Sử 8 [ Lịch Sử 8] Đề kiểm tra

S

sonad1999

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước mới?
Hướng đi của Người có gì mới so vs những nhà yêu nước chông Pháp trước đó?
Câu 2: Nêu 1 số điểm giống và khác nhau giữa các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX về mục đích, lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh.
Câu 3: Nêu tác động của chính sách khai thác thuộc địa đối vs kinh tế xã hội Vệt Nam.
Câu 4: Em có nhận xet gì về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX?
*Mình đang cần gấp, các bạn cố giúp mình nha!!!!
Cảm ơn các bạn nhiều
 
V

vitconxauxi_vodoi

Câu 1:
_Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới vì:
+ Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp.Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh đã nổ ra liên tiếp nhưng thất bại
+ Nguyễn Tất Thành không nhất trí với chủ trương,con đường cứu nước mà các bậc tiền bối đã lựa chọn
+ Nguyễn Tất Thành muốn sang Phương Tây tìm hiểu xem nước Pháp và nước khác làm như thế nào rồi sẽ về giúp đồng bào mình.Tìm hiểu những bí ẩn đằng sau những từ :"Tự do - Bình đẳng - Bác ái"
_Sự khác biệt giữ hướng đi của người với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó:
+ Hướng đi của các nhà yêu nước chống Pháp trước đó là tìm đường cứu nước ở các nước tư bản phương Đông ;lấy Pháp,Nhật để cứu nước
+ Người đi sang phương Tây để tìm hiểu xem vì sao nước Pháp thống trị nước mình và thực chất các từ: "Tự do - Bình đẳng - Bác ái" ,tìm ra con đường để tự cứu lấy nước mình.
.
 
A

abluediamond

Câu 2:

- Giống nhau: đều thể hiện tinh thần yêu nước, chống Pháp giành dộc lập dân tộc ; cuối cùng đều thất bại.
- Khác nhau:
+ Phong trào cuối thế kỉ XIX: chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến (xuất phát từ mục đích của giai cấp phong kiến - tư tưởng quân chủ - trung quân ái quốc) hoặc vì mục đích của nông dân. Hình thức đấu tranh chỉ là vũ trang.
- Phong trào đầu thế kỉ XX: ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản (chống Pháp, lập chế độ dân chủ tư sản). Hình thức đấu tranh, ngoàn hình thức vũ trang còn có cả hình thức ôn hòa, cải cách cả kinh tế, văn hóa, xã hội...

Câu 3:

- Kinh tế: Làm cho nền kinh tế Việt Nam trở nên què quặt, phụ thuộc vào Pháp. Phuơng thức sản xuất TBCN bắt đầu du nhập vào Việt Nam cùng với sự tồn tại của phương thức sản xuất Phong kiến.

- Xã hội: xã hội Việt Nam bắt đầu có sự phân chia giai cấp.

Câu 4:

Nhận xét về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX:

- Có nhiều cuộc nổi dậy, nhưng lẻ tẻ, thiếu sự thống nhất và mang tính địa phương.
- Thành phần chủ yếu là các dân tộc miền núi.
- Thời gian tồn tại ngắn.
- Bị thực dân Pháp dùng nhiều thủ đoạn (đàn áp, mua chuộc, dụ dỗ), dập tắt.
 
Top Bottom