Sử 8 [Lịch Sử 8] Đề kiểm tra

G

gunku

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1 nguyên nhân, diễn biến cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế 7-1885.
2 Tại sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương.
3 So sánh thái độ của triều đình nhà Nguyễn đối với nhân dân từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược đến khi triều đình nhà Nguyễn chính thức đầu hàng.
4 Trình bày diễn biến trận Cầu Giấy lần 1. Cho biết thái độ của Triều đình nhà Nguyễn đối với nhân dân ta sau khi chiến thắng Cầu Giấy lần 1.
 
T

thanhcong1594

1. Nguyên nhân:
Sau hai hiệp ước Hác măng và Patơnốt, phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta tiếp tục phát triển.
Sĩ phu , văn thân yêu nước rất bất bình.
Dựa vào phong trào của nhân dân, phái chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết mạnh tay hành động.
- Diễn biến :
Đêm 4 rạng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết chỉ huy tấn công Pháp ở Tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.Sáng 5/7 Pháp phản công. Quân ta thất bại.Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi lên sơn phòng Tân Sở. 13/7/1885, lấy danh nghĩa Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân chống Pháp cứu nước. Chiếu Cần Vương làm bùng lên phong trào đấu tranh chống Pháp rầm rộ, sôi nổi, quyết liệt

Đúng
 
Last edited by a moderator:
T

thanhcong1594

2 Tại sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương.

Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Trình độ tổ chức quy cũ, gồm 15 quân thứ do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.
- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương.
- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.

.
3 So sánh thái độ của triều đình nhà Nguyễn đối với nhân dân từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược đến khi triều đình nhà Nguyễn chính thức đầu hàng.

• Về Phía Triều Đình:
Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam đúng vào lúc chế độ phong kiến Việt Nam suy tàn. Nước Việt Nam đã suy yếu về mọi mặt nên không còn khả năng chống đỡ trước sức tấn công của tư bản phương Tây. Vì vậy mà nhà Nguyễn sớm có tư tưởng chủ hòa, sợ giặc. cuối cùng dẫn đến thiếu quyết đoán, chỉ đạo đường lối sai lầm.
Xuất phát từ nhận thức khác nhau, một bộ phận vua quan triều đình có cái nhìn thiển cận: nhận định sai lầm về âm mưu của thực dân Pháp xâm lược Việt Nam nên có tư tưởng nghị hòa. Bên cạnh đó, cũng có một số quan lại nhận thức rất rõ về dã tâm của Pháp nên đã kiên quyết chống giặc đến cùng.
Triều đình nhà Nguyễn không thống nhật được quan điểm nên đã ảnh hưởng đến vấn đề thời cơ.( trong quá trình chống Pháp, ta có rất nhiều cơ hội mà hoàn toàn nắm bắt được để tiêu diệt kẻ thù nhưng triều đình Huế đã không làm được điều này.)
Khi đối mặt với kẻ thù triều đình luôn do dự, không có đường lối kháng chiến rõ rang nên cuối cùng đầu hàng giặc từng bước. Vì thế, nhà Nguyễn không thể phát động một cuộc kháng chiến toàn diện, bỏ qua nhiều cơ hội đánh thắng kẻ thù.
Trước sự tấn công của thực dân Pháp, triều đình đã có sự phân hóa:
Phái chủ chiến Phái chủ hòa
Tích cực Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Trước tình thế Pháp ráo riết xâm lược, họ nhận thấy nếu đối mặt ta sẻ thất bại. Đề ra chính sách cải cách mở cửa.
Tiêu cực Không nhận thấy rõ sức mạnh của Pháp. Có một bộ phận không nhận thức được vai trò sức mạnh của mình. Thấy Pháp mạnh thì muốn hòa => chủ hòa trên sách lược.
Trong khi phong trào chống Pháp của quần chúng nhân dân lên cao, phái chủ hòa( đang chiếm ưu thế trong triều đình) lại đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân gây nên làn sóng bất bình trong nhân dân.=> không phát huy được sức mạnh toàn dân về sau.
Trong khi phái chủ chiến kiên quyết chống giặc thì phái chủ hòa nhiều lần phá hoại, gây khó khăn cho hoạt động của phái chủ chiến.
Về Phía Nhân Dân:
Dân tộc ta sớm có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm nên cuộc xâm lược của thực dân Pháp và sự phản bội của triều đình đã vấp phải những phản ứng quyết liệt của nhân dân. Phe chủ chiến đã tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân mà gây áp lực với Pháp, cản trở phe chủ hòa cấu kết với Pháp.
Thái độ của nhân dân từ khi Pháp nổ súng xâm lược đến khi Pháp mở rộng chiếm đóng đều luôn thống nhất, trước sau như một, cả nước sôi sục phong trào đánh Pháp. Trong lúc triều đình Huế hoang mang dao động kí hàng ước thì phong trào đấu tranh của quần chung vẫn diển ra sôi nổi. Trong năm 1862, phong trào chống Pháp dâng cao hầu hết ở các nơi, nhất là ở các tỉnh Định Tường, Gia Định. Điển hình có các cuộc nổi dậy của Trương Định, Đỗ Trình Thoại, Phạm Văn Đạt,…..

4 Trình bày diễn biến trận Cầu Giấy lần 1. Cho biết thái độ của Triều đình nhà Nguyễn đối với nhân dân ta sau khi chiến thắng Cầu Giấy lần 1.

Diễn biến:
Ngày 18 tháng 12 năm 1873, sau khi cử y sỹ Harmand giữ chức quản trị quân sự cùng với 25 lính thủy giữ thành Nam Định, Garnier quay trở về Hà Nội để dự trù một cuộc hành quân phản công ở Phủ Hoài vào ngày 21 tháng 12 năm 1873. Tuy nhiên, vào buổi chiều ngày 19 tháng 12 năm 1873, Garnier phải đón tiếp đoàn thương nghị của triều đình Huế do Trần Đình Túc, Trương Gia Hội cầm đầu cùng với 2 giáo sĩ Gia Tô, Garnier liền niêm yết cáo thị tạm ngừng chiến để thương nghị tìm giải pháp hòa bình.[4] Tới ngày 21 tháng 12, Garnier đang ngồi nghị bàn với phái đoàn của triều đình Huế thì được khẩn báo là quân binh triều đình cùng với quân Cờ đen ở Sơn Tây phối hợp đang tiến đến cổng thành Hà Nội. Garnier dẫn một toán quân ra chặn đánh.[5]

Garnier liền phân công cho Bain mang 30 binh sĩ giữ cửa thành phía Bắc còn tự mình lãnh trách nhiệm chống giữ cổng thành phía Tây. Khoảng 500, 600 quân Cờ đen xuất hiện, đứng đầy trên đường lộ Phủ Hoài. Cách xa ở phía sau nhóm quân Cờ đen là quan binh triều đình Huế. F.Garnier dùng trọng pháo từ trong thành bắn ra gây rối loạn hàng ngũ quân Cờ đen và quan binh triều đình khiến họ phải rút chạy.

F.Garnier liền mang 18 binh sĩ và một khẩu đại bác xông ra cửa thành Đông Nam để truy kích. Trong lúc truy kích, Garnier bị vấp phải một cái hố nhỏ, ngã xuống. Quân Cờ Đen xông ra bao vây giết chết Garnier và một binh sĩ khác rồi mổ bụng, móc tim, cắt đầu hai người mang đi, bỏ xác lại [6] Bốn người đồng đội khác của Garnier cũng bị giết trong cuộc truy kích nầy (gồm có Dagorne, Bonifay, Sorre, và phó chỉ huy Balny). Người ta chỉ tìm thấy xác của Garnier và Dagorne; 5 cái đầu của những người chết bị đưa đi bêu khắp đường phố Hà Nội từ ngày 21 tháng 12 năm 1873 đến ngày 05 tháng 1 năm 1874.[7]

Được tin, Dupuis tức tốc dẫn 40 thuộc hạ để truy kich quân Cờ Đen nhưng không gặt được kết quả nào. Bain de Coquerie tạm quyền thay thế F.Garnier.

Lần sau tóm gọn và đừng copy y nguyên bạn nhé !
 
Last edited by a moderator:
M

manh550

1. Nguyên nhân
- Sau 2 hiệp ước 1883 và 1884,
phe chủ chiến trong triều đình nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp
- Pháp lo sợ, tìm cách bắt cóc những người cầm đầu
Lược đồ kinh thành Huế năm 1885

Diễn biến :
-Rạng sáng 5/7/1885, Tôn Thất Huyết tấn công quân Pháp tại Đồn Mang Cá và Toà Khâm Sứ
-Quân Pháp nhất thời nổi loạn
-Sau đó, nhờ có ưu thế về vũ khí, Pháp phản công chiếm kinh thành Huế.


Oái xin lỗi nhá!! anh won đã nói rồi, mình k nhìn kĩ
tái phạm lần 2 em thật sự xin lỗi! đây là bài copy!

2.vì
+đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn,địa bàn rộng
+thời gian tồn tại 10năm
+tính chất ác liệt,chiến đấu quyết liệt với Pháp và triều đình phong kiến bù nhìn
+tổ chức chặt chẽ,chỉ huy thống nhất
+tự chế tạo được vũ khí,tương đối hiện đại
+nhân dân ủng hộ về vật chất và tinh thần


Có thể tham khảo, do copy nên không xác nhận
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom