Sử 8 [ Lịch Sử 8] Đề cương ôn thi HK II

K

kensawer

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1 / Nêu nội dung của điều ước nhâm tuất 5/6/1862
Câu 2 / Nêu cuộc khởi nghĩa bảy thưa ? nguyên nhân và ý nghĩa lịch sử
Câu 3 / So sánh cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương về : Lãnh đạo , diễn biến , kết quả
Câu 4/ Nêu chính sách kinh tế văn hóa giáo dục của thực dân Pháp dv nước ta trong cuộng khai thác thuộc địa lần thứ nhất
Câu 5 / Xã hội VN trước và sau khi đô thị xuất hiện có nhưng tầng lớp giai cấp nào ? cuộc sống và thái độ chính trị của từng giai cấp
Câu 6/ Nêu các phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất :
+ Phong trào Đông Du
+ Đông Kinh Nghĩa Thục

=>Bạn chú ý cách đặt tiêu đề.Đã sửa.
 
Last edited by a moderator:
C

co_be_ban_diem

C/sách kinh tế:


• Chính sách của thực dân Pháp trong các ngành:
- Nông nghiệp:
+ Đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất.
+ Áp dụng phương pháp bóc lột nhân dân theo kiểu phát canh thu tô.
- Công nghiệp
+ Đẩy mạnh khai thác khoáng sản nhất là than và kim loại.
+ Chỉ tập trung phát triển các ngành sản xuất xi măng, gạch ngói, điện nước, chế biến gỗ, …
- Giao thông vận tải:
+ Xây dựng hệ thống giao thông vận tải.
- Thương nghiệp:
+ Độc quyền thị trường VN
+ Hàng hóa của Pháp vào thị trường Việt Nam chỉ được đánh thuế rất nhẹ hoặc miễn thuế.
+ Hàng hóa củ các nước khác đánh thuế rất cao có khi lên tới 120%.
+ Hàng hóa của Việt Nam chủ yếu là xuất sang Pháp.
- Tài chính:
+ Đánh các thứ thuế mới, chồng lên các loại thuế cũ.
+ Bắt phu đắp đường, đào sông,xây dinh thự , đồn bốt.
 
L

lan_phuong_000

Câu 1 / Nêu nội dung của điều ước nhâm tuất 5/6/1862
Câu 2 / Nêu cuộc khởi nghĩa bảy thưa ? nguyên nhân và ý nghĩa lịch sử
Câu 3 / So sánh cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương về : Lãnh đạo , diễn biến , kết quả
Câu 4/ Nêu chính sách kinh tế văn hóa giáo dục của thực dân Pháp dv nước ta trong cuộng khai thác thuộc địa lần thứ nhất
Câu 5 / Xã hội VN trước và sau khi đô thị xuất hiện có nhưng tầng lớp giai cấp nào ? cuộc sống và thái độ chính trị của từng giai cấp
Câu 6/ Nêu các phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất :
+ Phong trào Đông Du
+ Đông Kinh Nghĩa Thục
.
1. SGK trang 116
2. mình chưa từng nghe đến tên cuộc khởi nghĩa bảy thưa???
3.
* Khởi nghĩa Ba Đình:
+ Căn cứ: Ba Đình thuộc huyện Nga Sơn tỉnh thanh hoá, là chiến tuyến phòng thủ kiên cố đc xây dựng trên ba làng Thượng Thọ, Mậu Thịnh, Mĩ Khê.
+ Lãnh đạo: Phạm Bành và Đinh Công Tráng
+ Thành phân nghĩa quân: Người Kinh, Mường, Thái
+ Diễn biến: Từ 12-1886 --> 1-1887 Nghĩa quân cầm cự trong 34 ngày đêm, giặc dùng súng phun lửa để triệt ha căn cứ, xoá tên ba làng trên bản đồ
* Khởi nghĩa Bãi Sậy:
+ Căn cứ: Bãi sậy (Hưng Yên) đó là vùng đất đầm lầy ở các huyện Văn Lâm, Khoái Châu, Mỹ Hào, Yên Mĩ.
+ Lãnh đạo:
. 1883-->1885 là Đinh Gia Quế
. 1885-->1892 là Nguyễn Thiện Thuật
+ Diễn diến: Từ năm 1883-->1892 nghĩa quân thực hiện chiến thuật đánh du kích, đánh vận động khống chế địch. Giặc nhiều lần bao vây tiêu diệt nghĩa quân nhưng đều thất bại. Tuy vậy lực lượng nghĩa quân bị tiêu hao dần rồi tan rã.
* Khởỉ nghĩa Hương Khê: (bạn tự làm vì đây là khởi nghĩa tiêu biểu nhất mà)
 
K

kingwolrd

Câu 3 / So sánh cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương về : Lãnh đạo , diễn biến , kết quả
câu này bạn nên so sánh như thế này:
Lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa
+ Ba Đình: Phạm Bành, Đinh Công Tráng
+ Bãi Sậy: Đinh Gia Quê --> NGuyễn Thiện Thuật
+ Hương Yên: Phan Đình Phùng, Cao Thắng(sĩ phu văn thân)
Diễn biến(Sgk)
nhưng lưu ý là cuộc khởi nghĩa Hương Yên có 2 giai đoạn rõ rệt so vs các cuộc khởi nghja còn lại
g/đ1 1885-1888 chuẩn bị
g/đ2 1888-1895 chiến đấu
kết quả cả 3 cuộc khởi nghĩa đều thất bại
 
M

my_pe_kute

*Câu 6 ....Phong trào Đông kinh nghĩa thục.
-Được nổ ra vào tháng 3 năm 1907. Do lương văn can, nguyễn quyền, lê đại, vũ hoành...sáng lập nên. Chương trình học gồm các môn "địa lí, lịch sử, khoa học thường thức". Ngoài ra còn tổ chức các buổi bình văn, xuất bản sách báo, các hoạt động nhằm bồi dưỡng lòng yêu nước, truyền bá học tập và nếp sống mới. phong trào từ Hà Nội được mở rộng ra Hà Đông, Sơn tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình... Số h/s lên đến 1000 ng.
-Pháp thấy vậy nên lo ngại. Kết quả:Tháng 11/1907, Pháp ra lệnh thu sách vở, tài liệu và đồ dùng học tập của trường. Lương Văn Can, Hoàng Tăng Bí, Vũ hoành...bị bắt.
-Ý Nghĩa:Cổ vũ cách mạng, phát triển văn hoá, ngôn ngữ của dân tộc.
.....Phong Trào Đông Du:
-Nhật bản là một nước cùng màu da, cùng văn hoá (Hán Học), lại đi theo con đường tư bản chủ nghĩa châu Âu, đã giàu mạnh lên và đánh thắng đế quốc Nga (1905) =>Nên một số ng đã đón nhận con đg cứu nước dân chủ Tư Sản, Là: dựa vào Nhật Bản.
-Để thực hiện ý đồ trên, các nhà yêu nc' đã lập ra Hội Duy Tân do Phan Bội Châu đứng đầu. Năm 1905, phan bội Châu sang Nhật nhờ họ giúp khí giới, tiền bạc nhằm đánh ng Pháp. Và nhận được sự giúp đỡ của họ là đào tạo cán bộ cho cuộc bạo động. Hội phát động thành viên tham gia phong trào.
-Lúc đầu, phong trào khá thuận lợi nhưng đến tháng 9/1908 thực dân pháp câu kết vs nhật nhằm trục xuất các nhà yêu nước Việt Nam.
-Tháng 3/1909, Phan Bội Châu phải rời khỏi Nhật bản =>phong trao Đông du tan rã=>Hội Duy tân ngừng hoạt động.
 
C

co_be_ban_diem

Hệ thống lại thành bảng câu cuối:
hocmai1.jpg
 
D

duyandmichael

h/ư Nhâm Tuất 1862:
- Triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì ( Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn lôn.
- Mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.
- Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.
- Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến.
 
Top Bottom