Sử 8 [ Lịch Sử 8] Đề cương ôn thi

C

c.huongcute

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Vì sao cuối thế kỉ XIX các nước đế quốc tranh nhau xâm chiếm Trung Quốc? Kể tên các nước đế quốc xâm chiếm Trung Quốc.
2. Vì sao cuối thế kỉ XIX khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây? Kể tên các quốc gia bị các đế quốc xâ lược.
3. Nêu nguyên nhân và hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).
4. Nên hoàn cảnh ra đời, nội dung và kết quả của chính sách kinh tế mới ở Nga (1921-1925).
5. Trình bày nguyên nhân và hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đối với các nước tư bản Châu Âu?
6. Kinh tế MĨ đã phát triển như thế nào trong thập niên 20 của thế kỉ XX?
7. Vì sao Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933?
8. Trình bày nội dung chủ yếu của chính sách kinh tế mới của Ph.Ru-dơ-ven?
 
N

nguyenbahiep1


câu 7


Ngày 24 – 10 – 1929 đi vào lịch sử nước Mỹ cũng như thế giới tư bản chủ nghĩa với cái tên “ Ngày thứ năm đen tối”. Cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra đầu tiên ở Mỹ, diễn ra trong 4 năm là cuộc khủng hoảng kéo dài nhất, tàn phá nặng nề nhất và để lại hậu quả tai hại nhất trong lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản, nó bao trùm tất cả các ngành của nền kinh tế và lôi cuốn tất cả các nước trên thế giới.
Nguyên nhân :
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản. Đó là cuộc khủng hoảng sản xuất “ thừa”, bởi vì sự sản xuất bừa bãi, ồ ạt chạy theo lợi nhuận trong những năm ổn định của chủ nghĩa tư bản 1924-1929 đã dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu, hàng hoá ế thừa trước sức mua quá thấp của xã hội.
Diễn biến :
Tháng 9-1929, cuộc khủng hoảng bắt đầu từ nước Mĩ, là nước tư bản giàu nhất. Sản lượng công nghiệp ở Mĩ giảm 50%, trong đó gang, thép sụt xuống 75%, ô tô giảm 90%, 11500 xí nghiệp nhỏ và cả những xí nghiệp lớn bị phá sản. Nông thôn cũng bị tác động mạnh mẽ.
Để nâng cao giá hàng hoá và thu nhiều lời, các nhà tư bản kếch sù đã tiêu huỷ hàng hoá : cà phê, sữa, lúa mì, thịt, ...v.v... bị đốt hay đổ xuống biển chứ không được bán giá hạ.
Cuộc khủng hoảng lan rộng đến các nước tư bản chủ nghĩa khác. Ở Anh, sản lượng gang năm 1931 sụt mất 50% , thép cũng sụt gần 50% , thương nghiệp sụt 60%. Ở Pháp, cuộc khủng hoảng bắt đầu từ cuối năm 1930 và kéo dài đến năm 1936, sản lượng công nghiệp giảm 30%, nông nghiệp 40%, ngoại thương 60%, thu nhập quốc dân 30%. Ở Đức, đến năm 1930, sản lượng công nghiệp giảm 77%. Ở các nước Ba Lan, Ý, Ru-ma-ni, Nhật, ... đều có khủng hoảng kinh tế.
Giải pháp:
Để cứu vãn tình hình, chính phủ các nước tư bản thi hành một số chính sách như đánh thuế nhập cảng nặng để hạn chế hàng hoá nước ngoài vào, lấy tiền trong ngân quỹ nhà nước trợ cấp cho các nhà tư bản.
Ở Mỹ. ban đầu, các nhà hoạch định chính sách cố gắng khôi phục lòng tin cho thị trường bằng các bài phát biểu trấn an người dân, tổng thống Herbert Hoover làm yên lòng người Mỹ rằng kinh tế nước này vẫn tiến triển tốt.
Mọi thứ chỉ thay đổi sau khi tổng thống Franklin D Roosevelt lên làm tổng thống năm 1932, chính phủ can thiệp vào để khởi động lại chương trình trợ cấp thất nghiệp cho người dân, ổn định thị trường bằng cách hạn chế sản xuất, khuyến khích phát triển chương trình an sinh xã hội.
Tuy nhiên, chính quyền của ông Roosevelt không có nhiều thành công trông hồi phục tăng trưởng kinh tế và lòng tin người tiêu dùng vẫn ở mức thấp.
Cuộc Đại Khủng Hoảng kéo dài bất chấp một loạt các biện pháp mới nhằm giảm nhẹ thiệt hại cho người dân, cụ thể là cung cấp thêm việc làm mới, hỗ trợ hay bảo vệ các khoản thế chấp.
Mãi đến đầu Chiến tranh Thế giới thứ Hai, khi chính phủ Mỹ áp dụng lý thuyết kinh tế học Keynes với trọng tâm chính là nêu bật vai trò tăng trưởng tiền lương (để tăng tổng cầu) và vai trò của nhà nước trong việc quản lý nền kinh tế, nền kinh tế mới hồi phục.
Sản lượng sản xuất tăng gấp đôi trong chiến tranh, tình trạng thất nghiệp biến mất khi phụ nữ và người da đen được kêu gọi tham gia vào lực lượng lao động thay cho hàng triệu người đã tham gia vào quân ngũ.
Cuộc khủng hoảng kéo dài trong 4 năm, đến năm 1933 thì chấm dứt.
Hậu quả :
* Cuộc khủng hoảng này đã diễn ra ở tất cả các ngành kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, tài chính (riêng Pháp cuộc khủng hoảng kéo dài đến năm 1936). Đây là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất và trầm trọng nhất trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản.
* Sản xuất công nghiệp: sản xuất công nghiệp của thế giới trung bình giảm 38 % , riêng Mĩ giảm 46%, Đức chịu tốc độ âm 47%, riêng ở Mĩ đã có 13 vạn công ty bị phá sản.
* Tài chính: hàng nghìn nhà băng bị đóng cửa. Riêng ở Mĩ 10 vạn công ngân hàng phá sản chiếm 40% tổng số ngân hàng của thế giới.
* Nông nghiệp: Hàng triệu ha cây trồng đã bị phá. Riêng ở Mĩ có 75% nông trại đã bị phá sản, người ta đã giết hàng triệu con gia súc và đổ xuống biển hàng trăm triệu lít sữa.
* Cuộc khủng hoảng kinh tế đã đẩy nền kinh tế tư bản bước vào tình trạng tiêu điều và gây nên những hậu quả cực kì nghiêm trọng:
• Hàng chục triệu công nhân bị thất nghiệp. Ở Mỹ, năm 1929 có 3% thất nghiệp trong tổng số người lao động, đến năm 1933 đã lên tới 25%. Hàng triệu nông dân bị phá sản, đời sống của những người lao động hết sức cùng cực. Số người có việc làm thì bị giới chủ tăng ngày làm việc, giờ làm và bị giảm lương. Hệ quả của điều đó là sự phản kháng của họ và làm bùng nổ phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân.
• Từ năm 1929 - 1932: trong 15 nước tư bản đã có tới 18 nghìn cuộc bãi công của công nhân với sự tham gia của 8,5 triệu người.
• Khủng hoảng kinh tế đã đe dọa nền thống trị của chủ nghĩa tư bản ở các nước vì vậy đòi hỏi các nước phải tìm con đường để giải quyết hậu quả của khủng hoảng kinh tế.
• Đối với các nước có nhiều thuộc địa như Anh, Pháp, Mĩ thì tìm cách đưa hàng sang các nước thuộc địa hoặc rút vốn đầu tư ở các thuộc địa.
• Đối với các nước có ít thuộc địa như Đức, Nhật thì tìm cách phát xít hóa bộ máy chính quyền, tăng cường chạy đua vũ trang gây lại Chiến tranh thế giới (ở Đức năm 1933, Hít-le lên cầm quyền thiết lập chế độ phát xít. Ở Nhật năm 1936 chính quyền phát xít cũng được thiết lập). Sự ra đời của trục phát xít Ber-lin - Rôma-Tôkyô đã làm cho mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc ngày càng gay gắt làm bùng nổ nguy cơ của cuộc đại chiến thế giới thứ hai.


nguồn google
 
R

r0se_evil_nd98

.

câu 1:
giải thích:
Trung Quốc là thị trường đông dân , tài nguyên khoáng sản phong phú
-Chế dộ Phong kiến Trung Quốc đang khủng hoảng , suy yếu
Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa nên chúng cần nhiều nguyên liệu , thị trường
*)các nước xâm chiếm :
+Đức: chiếm Sơn Đông
+Anh: Châu thổ sông Dương Tử
+Pháp: Vân Nam , Quảng Tây , Quảng Đông
+Nga, Nhật: chiếm vùng Đông Bắc …
câu 3: Nguyên nhân sâu xa:
+ Sự phát triển không đều của các nước đế quốc ,mâu thuẫn giữa các đế quốc về thuộc địa ngày càng gay gắt( trước tiên là giữa đế quốc Anh với đế quốc Đức) là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.
+ Sự tranh giành thị trường thuộc địa giữa các đế quốc với nhau.

Nguyên nhân trực tiếp:
+ Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau.
+ Duyên cớ: 28/6/1914 Hoàng thân thừa kế ngôi vua Áo-Hung bị ám sát tại Bô-xni-a (Xéc bi)
Đến năm 1914, sự chuẩn bị chiến tranh của 2 phe đế quốc cơ bản đã xong. Ngày 28.6.1914, Áo - Hung tổ chức tập trận ở Bô-xni-a. Thái tử Áo là Phơ-ran-xo Phéc-đi-nan đến thủ đô Bô-xni-a là Xa-ra-e-vô để tham quan cuộc tập trận thì bị một phần tử người Xéc-bi ám sát. Nhân cơ hội đó Đức hùng hổ bắt Áo phải tuyên chiến với Xéc-bi. Thế là chiến tranh đã được châm ngòi.

- Ngày 01/08/1914 Đức tuyên chiến với Nga
=> Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng trở thành chiến tranh thế giới
- Ngày 28/07/1914 áo - Hung tuyên chiến với Xecbi
- Ngày 03/08/1914 Đức tuyên chiến với Pháp
- Ngày 04/08/1914 Anh tuyên chiến với Đức
hậu qua:Chiến tranh đã gây nhiều tai họa cho nhân loại: 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương. Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Số tiền các nước tham gia chiến chi phí cho chiến tranh lên tới hoảng 85 tỉ đôla.
Chiến tranh kết thúc đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận. Bản đồ thế giới được chia lại: Đức mất hết thuộc địa; Anh; Pháp, Mĩ mở rộng thêm thuộc địa của mình.
Trong quá trình chiến tranh, phong trào Cách mạng thế giới vẫn không ngừng phát triển, nổi bật là thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga.
 
Last edited by a moderator:
N

ngoc_998

1. Diễn biến và ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga 1917:
a. Diễn biến:
Đêm 24-10 (6-11), Lê-nin đến điện Xmô-nưi trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa.
Ngay đêm đó, quân khởi nghĩa đã chiếm được toàn bộ Pê-tơ-rô-grát và bao vây cung điện
Mùa Đông, nơi ẩn náu của Chính phủ tư sản.
Đêm 25-10 (7-11), Cung điện Mùa Đông bị chiếm, các bộ trưởng của Chính phủ
bị bắt, Chính phủ lâm thời tư sản sụp đổ hoàn toàn.
Tiếp đó, khởi nghĩa gìanh thắng lợi ở Mát-xcơ-va và đến đầu năm 1918, cách
mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười giành thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn.
b. Ý nghĩa:
Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận
của hàng triệu con người ở Nga. Lần đầu tiên trong lịch sử, cách mạng đã đưa những
người lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới – chế độ xã hội chủ nghĩa,
trên một đất nước rộng lớn , chiếm tới 1/6 diện tích đất nổi của thế giới.
Cách mạng tháng Mười đã dẫn đến những thay đổi lớn lao trên thế giới và để lại
nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản, nhân dân lao
động và các dân tộc bị áp bức, tạo ra những điềi kiện thuận lợi cho sự phát triển của
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước.
2. Thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925 – 1941)
Công nghiệp: Thực hiện công nghiệp hóa, đến năm 1936 Liên xô đứng đầu Châu
âu và thứ 2 trên thế giới về sản lượng công nghiệp.
Nông nghiệp: Đã xây dựng được một nền nông nghiệp tập thể hóa, cơ giới hóa có
quy mô sản xuất lớn.
Văn hóa, giáo dục : Thanh toán nạn mù chữ, thực hiện phổ cập giáo dục cho tất cả
mọi người và phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở các thành phố. Các lĩnh vực khoa học tự
nhiên , khoa học xã hội, văn học nghệ thuật cũng đạt được nhiều thành tựu rực rỡ
Xã hội : các giai cấp bóc lột đã bị xóa bỏ, chỉ còn lại hai giai cấp lao động là công
nhâp, nông dân và tầng lớp tri thức mới xã hội chủ nghĩa.
3. Kinh teá Mó nhö theá naøo giöõa hai cuoäc chieán tranh theá giôùi(1918 – 1939)?
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tạo cho nước Mĩ cơ hội thuận lợi để phát triển
kinh tế. Mĩ bước vào thời kì phồn vinh trong thập niên 20 và trở thành trung tâm công
nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.
Cuối tháng 10-1929, nước Mĩ lâm vào khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy. Cuộc
khủng hoảng bắt đầu từ lĩnh vực tài chính, rồi nhanh chóng lan rộng ra các lĩnh vực công
nghiệp và nông nghiệp. Nền kinh tế - tài chính Mĩ bị chấn động dữ dội. Để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, Ph. Ru-dơ-ven – Tổng thống
mới đắc cử cuối năm 1932, đã thực hiện Chính sách mới.
Chính sách mới đã cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mĩ nhưng cũng giải quyết phần
nào khó khăn của người lao động trong thời điểm đó và góp phần làm cho nước Mĩ duy
trì được chế độ dân chủ tư sản.
4. Trình baøy noäi dung chuû yeáu vaø taùc duïng cuûa Chính saùch môùi cuûa Ph.Ru-dô-
ven.
a. Nội dung:
Chính sách mới bao gồm các biện pháp nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi
sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính. Chính phủ Ru-dơ-ven đã ban hành các đạo
luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng với những quy định chặc chẽ,
đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước. Nhà nước tư sản đã tăng cường vai trò của mình
trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo
thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội.
b. Tác dụng:
Chính sách mới đã cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mĩ nhưng cũng giải quyết phần
nào khó khăn của người lao động trong thời điểm đó và góp phần làm cho nước Mĩ duy
trì được chế độ dân chủ tư sản.
5. Kinh teá Nhaät Baûn nhö theá naøo giöõa hai cuoäc chieán tranh theá giôùi (1918 –
1939)?
Sau Mĩ, Nhật Bản là nước thứ hai thu được nhiều lợi và không mất mát gì trong
chiến tranh thế giới thứ nhất. Tuy vậy, nền kinh tế Nhật Bản cũng chỉ phát triển trong
một vài năm đầu sau chiến tranh với tốc độ tăng trưởng không đều, không ổn định, mất
cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp.
Năm 1927, Nhật Bản lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính làm 30 ngân hàng phải
đóng cửa, làm mất lòng tin của nhân dân vào chính phủ.
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế
Nhật Bản. Để giải quyết, giới cầm quyền Nhật Bản tăng cường chính sách quân sự hóa
đất nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.
6. Vì sao chiến tranh thế giới thứ hai bùng nồ? Từ kết cục của cuộc chiến tranh này,
em có suy nghĩ gì?
7.Những sự kiện tiêu biểu cho phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở ba nước
Đông Dương sau chiến tranh thế giới thứ nhất? Nhận xét.
( Hs tự trả lời câu hỏi 6 và 7 ) :khi (175):
 
Top Bottom