Sử 8 [Lịch sử 8] câu hỏi

L

liverpool8

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) Em hãy cho biết tình hình triều đình Huế sau 2 hiệp ước 1883-1884. Trình bày diễn biến, kết quả của cuộc phản công kinh thành Huế tháng 7/1885
2)Em biết gì về phong trào Cần Vương
3)Cuộc KN Hương Khê tại sao nói nó là cuộc KN tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
4)Em có nhận xét gì về phong trào chống Pháp cuối TK19
:-SS:-SS:-SS

chú ý tiêu đề [môn+lớp]+ND
nhắc nhở lần 1
 
Last edited by a moderator:
C

chaugiang81

3)Cuộc KN Hương Khê tại sao nói nó là cuộc KN tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
vì đây là cuộc khởi nghĩa lớn, có qui mô và trình độ tổ chức cao, chiến đấu bền bỉ, có nhiều chiến công, lãnh đạo đại diện cho văn thân sĩ phu :)
 
T

trucphuong02

Câu 1:
* Triều đình Huế Chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì,cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh_Nghệ_Tỉnh được sáp nhập vào Bắc Kì .Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì,nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế.Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình,nắm cá quyền trị an và nội vụ.Mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì.

* Cuộc phản công kinh thành Huế tháng 7/1885:
- Nguyên nhân:
+ Phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu muốn giành lại chủ quyền từ tay Pháp.
+ Thực dân Pháp lo sợ, tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến.
- Diễn biến:
Đêm 4 rạng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết chỉ huy tấn công Pháp ở Tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.Sáng 5/7 Pháp phản công. Quân ta thất bại.Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi lên sơn phòng Tân Sở. 13/7/1885, lấy danh nghĩa Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân chống Pháp cứu nước. Chiếu Cần Vương làm bùng lên phong trào đấu tranh chống Pháp rầm rộ, sôi nổi, quyết liệt
- Kết quả:
Cuộc tấn công thất bại

Câu 2:
- Ngày 13-7-1885, vua Hàm Nghi ra “chiếu Cần vương”,
kêu gọi văn thân cùng nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước.
Những sĩ phu văn thân yêu nước, có chung nỗi đau với quân chúng lao động, tự động đứng về phía nhân dân chống thực dân Pháp.
- Phong trào Cần vương bùng nổ và lan rộng
+ 1885-1888: Phong trào bùng nổ khắp cả nước, sôi động nhất là các tỉnh ở Trung Kì và Bắc Kì.
+ 1889-1896: Phong trào tiếp tực duy trì, quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô, trình độ tổ chức cao.
- Các cuộc khởi nghĩa:
+ Nghĩa hội Quảng Nam của Nguyễn Duy Hiệu
+ Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895) của Phan Đình Phùng, Cao Thắng ở Hương Khê, Hà Tĩnh.
+ Khởi nghĩa của Nguyễn Xuân Ôn ở Nghệ An
+Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887) của Đinh Công Tráng, Phạm Bành ở Nga Sơn, Thanh Hóa.
+ Khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định.
+ Khởi nghĩa của Lê Thành Phương ở Phú Yên (1885-1887).

Câu 3:
- Thời gian dài nhất: từ 1884 đến 1918
- Địa Bàn hoạt động rộng nhất
- Quy mô lớn nhất
- Lãnh đạo tốt nhất: lãnh đạo là người tài cao có uy tín
- Nhiều phương thức đấu tranh nhất
- Thành phần tham gia đông đất nhất
- Để lại nhiều chiến thắng to lớn nhất
GG



 
Last edited by a moderator:
M

manh550

4.
Người lãnh đạo chủ yếu là các văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước. Nông dân là tầng lớp tham gia đông đảo nhất. Lực lượng của Pháp so với ta có sự chênh lệch lớn. Các cuộc khởi nghĩa diễn ra rời rạc, không thống nhất và đều thất bại. Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt thì phong trào không còn diễn ra sôi nỗi và mạnh mẽ như trước nữa. Phong trào bùng nổ và phát triển sôi nỗi, mạnh mẽ trên cả nước tiêu biểy nhất là Bắc Kì và Trung Kì. Phong trào quy tụ những cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn và trình độ tổ chức cao. Có sự hạn chế về giai cấp lãnh đạo. Thực dân Pháp dễ dàng mua chuộc, dụ dỗ.
 
Top Bottom