Sử 8 [ Lịch Sử 8] Đề thi cuối năm

V

violympicdhks

các bạn ko đi ôn để thi à....................................................................................
 
M

monokuru.boo

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ 8 HKII
Câu 1: Tổ chức bộ máy Nhà nước do thực dân Pháp dựng lên ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ? Nhận xét về bộ máy đó ?
• Trả lời:
+ Tổ chức bộ máy Nhà nước: (sgk)
+ Nhận xét:
- Bộ máy chính quyền từ trung ương đến cơ sở đều do người Pháp chi phối, với tay xuống tận vùng nông thôn.
- Kết hợp giữa nhà nước Thực dân và quan lại Phong kiến  Mục đích: Muốn biến Đông Dương thành 1 tỉnh của Pháp, xóa tên Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia trên bản đồ thế giới.
Câu 2: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam bao gồm các giai cấp, tầng lớp nào? Nêu đặc điểm xuất thân, thái độ đối với cách mạng giải phóng dân tộc của cá giai cấp, tầng lớp đó?
• Trả lời:
+ Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, đô thị Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều.
+ Xuất hiện các tầng lớp và gia cấp mới trong xã hội.
- Tầng lớp tư sản đầu tiên xuất hiện. Họ là những ông chủ, chủ xưởng thủ công, chủ xí nghiệp, chủ đại lí, chủ hãng buôn bán, họ là những nhà thầu, khoán, …
- Giai cấp tư sản bị tư bản Pháp chèn ép. Họ bị chính quyền thực dân kìm hãm nên bước đầu họ có ý thức đấu tranh vì độc lập dân tộc.
- Tiểu tư sản thành thị xuất hiện. Họ là các chủ xưởng thủ công nhỏ, chủ các hãng buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp va những người làm nghề tự do.
- Tầng lớp công nhân xuất hiện. Phần lớn học xuất thân từ nông dân, làm việc trong các hầm mỏ, xí nghiệp, đồn điền với đồng lương thấp, đời sống khổ cực. Do vậy họ có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ nhất, chống lại giới chủ để cải thiện đời sống.

Câu 3: Thời gian, người lãnh đạo , chủ trương, hoạt động, kết quả, ý nghĩa của phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, cuộc vận động Duy Tân và phong trào Cống thuế ở Trung Kì ?
• Trả lời:
a) Phong trào Đông Du (1905-1909):
- Nhật Bản là nước duy nhất ở châu Á đi theo con đường Tư bản chủ nghĩa thoát khỏi ách thống trị của Tư bản châu Âu và Mỹ.
- Nhật Bản lại có cùng màu da, cùng nền văn hóa Hán học nên có thể nhờ cậy được.
- Phục Nhật, sợ Nhật, muôn nương nhờ Nhật nên tâm lý chung của nhân các nước châu Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, trong đó có Việt Nam cũng chung tâm lý muôn nương nhờ Nhật.
- Năm 1904, hội Duy Tân được thành lập do Phan Bội Châu đứng đầu với chủ trương dùng bạo động vũ trang đánh Pháp khôi phục độc lập.
- Năm 1905, Phan Bội Châu đã sang Nhật và mục đích cầu viện rồi từ cầu viện chuyển sang cầu học.
- Năm 1905-1908, hội Duy Tân phát động thành viên tham gia phong trào Đông Du, đã đưa 200 học sinh Việt Nam sang Nhật nhằm học tập, đào tạo nhân tài chống Pháp.
- Tháng 9/1908, Pháp bắt tay Nhật, trục xuất những người yêu nước Việt Nam ra khỏi nước Nhật.
- Kết quả: Tháng 3/1909, phong trào Đông Du tan rã, hội Duy Tân ngừng hoạt động.
- Ý nghĩa: Cách mạng Việt Nam bắt đầu hướng ra thế giới, gắn vấn đề dân tộc với vấn đề của thời đại.
- Bài học:
o Chủ trương bạo động là đúng nhưng tư tưởng cầu ngoại viện là sai.
o Cần xây dựng thực lực trong nước, trên cơ sở thực lực mà tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế chân chính (Dựa vào Nhật đánh Pháp, trong khi đó Nhật, Pháp đều là đế quốc, điều đó thể hiện sự ấu trĩ, sai lầm).
b) Phong trào Đông Kinh nghĩa thục (1907):
- Tháng 3/1907, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Lê Đại, Vũ Hoành đã mở trường học ở Hà Nội, lấy tên là Đông Kinh nghĩa thục.
- Nội dung của các bài học là những bài học lịch sử, địa lí, khoa học thường thức, các bài diễn thuyết, bình văn, xuất bản sách, báo; tuyen truyền tinh thần yêu nước.
- Mục đích: Nhằm bồi dưỡng và nâng cao lòng yêu nước, truyền bá nội dung học tập, nếp sống người.
+ Địa bàn:
- Lúc đầu hoạt động ở Hà Nội, sau lan rộng ra các tỉnh Hà Tây, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương .
- Số lượng học sinh lên tới 1000 người.
- Kết quả: Ngày 11/1/1907, thực dân Pháp đã giải tán Đông Kinh nghĩa thục, tịch thu sách vở, tài liệu, bắt giam một số nhà lãnh đạo.
- Ý nghĩa: Tuy thất bại nhưng Đông Kinh nghĩa thục đã góp phần thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tinh thần dân chủ dân tộc, dân quyền và nền văn hóa mới cho dân tộc.
c) Cuộc vận động Duy Tân và phong trào Chống thuế ở Trung Kì (1908):
 Cuộc vận động Duy Tân:
- Diễn ra mạnh nhất ở tỉnh Quảng Nam, Quãng Ngãi và Bình Định.
- Lãnh đạo: Phan Châu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng.
- Hình thức hoạt động: Phong phú (mở trường học, diễn thuyết, tuyên truyền, đả phá các hủ tục phong kiến lạc hậu, đua nhau cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn, đả kích quan lại xấu, cổ động việc mở mang Công – thương nghiệp.
 Phong trào có ảnh hưởng rất mạnh.
 Phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908):
- Năm 1908, do ảnh hưởng của phong trào Duy Tân, một phong trào chống đi phu, đi lính , chống sưu thuế diễn ra rầm rộ ở các tỉnh Trung Kì.
- Thực dân Pháp thẳng tay đàn áp, bắt bớ, tù đày, xử tử nhiều nhà yêu nước trong đó có Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp.
- Kết quả: Phong trào thất bại.
- Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước, năng lực cách mạng của nông dân.
 Tính chất và hình thức của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX mang màu sắc dân chủ tư sản với hình thức bạo động và cải cách.

Câu 4: Quá trình hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước ?
• Trả lời:
+ Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước:
- Tiểu sử: Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19 – 5 – 1890, trong một gia đình trí thức yêu nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Người sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà bị mất vào tay thực dân Pháp , nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào cách mạng nổ ra liên tục, song không đi đến thắng lợi. Tuy khâm phục Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, những Nguyễn Tất Thành không tán thành đường lối hoạt động của họ nên quyết định tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.
- Hoàn cảnh: Đất nước bị Pháp thống trị, các phong trào chống Pháp đều thất bại.
- Những hoạt động:
o Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành từ bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước.
o Năm 1917, Người từ Anh trở lại Pháp tham gia hoạt động của hội những người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri.
o Người tích cực tham gia phong trào Công nhân Pháp và tiếp nhận ảnh hưởng Cách mạng tháng 10 Nga.
 Đây là những điều kiện quan trọng để người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

Câu 5: Nội dung các chính sách kinh tế, văn hóa, giáo dục của Thực dân Pháp trong cuộc Khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở nước ta ?
• Trả lời:
a) Chính sách Kinh tế:
- Nông nghiệp: Thực dân Pháp cướp đoạt ruộng đất, thực hiện chính sách phát canh thu tô.
- Công nghiệp:
o Khai thác than và kim loại.
o Sản xuất xi măng, gạch ngói, gỗ, chế biến lương thực, thực phẩm, … thu được nguồn lợi lớn.
o Xây dựng cách tuyến đường giao thông để dễ dàng bóc lột kinh tế, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
- Thương nghiệp: Thực hiện chính sách độc quyền thị trường Việt Nam.
o Hàng hóa của Pháp nhập vào Việt Nam đánh thuế nhẹ hoặc miễn thuế.
o Đánh thuế nặng hàng hóa của các nước khác vào thị trường Việt Nam.
o Hàng hóa Việt Nam chủ yếu xuất sang Pháp.
b) Chính sách Văn hóa, Giáo dục:
- Đến năm 1919, Pháp vẫn duy trì chế độ Giáo dục ở thời phong kiến.
- Về sau Pháp bắt đầu mở trường học và các cơ sở y tế để đào tạo lớp người bản xứ phục vụ cho công việc cai trị.
- Hệ thống Giáo dục phổ thông được chia làm 3 bậc:
o Bậc Ấu học ở xã, thôn (dạy chữ Hán và Quốc ngữ).
o Bậc Tiểu học ở phủ, huyện (dạy chữ Hán, Quốc ngữ, chữ Pháp là môn tự nguyện).
o Bậc trung học ở tỉnh (dạy chữ Hán, Quốc ngữ, chữ Hán là bắt buộc).

Câu 6: Thời gian, nội dung Hiệp ước Nhâm Tuất ?
• Trả lời:
- Thời gian: Ngày 5/6/1862, triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất, thừa nhận quyền cai quản của Thực dân Pháp ở 3 tỉnh Miền Đông và đảo Côn Lôn.
- Nội dung: Triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn; mở 3 cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán; cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây; bồi thường cho Pháp khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc; Pháp sẽ “trả lại” thành Vĩnh Long cho triều đình buộc dân chúng ngừng kháng chiến.

Câu 7: Nguyên nhân Pháp xâm lược nước ta ?
• Trả lời:
- Khách quan: Giữa thế kỉ XIX, các nước Tư bản Phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước Phương Đông để mở rộng thị trường, vơ vét nguyên liệu.
- Chủ quan:
o Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên.
o Chế độ phong kiến ở Việt Nam đang rơi vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu.



 
Top Bottom