Sử 8 Pháp ở Việt Nam

C

chi_ny

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam? Tại sao Pháp chọn Đà Nẵng là điểm tấn công đầu tiên vào Việt Nam?

2. Hãy trình bày những sự kiện lớn về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884?
3. Nguyên nhân làm cho nước ta trở thành thuộc địa của Pháp (lưu ý thái độ và trách nhiệm của triều đình Huế)
4. Trình bày nguyên nhân bùng nổ cuộc khời nghĩa Yên Thế? Khởi nghĩa Yên Thế có những điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
5. Nhận xét chung về phong trào yêu nước VN đầu thế kỉ XX?
6. Hãy nêu những chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã tác động ở VN? Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã tác động như thế nào đến kinh tế, xã hội VN cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
Cí câu 3 trách nhiệm của triều đình Huế mình hẻm pek nói sao nữa? :-SS
 
I

infinite_dragon

Dễ ẹc mà bạn :

1.Vì nền kinh tế tư bản Pháp phát triển --> cần tài nguyên, thị trường, thuộc địa
Pháp chọn Đà Nẵng bởi vì Đà Nẵng gần với Huế để đe doạ triều đình để "đánh nhanh thắng nhanh"

2.Các diễn biến chính:
a/1/9/1858, Pháp nổ súng phát động cuộc chiến xâm lược Việt Nam
b/24/2/1861, Pháp chiếm 3 tỉnh : Định Hoà, Biên Hoà và Vĩnh Long
c/5/6/1862, Kí hiệp ước Nhâm Tuất với Pháp
d/24/6/1867, Pháp chiếm thêm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì
e/20/11/1873, Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất
f/15/3/1874, Thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp
g/3/4/1882, Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần 2
h/25/8/1883, Kí hiệp ước Hác-măng
i/6/6/1884, Kí hiệp ước Pa-tơ-nốt, chấm dứt triều đại nhà Nguyễn

3.Vì triều đình Huế chủ trương thương lượng mà không đánh mặc dù lực lượng nhân dân mạnh --> Nước ta thua là vì triều đình Huế bảo thủ không chịu đánh

4. Nguyên nhân : Để bảo vệ cuộc sống của mình khi thực dân Pháp đánh Yên Thế
Khác biệt :
- tồn tại lâu hơn
- thành phần lãnh đạo dũng cảm , mưu trí , trung thành , tận tuỵ , đồng cam cộng khổ cùng nghĩa quân
- Khởi nghĩa Yên Thế không nằm trong phong trào cần Vương
- Đánh cả triều Nguyễn

5.Nói chung các phong trào yêu nước sôi sục trong khoảng thời gian từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở nước ta phản ánh và nối tiếp truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử. Nhưng đứng trước kẻ thù mới, các phong trào đấu tranh đó đều thất bại, nguyên nhân chủ yếu là chưa tìm được con đường cứu nước đúng đắn, chưa có một lực lượng xã hội, một giai cấp tiên tiến và một tổ chức cách mạng chặt chẽ đủ sức lãnh đạo phong trào. Cách mạng Việt Nam đứng trước sự bế tắc và khủng hoảng về đường lối cứu nước.

6. Chính sách : - Nông nghiệp: Ra sức cướp đoạt ruộng đất: ở Bắc Kì, tính đến năm 1902, Pháp chiếm 182.000 ha, ở Nam Ki`, Giáo hội chiếm 1/4 ruộng đất.
- Công nghiệp: chú ý khai thác mỏ để xuất khẩu kiếm lời (năm 1912, sản lượng than gấp 2 lần năm 1903; năm 1911, khai thác hàng vạn tấn quặng các loại). Các ngành công nghiệp nhẹ (không có khả năng cạnh tranh với Pháp) được xây dựng như sản xuất xi măng, gạch, ngói, điện, nước…
- Thương nghiệp: độc chiếm thị trường, nguyên liệu và thu thuế. (hàng hoá Pháp nhập vào Việt Nam chỉ đánh thuế rất nhẹ, của các nước khác có khi đến 120%); ở Việt Nam chúng đặc biệt đánh thuế rất nặng: thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện.
- Giao thông vận tải: mở mang đường xá, cầu cống, bến cảng…để vận chuyển và vươn tới các vùng nguyên liệu…(còn để dễ hành quân đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân)

1. Những chuyển biến về kinh tế
-Mục đích: Vơ vét sức người, sức của nhân dân Đông Dương đến tối đa.
-Các chính sách:
+Nông nghiệp: Đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất.
+Tập trung khai thác than và kim loại, ngoài ra còn tập trung vào một số ngành khác như xi măng, điện nước...
+ Thương nghiệp: độc chiếm thị trường, nguyên liệu và thu thuế.
+Giao thông vận tải: xây hệ thống giao thông vận tải để tăng cường bóc lột.
-Tác động:
+Tích cực: Những yếu tố của nền sản xuất TBCN được du nhập vào Việt Nam, so với nền kinh tế phong kiến, có nhiều tiến bộ, của cải vật chất sản xuất được nhiều hơn, phong phú hơn.
+Tiêu cực:
Tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam bị bóc lột cùng kiệt
Nông nghiệp dậm chân tại chỗ, nông dân bị bóc lột tàn nhẫn, bị mất ruộng đất.
Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
2. Những chuyển biến về xã hội
-Giai cấp địa chủ phong kiến: Từ lâu đã đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước.
- Giai cấp nông dân: số lượng đông đảo nhất, học bị áp bức bóc lột nặng nề cuộc sống của họ khổ cực, nông dân sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành được độc lập và ấm no.
- Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX xuất hiện nhiều đô thị mí: Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn- Chợ Lớn...
- Tầng lớp tư sản: Là các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn bán...bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép.
-Tiểu tư sản thành thị: Là chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do
- Công nhân : Xuất thân từ nông dân, làm việc ở đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống bọn chủ để cải thiện điều kiện làm việc và đời sống.

Vậy được không ?
 
C

chi_ny

Bạn làm sót nhiều lắm á, cô mình ra đề cương z mà khi giải ra kêu giải thích tùm lum nên mình mới tham khảo ý kiến các bạn đó T_T
 
T

tranquockhaj

************************************************************************************************
 
I

infinite_dragon

Thì đành zậy thôi chứ sao h ?
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
 
R

ra_ka_zinzen

3.triều đình nguyễn không kiên quyết chống pháp ngay từ đầu, nhượg bộ, bảo vệ triều đình phong kiến thối nát, ra tay đàn áp nhân dân
4.khác biệt:thành phần tham gia và lãnh đạo: đều là nông dân
nguyên nhân nổi dậy: bvệ cuộc sống
(chíu ý:đây chỉ là 1 số bổ sung)
 
D

duyandmichael

Câu 1: Còn thiếu một ý nhỏ nữa: Đà Nẵng là nơi có cảng nước sâu, dễ dàng cho tàu lớn vận chuyển quân lực từ Pháp vào Việt Nam.!! Bổ sung ý này, quan trọng lắm!
 
T

tienanh78989

các bạn trả lời nhiều thế cho tớ trả lờí với nhớ gửi tin nhắn cho tớ nha
 
D

dieuanh_23111998

mình bổ sung câu một nhé
- Pháp xâm lược Việt Nam vì:
+ Về phía VN: nhiều tài nguyên, có vị trí địa lí quan trọng, chính quyền phong kiến mục nát.
+ Về phía Pháp: là một nước tư bản nên rất cần nhiều tài nguyên làm nhiên liệu, cần nhiều thị trường và thuộc địa
- Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm tấn công đầu tiên vì Pháp định sau khi chiếm được Đà Nẵng sẽ đem quân đánh thẳng vào kinh thành Huế buộc nhà Nguyễn đầu hàng.

đó là ý kiến của mình, nếu thấy hay các bạn thanks nhé
:):):):)
 
B

bin_chelsea13

ý 1 còn thiếu là dùng nước ta làm bàn đạp để xâm chiếm các nước đông dương nữa nha
 
W

woonopro

Câu 1: vì sao pháp xâm lược Việt Nam ? Tại sao pháp chọn đà nẵng là điểm tấn công đầu tiên
- Trong giai đoạn này, Pháp cùng các tư bản phương tây đang trong quá trình phát triển, nhu cầu cao về nguyên liệu và thị trường => các nước TB đặc biệt là Pháp phải chạy sang xâm chiếm thị trường châu Á
- Giữa thế kỷ 19, Việt Nam là 1 nước có chế độ phong kiến suy yếu, nhưng lại giàu tài nguyên, nguyên liệu và có vị trí chiến lược quan trọng. Đây là món mồi ngon cho các nước tư bản
* Pháp chọn đà nẵng: Bởi đà nẵng là nơi có cảng biển rộng lớn, là đầu mối giao thông Bắc Nam, sau khi hoàn thành kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh ở Đà Nẵng thì pháp có thể tiến đánh cả Kinh thành huế
 
A

anfagaboss@gmail.com

1.*Pháp xâm lược Việt Nam vì:
-Việt Nam có vị trị thuận lợi,giàu tài nguyên thiên nhiên.
-Chế độ phong kiến của Việt Nam suy yếu.
-Chiếm Việt Nam là bàn đạp để thôn tính các nước Lào,Campuchia và tiếp cận Trung Quốc.
-Mở rộng thị trường,biến người dân Việt nam thành nô lệ để phục vụ lợi ích của mình.
*Chọn Đà Nẵng là vị trí tấn công đầu tiên vì:
-Sau khi chiếm Đà Nẵng Pháp có thể tấn công kinh thành Huế.
-Đà Nẵng là cảng nước sâu thuận tiện cho việc đưa tàu chiến,vận chuyển vũ khí và quân lực.b-(b-(b-(
 
Top Bottom