Câu 1:
Năm 179 TCN : Nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm chiếm.
Năm 544 : Nước Vạn Xuân thành lập.
Năm 981 : Lê Hoàn đánh bại quân xâm lược Tống.
Năm 1789: Vua Quang Trung đại phá 29 vạn quân Thanh.
Năm 1885: Phong trào Cân Vương.
Năm 1884: Khởi nghĩa Yên Thế.
Câu 2:
a. Ý nghĩa trong nước.
- Cách mạng đã đập tan ách thống trị của giai cấp phong kiến và tư bản Nga, thiết lập nhà nước Xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới trên phạm vi diện tích bằng 1/6 diện tích thế giới. Cách mạng đã đưa nhân dân Nga từ thân phận nô lệ lên cuộc sống làm chủ đồng thời mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử nước Nga – kỉ nguyên độc lập tự do và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
b. Thế giới.
- Đập tan chủ nghĩa đế quốc ở khâu yếu nhất là đế quốc Nga từ đó phân chia thế giới thành hai chế độ đối lập nhau là Chủ nghĩa tư bản và Chủ nghĩa xã hội.
- Mở ra con đường Cách mạng vô sản cho giai cấp công nhân ở các nước tư bản và nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc. Cách mạng tháng Mười như một tấm gương chói lọi, nó thức tỉnh và cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên tự giải phóng “Giống như mặt trời chói lọi, cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức đứng lên tự giải phóng.
- Cách mạng tháng Mười đã mở đầu sự gắn bó chặt chẽ giữa phong trào cách mạng vô sản ở các nước tư bản và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc thành một mặt trận chung chống chủ nghĩa đế quốc. Bởi vậy từ sau Cách mạng tháng Mười, phong trào cách mạng ở mỗi nước trong đó có Việt Nam đều là một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới.
- Cách mạng tháng Mười đánh dấu sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác Lê-nin đồng thời nó mở đường cho chủ nghĩa Mác Lê-nin thâm nhập vào tất các quốc gia, dân tộc khác nhau trên thế giới nhất là các nước thuộc địa và phụ thuộc.
- Cung cấp những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu cho phong trào Cách mạng thế giới.
- Cách mạng tháng Mười và Chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc thời kì Lịch sử thế giới cận đại và mở ra thời kì phát triển mới trong lịch sử loài người: Lịch sử thế giới hiện đại – giai đoạn quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới
c. Kinh nghiệm
- Cách mạng Tháng Mười chủ yếu sử dụng sức mạnh bạo lực của quần chúng để tiến công lật đổ chế độ tư bản. Ðột phá tiến công lật đổ chế độ tư bản trong một mắt xích yếu của chủ nghĩa tư bản thế giới, đồng thời Cách mạng Tháng Mười Nga đã đem lại bài học "chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo"
- Ngay sau khi lật đổ chính phủ tư sản thì lập tức thiết lập chính quyền của nhân dân lao động, dưới hình thức Xô-viết công-nông-binh. Kể từ khi xã hội loài người phân chia giai cấp, có nhà nước, thì đây là lần đầu tiên có một nhà nước của nhân dân lao động, nhà nước kiểu mới, chưa từng có trong lịch sử.
- Bài học xây dựng Ðảng Cộng sản (bôn-sê-vích) Nga đủ sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo cuộc Ðại Cách mạng Tháng Mười vẫn còn nguyên giá trị và mang tính thời sự nóng hổi ở thời điểm hiện nay. Không xây dựng Ðảng vững mạnh thì không thể nói đến bất cứ một thắng lợi nào của cách mạng vì lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Câu 4:
Những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại:
- Với thắng lợi của Cách mạng tháng mười Nga 1917 lần đầu tiên CNXH đã trở thành hiện thực ở một nước nằm giữa vòng tay của CNTB. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và thành công của CNXH ở Liên Xô có tác động to lớn đến tình hình thế giới.
- Phong trào đấu tranh Cách mạng ở các nước Âu - Mỹ lên cao và có bước chuyển biến mới ở các nước. Đảng Cộng Sản ra đời. Trên cơ sở đó Quốc tế Cộng Sản được thành lập và lãnh đạo phong trào đấu tranh.
- Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuôc địa và phụ thuộc, nhất là ở Châu Á.
- Sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, các nước tư bản lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933). Cuộc khủng hoảng này dẫn đến CNPX thắng lợi ở Đức - Nhật - Ý.
- Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại, kết thúc một thời kì phát triển của lịch sử thế giới hiện đại (1917 - 1945).
Câu 5
- 1/9/1858 khi Pháp tấn công Đà Nẵng mở màn cho cuộc chiến tranh xâm lượt Việt Nam, triều đình Nguyễn đã cử Nguyễn Tri Phương cầm quân tổ chức chống Pháp => Pháp không tiến sâu vào đất liền nhưng triều đình Nguyễn không nhân cơ hội đó để tiêu diệt Pháp, đánh đuổi Pháp ra khỏi lãnh thổ nước ta.
- Năm 1859, Pháp tấn công Gia Định, Triều Đình tổ chức chống trả nhưng yếu ớt, nặng về cố thú => Đại đồn Chí Hòa thất thủ, Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam Kì.
- Năm 1862, Triều đình kí hiệp ước Nhâm Tuất với Pháp => Nhượng lại quyền lợi, thừa nhận quyền của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông và đảo Côn Lôn.
- Ngày 20/6/1867 - 24/6/1867, Pháp đánh chiếm các tỉnh miền Tây Gia Định (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) => Triều đình ko dám chống cự, chỉ muốn dành lại những vùng đã mất bằng thương lượng.
- Cuối năm 1872, Pháp đưa quân ra gây rối ở Hà Nội và ngày 20/11/1873 đã tấn công thành Hà Nội rồi mở rộng đánh chiếm các tỉnh miền Bắc => Triều Đình tổ chức bảo vệ Hà Nội (Nguyễn Tri Phương) nhưng ko thành => Hà Nội và nhiều tỉnh Bắc Kì bị thất thủ
- Năm 1873, Triều Đình kí hiệp ước Nhâm Tuất với Pháp => Thừa nhận sự chiếm đóng của Pháp ở sáu tỉnh Nam Kì, Việt Nam mất 1 phần quyền lãnh thổ, ngoại giao, thương mại.
- Năm 1882, Pháp chiếm Bắc Kì lần II, Triều đình tổ chức chống trả ( Hoàng Diệu) nhưng ko thành => Hà Nội và nhiều tỉnh Bắc Kì lại bị chiếm.
- Năm 1883, Pháp đánh chiếm kinh thành Huế, Triều đình đầu hàng, kí Hiệp ước Hắc -Măng (Harmand) => Thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc và trung Kì.
- Năm 1884, Triều đình kí hiệp ước Patonot với Pháp => Chấm dứt sự tồn tại của triều đình Phong Kiến nhà Nguyễn với tư cách 1 quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến.
Làm luôn cho bạn tham khảo đáp án...