nội bộ rất nghiêm trọng, mà những mâu thuẫn này lại bị sự chi phối rất mạnh của các áp lực từ bên ngoài. Riêng đối với đạo Gia-tô thì triều Nguyễn đã từ lúng túng đi đến bế tắc, không đủ sức chuyển đổi tư duy để có biện pháp thích hợp.
Tác giả Nguyễn Quang Trung Tiến cho rằng: Nhà Nguyễn chú trọng tới việc giữ chủ quyền đất nước, trong đó có việc cấm đạo.
"Những chính sách cực đoan của nhà Nguyễn với Thiên chúa giáo không hề xuất phát từ đầu óc kỳ thị tôn giáo thuần túy, mà chính xuất phát từ nhận thức giữa Thiên chúa giáo với phương Tây là dấu nối như một thể đồng nhất. Vì thế, trong cách nhìn của triều Nguyễn, ngăn cấm Thiên chúa giáo là ngăn chặn phương Tây hiện diện tại Việt Nam, chứ không phải ngăn cấm một tôn giáo đơn thuần. Tuy nhiên, cách làm của nhà Nguyễn đã phản tác dụng, gây phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân, tạo vết hằn lịch sử đau thương giữa lương và giáo, đồng thời khiến phương Tây có lý do nổ súng xâm lược và lợi dụng đồng bào có đạo trong suốt thời gian thống trị."
Giáo sư Phan Huy Lê thì cho rằng:
Kết luận trước đây cho rằng Tự Đức bạc nhược đầu hàng, phản bội dân tộc là chưa thỏa đáng, chưa khách quan. Ông và triều Nguyễn đã tìm mọi cách bảo vệ đất nước và cũng là bảo vệ vương triều đến cùng, nhưng do năng lực và nhãn quan chính trị nên không đề ra được đối sách đúng để giành thắng lợi trước một thế lực xâm lược hoàn toàn mới, mà lịch sử trước đây chưa để lại kinh nghiệm.
Trong cả khu vực Đông Nam Á và Đông Á, tất cả các quốc gia đều mất nước, hoặc thành thuộc địa, hoặc thànhnửa thuộc địa. Chỉ riêng Nhật Bản và Thái Lan giữ được độc lập...Nhật Bản thời Minh Trị thực hiện cuộc cải cách lớn, nhưng tình hình kinh tế xã hội của Nhật có khác các nước phương Đông, bắt đầu từ thế kỷ XVII khi đóng cửa với bên ngoài nhưng bên trong phát triển kinh tế rất mạnh, tạo lập những tiền đề cho cuộc cải cách. Thái Lan thì có cách ứng xử rất khôn ngoan, tận dụng được vị thế vùng đệm nằm giữa 2 thế lực đế quốc rất mạnh, Anh ở phía Ấn Độ, Pháp ở phía Đông Dương, lợi dụng được mâu thuẫn và cạnh tranh gay gắt này để duy trì thế độc lập tương đối...không thể phủ nhận trách nhiệm của triều Nguyễn là nhà nước quản lý đất nước, nhưng lúc phân tích nguyên nhân mất nước thì phải hết sức khách quan, toàn diện, đặt trong bối cảnh lịch sử mới của khu vực và thế giới, không nên quy kết một cách giản đơn.
Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An thì:
"Vương triều Nguyễn tuy không bán nước nhưng đã để mất nước (cho đến năm 1945). Tất nhiên, đây là khó khăn chung của các nước nhược tiểu mà triều đình nhà Nguyễn không thể vượt qua được thời đại trong tình hình Đông - Tây bấy giờ. Nhược điểm này chính là lý do mà một số người đã nêu ra để báng bổ vương triều ấy một cách nặng lời nếu không nói là quá đáng. Chủ yếu là do nhận thức phiến diện và thái độ cực đoan của một giai đoạn lịch sử."
Riêng với Tự Đức và các triều thần, Nguyễn Quang Trung Tiến nhìn nhận và lý giải điều mà nhiều sách vở từng gọi họ là "bạc nhược" dưới góc độ khác, từ nguyên nhân bế tắc trong cải cách:
"Suốt hơn 20 năm kể từ khi ký Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), triều Nguyễn đã không thể giải quyết mâu thuẫn giữacải cách mới có thể chống Pháp thành công và muốn chống Pháp thành công thì phải cải cách; vì thế, triều Nguyễn đã để mất dần lãnh thổ và phải lần lượt ký kết nhiều hiệp ước bất bình đẳng với thực dân Pháp. Sự bế tắc này dễ làm người ta liên tưởng vua Tự Đức và triều đình Huế đã theo đuổi một đường lối chống Pháp nhu nhược, thỏa hiệp, cuối cùng chấp nhận đầu hàng giặc.
"Hai hiệp ước Harmand (25-8-1883) và Patenôtre (6-6-1884) do triều Nguyễn ký kết với Pháp diễn ra sau ngày vua Tự Đức mất, nhưng đó là kết quả khó tránh khỏi của một kế sách dùng dằng, bế tắc của người tiền nhiệm".
Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Sử học Việt Nam:
"Kết cục của triều Nguyễn có thể gọi là sự đầu hàng để mất nước. Nhưng đừng quá lời coi đó là sự bán nước vì không thể không nói đến gần 20 năm phản kháng chống xâm lược không chỉ của dân chúng mà cả triều đình. Những cuộc chiến đấu dũng mãnh của quan quân triều đình cùng nhân dân trên cửa biển Sơn Trà, trên thành Điện Hải, của quân dân Nam Bộ trên chiến lũy Kỳ Hoà, trên cổng thành Cửa Bắc Hà Nội với cái chết anh hùng của hai vị Tổng đốc thành Hà Nội là Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu là bằng chứng..."
Giáo sư sử học Nguyễn Khắc Thuần khẳng định trách nhiệm của nhà Nguyễn đối với việc mất nước, bất luận nhìn từ góc độ nào:
"Việc Pháp đánh Việt Nam là một tất yếu khách quan; việc nhà Nguyễn để mất nước có phải là tất yếu khách quan hay không, đó là một dấu hỏi lớn, là chủ đề của nhiều hội thảo khoa học của nhiều thế hệ nhà sử học. Thực tế cho thấy không phải nhà Nguyễn buông súng từ đầu và không phải các hoàng đế nhà Nguyễn đều bạc nhược. Chúng ta có quyền nhìn nhận việc mất nước từ nhiều góc độ khác nhau, nhưng nhìn từ góc độ nào thì nhà Nguyễn cũng phải chịu trách nhiệm về thảm họa mất nước".