Sử 8 [ Lịch sử 8 ] Khủng hoảng kinh tế thế giới

P

phapphan30

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tại sao các nước tư bản lại có 2 cách giải quyết khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 ?

Chú ý:
- Cách trình bày tên tiêu đề: [ Môn + lớp ] + tên Topic.
Nhắc nhở lần đầu. Tái phạm sẽ bị xử lí theo mức độ.

Thân ~ Nhi
 
Last edited by a moderator:
Q

quylua224

Ngày 24 – 10 – 1929 đi vào lịch sử nước Mỹ cũng như thế giới tư bản chủ nghĩa với cái tên “ Ngày thứ năm đen tối”. Cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra đầu tiên ở Mỹ, diễn ra trong 4 năm là cuộc khủng hoảng kéo dài nhất, tàn phá nặng nề nhất và để lại hậu quả tai hại nhất trong lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản, nó bao trùm tất cả các ngành của nền kinh tế và lôi cuốn tất cả các nước trên thế giới.
Nguyên nhân :
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản. Đó là cuộc khủng hoảng sản xuất “ thừa”, bởi vì sự sản xuất bừa bãi, ồ ạt chạy theo lợi nhuận trong những năm ổn định của chủ nghĩa tư bản 1924-1929 đã dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu, hàng hoá ế thừa trước sức mua quá thấp của xã hội.
Diễn biến :
Tháng 9-1929, cuộc khủng hoảng bắt đầu từ nước Mĩ, là nước tư bản giàu nhất. Sản lượng công nghiệp ở Mĩ giảm 50%, trong đó gang, thép sụt xuống 75%, ô tô giảm 90%, 11500 xí nghiệp nhỏ và cả những xí nghiệp lớn bị phá sản. Nông thôn cũng bị tác động mạnh mẽ.
Để nâng cao giá hàng hoá và thu nhiều lời, các nhà tư bản kếch sù đã tiêu huỷ hàng hoá : cà phê, sữa, lúa mì, thịt, ...v.v... bị đốt hay đổ xuống biển chứ không được bán giá hạ.
Cuộc khủng hoảng lan rộng đến các nước tư bản chủ nghĩa khác. Ở Anh, sản lượng gang năm 1931 sụt mất 50% , thép cũng sụt gần 50% , thương nghiệp sụt 60%. Ở Pháp, cuộc khủng hoảng bắt đầu từ cuối năm 1930 và kéo dài đến năm 1936, sản lượng công nghiệp giảm 30%, nông nghiệp 40%, ngoại thương 60%, thu nhập quốc dân 30%. Ở Đức, đến năm 1930, sản lượng công nghiệp giảm 77%. Ở các nước Ba Lan, Ý, Ru-ma-ni, Nhật, ... đều có khủng hoảng kinh tế.
Giải pháp:
Để cứu vãn tình hình, chính phủ các nước tư bản thi hành một số chính sách như đánh thuế nhập cảng nặng để hạn chế hàng hoá nước ngoài vào, lấy tiền trong ngân quỹ nhà nước trợ cấp cho các nhà tư bản.
Ở Mỹ. ban đầu, các nhà hoạch định chính sách cố gắng khôi phục lòng tin cho thị trường bằng các bài phát biểu trấn an người dân, tổng thống Herbert Hoover làm yên lòng người Mỹ rằng kinh tế nước này vẫn tiến triển tốt.
Mọi thứ chỉ thay đổi sau khi tổng thống Franklin D Roosevelt lên làm tổng thống năm 1932, chính phủ can thiệp vào để khởi động lại chương trình trợ cấp thất nghiệp cho người dân, ổn định thị trường bằng cách hạn chế sản xuất, khuyến khích phát triển chương trình an sinh xã hội.
Tuy nhiên, chính quyền của ông Roosevelt không có nhiều thành công trông hồi phục tăng trưởng kinh tế và lòng tin người tiêu dùng vẫn ở mức thấp.
Cuộc Đại Khủng Hoảng kéo dài bất chấp một loạt các biện pháp mới nhằm giảm nhẹ thiệt hại cho người dân, cụ thể là cung cấp thêm việc làm mới, hỗ trợ hay bảo vệ các khoản thế chấp.
Mãi đến đầu Chiến tranh Thế giới thứ Hai, khi chính phủ Mỹ áp dụng lý thuyết kinh tế học Keynes với trọng tâm chính là nêu bật vai trò tăng trưởng tiền lương (để tăng tổng cầu) và vai trò của nhà nước trong việc quản lý nền kinh tế, nền kinh tế mới hồi phục.
Sản lượng sản xuất tăng gấp đôi trong chiến tranh, tình trạng thất nghiệp biến mất khi phụ nữ và người da đen được kêu gọi tham gia vào lực lượng lao động thay cho hàng triệu người đã tham gia vào quân ngũ.
Cuộc khủng hoảng kéo dài trong 4 năm, đến năm 1933 thì chấm dứt.
Hậu quả :
* Cuộc khủng hoảng này đã diễn ra ở tất cả các ngành kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, tài chính (riêng Pháp cuộc khủng hoảng kéo dài đến năm 1936). Đây là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất và trầm trọng nhất trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản.
* Sản xuất công nghiệp: sản xuất công nghiệp của thế giới trung bình giảm 38 % , riêng Mĩ giảm 46%, Đức chịu tốc độ âm 47%, riêng ở Mĩ đã có 13 vạn công ty bị phá sản.
* Tài chính: hàng nghìn nhà băng bị đóng cửa. Riêng ở Mĩ 10 vạn công ngân hàng phá sản chiếm 40% tổng số ngân hàng của thế giới.
* Nông nghiệp: Hàng triệu ha cây trồng đã bị phá. Riêng ở Mĩ có 75% nông trại đã bị phá sản, người ta đã giết hàng triệu con gia súc và đổ xuống biển hàng trăm triệu lít sữa.
* Cuộc khủng hoảng kinh tế đã đẩy nền kinh tế tư bản bước vào tình trạng tiêu điều và gây nên những hậu quả cực kì nghiêm trọng:
• Hàng chục triệu công nhân bị thất nghiệp. Ở Mỹ, năm 1929 có 3% thất nghiệp trong tổng số người lao động, đến năm 1933 đã lên tới 25%. Hàng triệu nông dân bị phá sản, đời sống của những người lao động hết sức cùng cực. Số người có việc làm thì bị giới chủ tăng ngày làm việc, giờ làm và bị giảm lương. Hệ quả của điều đó là sự phản kháng của họ và làm bùng nổ phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân.
• Từ năm 1929 - 1932: trong 15 nước tư bản đã có tới 18 nghìn cuộc bãi công của công nhân với sự tham gia của 8,5 triệu người.
• Khủng hoảng kinh tế đã đe dọa nền thống trị của chủ nghĩa tư bản ở các nước vì vậy đòi hỏi các nước phải tìm con đường để giải quyết hậu quả của khủng hoảng kinh tế.
• Đối với các nước có nhiều thuộc địa như Anh, Pháp, Mĩ thì tìm cách đưa hàng sang các nước thuộc địa hoặc rút vốn đầu tư ở các thuộc địa.
• Đối với các nước có ít thuộc địa như Đức, Nhật thì tìm cách phát xít hóa bộ máy chính quyền, tăng cường chạy đua vũ trang gây lại Chiến tranh thế giới (ở Đức năm 1933, Hít-le lên cầm quyền thiết lập chế độ phát xít. Ở Nhật năm 1936 chính quyền phát xít cũng được thiết lập). Sự ra đời của trục phát xít Ber-lin - Rôma-Tôkyô đã làm cho mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc ngày càng gay gắt làm bùng nổ nguy cơ của cuộc đại chiến thế giới thứ hai.
 
M

minhhvq

Câu trả lời của quylua là sai so với câu hỏi, ở đây đang hỏi là tại sao lại có 2 cách giải quyết khủng hoảng? chứ không phải là trình bày nguyên nhân, diễn biễn, hậu quả của khủng hoảng?
Giải quyết câu hỏi này có thể tiến hành theo cách sau:
- Nêu 2 cách giải quyết khủng hoảng và các nước đặc trưng cho từng cách.
- Tìm các điểm chung về kinh tế, xã hội, chính trị... của các nước áp dụng biện pháp giải quyết khủng hoảng đó để thấy rằng vì sao họ áp dụng cách 1 mà ko phải cách 2 => đặc điểm chế độ chính trị, cơ chế thị trường, tình hình xã hội, các vấn đề trọng tâm cần giải quyết....

 
Top Bottom