Sử 8 [ Lịch Sử 8] Lịch sử địa phương

V

vykatherine

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

làm giùm mình bt lịch sử địa phương '' tìm hiểu về đình Phú cang và Mộ Tổng Trấn Trần Đường '' ( có kèm theo tranh ảnh )
tuần trước mình có làm mk hk đạt chuẩn nên thầy bắt làm lại .. các bạn làm ''kĩ'' giùm mình nha
 
A

abluediamond

Mộ Tổng Trấn Trần Đường

- Tổng trấn Trần Đường sinh năm Quý Hợi (1839) tại thôn Hiền Lương, xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Ông nổi tiểng tinh thông Hán văn, thạo võ nghệ và từng giữ chức phó Tổng trấn dưới thời Vua Tự Đức.
- Năm 1885 hưởng ứng phong trào Cần vương của Vua Hàm Nghi, Ông cùng Trịnh Phong, Nguyễn Khanh cùng các sĩ phu yêu nước ở Khánh Hòa tập hợp nghĩa quân, kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Ông được phong làm Tổng trấn, phụ trách án ngữ khu vực phía Bắc tỉnh Khánh Hòa gồm hai huyện Vạn Ninh và Ninh Hòa. Ông đã chọn đình Hiền Lương làm nơi chiêu mộ, luyện tập nghĩa quân, xây dựng lực lượng phòng thủ những nơi xung yếu như: Đèo Bánh ít , Hòn khói (Ninh Hòa); Dốc thị (Vạn Ninh) … và đã chiến đấu nhiều trận oanh liệt, gây tổn thất nặng nề cho thực dân Pháp.
- Quân Pháp đã bắt cả dòng họ ông làm con tin và đe dọa tàn sát dân làng để gây áp lực. Vì thương dân, ông đã tự ra nạp mình để “thế mạng cứu dân”. Chúng ra sức dụ dỗ ông phong chức tước nhưng ông kiên quyết từ chối.
Ngày 10/06/1886 giặc Pháp đã xử chép ông bêu đầu tại Vạn Giã, 03 ngày sau chúng mới cho mang thi hài ông về an táng.
- Chí khí anh hùng lòng dũng cảm và sự hy sinh của ông là những trang sử vàng về truyền thống đấu tranh bất khuất chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ở Khánh Hòa.
Tấm gương vì nước, vì dân của ông mãi mãi để cho hậu thế noi theo.

Mo%20Tran%20Duong.JPG


Đình Phú Cang


Vị trí: Đình nằm trên địa phận xã Vạn Phú - huyện Vạn Ninh, toạ lạc trong một khuôn viên rộng, thoáng, có diện tích 1700m2.

- Quá trình hình thành ngôi đình gắn với thời kỳ đầu người Việt khai khẩn, lập làng vào thế kỷ 17-18. Ngôi đình chính dài 8m, rộng 9m gồm 3 gian, kết cấu theo kiểu tứ trụ với 16 cột gỗ, phân bố 4 hàng, vị trí đều nhau. Mặt trước đình, phần trên cửa có chạm khắc nổi hình linh vật và nhiều hoa văn tinh xảo, trên cửa chính gắn tấm đại tự lớn bằng gỗ chạm 3 chữ: "Phú Cang Đình". Bài trí nội thất theo kiểu thường thấy ở các đình quê, có bàn thờ thần, bàn thờ bà Thiên Y A Na và bài vị phó tướng Trần Đường, người tập hợp nhân dân theo lời hiệu triệu của vua Hàm Nghi đánh Pháp trên địa phận tỉnh Khánh Hoà.
Đình được tặng nhiều sắc phong, tặng vật quý trong đó có sắc phong Thượng Đẳng Thần ghi nhớ công đức của vị Thành Hoàng; một quả chuông cổ và một chiếc trống lệnh.

images



Mình lấy nguồn trên mạng. Hi vọng có ích cho bạn mặc dù nó ko chi tiết lắm... :D
 
Top Bottom