Sử 8 [ Lịch Sử 8] Đề cương ôn tập cuối HK II

K

kakaran01

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1:
- Hãy trình bày hoàn cảnh, nội dung, con đường yêu nước chống Pháp của Phan Bội Châu. Qua đó hãy rút ra bài học kinh nghiệm.

Câu 2:
- Em hãy trình bày chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân pháp. Chính sách khải thác thuộc địa đố đã làm cho xã hội VN biến đổi như thế nào ?



Cần giúp nhá :D, để khó quá :-SS
 
L

leo345

MÌNH KHÔNG CHẮC LẮM ĐÂU
CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT CỦA PHÁP Ở VIỆT NAM :
thuật ngữ sử học để chỉ quá trình khai thác thuộc địa Đông Dương của thực dân Pháp từ 1897 đến hết Chiến tranh thế giới I (1914 - 18). Do toàn quyền Đông Dương Đume (P. Doumer) vạch kế hoạch ngày 22.3. 1897, gồm 7 điểm: thiết lập bộ máy cai trị; lập hệ thống thuế khoá mới; xây dựng các thiết bị kinh tế: đường sắt, đường bộ, sông đào, bến cảng; phát triển công cuộc thực dân của Pháp và sử dụng lao động bản xứ; tổ chức phòng thủ Đông Dương, lập căn cứ hải quân; đảm bảo an ninh vùng biên giới phía bắc Bắc Kỳ; mở rộng ảnh hưởng của Pháp ở Viễn Đông. Chương trình đã được Đume và những toàn quyền kế tiếp vừa thực hiện, vừa bổ sung, điều chỉnh cho thích hợp với điều kiện chủ quan, khách quan của từng thời điểm cụ thể. Kết quả: văn hoá, khoa học và kĩ thuật phương Tây từng bước du nhập vào Đông Dương; một nền công nghiệp mới ra đời trên nguyên tắc "không phương hại đến nền công nghiệp chính quốc"; nhiều trung tâm đô thị lớn, nhỏ xuất hiện; nhiều công ti tư bản khai thác, kinh doanh được thành lập và hoạt động trong các ngành: hầm mỏ, điện - nước, cầu - cống, giao thông vận tải, xuất - nhập khẩu, ngân hàng - tài chính, điện tín - điện thoại - bưu điện; nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học phục vụ cho chính sách khai thác được thành lập: Sở Địa lí, Sở Địa chất, Viện Hải dương học, Viện Pastơ (Pasteur), Trường Viễn Đông Bác cổ; cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn được xây dựng và củng cố; tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai - Vân Nam xây dựng xong từ 1910; tuyến đường sắt xuyên Đông Dương cơ bản hoàn thành, 16 tuyến đường bộ được gọi là "đường thuộc địa" đã hoàn thành, chính sách cải tạo lớp trí thức "cựu học" nhằm phục vụ lợi ích của chế độ thực dân được thi hành. Bộ mặt xã hội Việt Nam nói riêng, Đông Dương nói chung có nhiều biến đổi về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, lối sống. Sự phân hoá giai cấp diễn ra sâu sắc: giai cấp địa chủ được củng cố, phát triển; giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng, thương nhân phát triển; một lớp người lao động mới xuất hiện và ngày càng đông trong quá trình hình thành một giai cấp riêng, tiền thân của giai cấp công nhân sau này. Thuộc địa Đông Dương trở thành thị trường tiêu thụ sản phẩm của Pháp; tài nguyên, của cải bị vơ vét; người dân lao động bị đưa đi làm phu đồn điền ở trong nước và ở các thuộc địa khác của Pháp; hàng chục vạn thanh niên bị đưa sang chiến trường Châu Âu trong Chiến tranh thế giới
 
A

abluediamond


Bài viết của bạn khá dài dòng, chỉ cần tóm lược những ý chính, nếu ko bị giáo viên ghi là miên man nữa là :D

Câu 2:

Chương trình khai thác thuộc địa của Pháp:

- Hoàn cảnh lịch sử:
+ Sau khi bình định xong về quân sự, Pháp bắt đầu khai thác thuộc địa (1897 - 1914)

- Mục đích:
+ Khai thác nguồn tài nguyên phong phú.
+ Bóc lột nguồn nhân công rẻ mạt.
+ Biến Việt Nam thành nguồn tiêu thụ hàng hóa của Pháp.

- Nội dung:
+ Nông nghiệp: tiến hành cướp ruộng đất của nông dân để lập đồn điền.
+ Công nghiệp: chủ yếu khai thác mỏ, nhất là mỏ than. Ngoài ra bắt đầu hình thành những cơ sở công nghiệp chế biến.
+ Giao thông vận tải: chú ý phát triển để phục vụ cho công cuộc khai thác và mục đích quân sự.
+ Thương nghiệp: độc quyền xuất nhập khẩu. Hàng hóa ở Pháp chiếm 37% số lượng hàng nhập khẩu. Tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam gần 1 tỷ đồng

- Hệ quả: Làm cho kinh tế Việt Nam bị què quặt, ngày càng lệ thuộc vào chính quốc.

- Tác động:
+ Phương thức sản xuất TBCN bắt đầu du nhập vào Việt Nam cùng với sự tồn tại của phương thức sản xuất PK.

+ Xã hội Việt Nam bắt đầu có sự phân chia giai cấp.

Câu 1:

- Mình khá lười nên bạn có thể coi SGK để biết.

Kinh nghiệm:
- Phải tự lực cánh sinh.
- Ko nên ỷ lại vào các lực lượng bên ngoài
 
Top Bottom