.
câu 4:
Điều kiện ra đời Cách mạng công nghiệp ở Anh
Về tự nhiên, Anh có nhiều mỏ
than,
sắt và các mỏ này lại nằm gần nhau, điều đó rất thuận lợi về mặt
kinh tế khi khởi đầu cuộc cách mạng công nghiệp.
Về nguyên liệu, Anh có thuận lợi là nguồn
lông cừu trong nước và
bông nhập từ
Mĩ, đó là những nguyên liệu cần thiết cho ngành
dệt.
Các dòng
sông ở Anh tuy không dài nhưng sức chảy khá mạnh, đủ để chạy các máy vận hành bằng sức nước.
Hải cảng Anh thuận lợi để đưa hàng hóa đi khắp thế giới.
Về mặt xã hội, giai cấp quí tộc Anh sớm tham gia vào việc
kinh doanh và họ trở thành tầng lớp quí tộc mới, có quyền lợi gắn liền với
tư sản, có cách nhìn của tư sản.
Nhu cầu về lông cừu đã dẫn tới phong trào đuổi những người
nông dân ra khỏi ruộng
đất để các nhà quí tộc biến
đất đai đó thành đồng cỏ nuôi cừu. Lực lượng nông dân bị dồn đuổi ra khỏi ruộng đất đã cung cấp một lượng lớn lao động cho các
công trường thủ công ở các
thành thị.
Thành tựu của Cách mạng công nghiệp
Năm 1733
John Kay đã phát minh ra "thoi bay".
Phát minh này đã làm người thợ dệt không phải lao thoi bằng tay và
năng suất lao động lại tăng gấp đôi.
Năm 1765
James Hagreaves đã chế được chiếc xa kéo sợi kéo được 8 cọc sợi một lúc. Ông lấy tên con mình là Jenny để đặt cho máy đó.
Năm 1769,
Richard Arkwright đã cải tiến việc kéo sợi không phải bằng tay mà bằng súc vật, sau này còn được kéo bằng sức nước.
Năm 1785, phát minh quan trọng trong ngành
dệt là máy dệt vải của linh mục
Edmund Cartwright. Máy này đã tăng
năng suất dệt lên tới 40 lần.
Phát minh trong ngành dệt cũng tác động sang các ngành khác. Lúc bấy giờ, các nhà máy dệt đều phải đặt gần sông để lợi dụng sức nước chảy, điều đó bất tiện rất nhiều mặt. Năm 1784,
James Watt phụ tá thí nghiệm của
trường Đại học Glasgow (
Scotland) đã phát minh ra
máy hơi nước. Nhờ phát minh này, nhà máy dệt có thể đặt bất cứ nơi nào. Không những thế phát minh này còn có thể coi là mốc mở đầu quá trình
cơ giới hóa.
Ngành
luyện kim cũng có những bước tiến lớn. Năm 1784
Henry Cort đã tìm ra cách luyện sắt "puddling". Mặc dù phương pháp của Henry Cort đã luyện được
sắt có chất lượng hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về độ bền của máy móc. Năm 1885,
Henry Bessemer đã phát minh ra lò cao có khả năng luyện
gang lỏng thành
thép. Phát minh này đã đáp ứng được về yêu cầu cao về số lượng và chất lượng thép hồi đó.
Cách mạng cũng diễn ra trong ngành
giao thông vận tải. Năm 1814, chiếc
đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước đã ra đời. Đến năm 1829, vận tốc xe lửa đã lên tới 14 dặm/giờ. Thành công này đã làm bùng nổ hệ thống đường sắt ở
châu Âu và
châu Mĩ.
Năm 1807,
Robert Fulton đã chế ra tàu thủy chạy bằng hơi nước thay thế cho những mái chèo hay những cánh buồm.
Những hệ quả của Cách mạng công nghiệp
Nhiều
khu công nghiệp xuất hiện, dân tập trung ra các thành thị ngày một nhiều dẫn tới quá trình
đô thị hóa thời cận đại. Nhiều đô thị với dân số trên 1 triệu người dần hình thành.
Giai cấp vô sản cũng ngày càng phát triển về số lượng. Với điều kiện sống cực khổ lúc đó, mỗi ngày lại phải làm việc từ 12 đến 15 giờ nên những cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đã sớm nổ ra.
Năm 1811 - 1812, ở Anh đã nổ ra phong trào đập phá máy móc. Đó là một biểu hiện đấu tranh bộc phát.
Bãi công là một vũ khí đấu tranh phổ biến của giai cấp vô sản. Nhiều cuộc bãi công cũng đã nổ ra. Ở Anh, 1836 - 1848 còn nổ ra
phong trào Hiến chương.
Quyết liệt hơn, ở
Pháp,
Đức còn nổ ra những cuộc khởi nghĩa. Năm 1831 - 1834 tại
Lyon (Pháp) và
Sơlêdin[
cần dẫn nguồn] (Đức) đã nổ ra những cuộc khởi nghĩa. Những cuộc đấu tranh này chứng tỏ giai cấp vô sản đang trở thành lực lượng
chính trị độc lập, đòi hỏi thay đổi sự thống trị của
giai cấp tư sản.