Em có nhận xét gì về phong trào của công nhân quoc te the ki 19
Từ sau khi Ph. Ăngghen qua đời (8-1895), kể từ Đại hội lần thứ IV (họp tháng 8-1896 ở Luân Đôn), cơ quan lãnh đạo của Quốc tế thứ hai dần dần rơi vào tay các phần tử cơ hội chủ nghĩa, đứng đầu là E.Bécxtainơ. Họ phủ nhận chuyên chính vô sản, liên minh công nông và tư tưởng về chuyển cách mạng dân chủ tư sản lên cách mạng XHCN, tuyên truyền thuyết ''hòa bình giai cấp'' và thuyết ''chủ nghĩa tư bản hòa bình nhập vào chủ nghĩa xã hội'' v.v... Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, đối lập với những người bônsêvích giữ lập trường chống chiến tranh đế quốc chủ nghĩa, các phần tử cơ hội chủ nghĩa trong Quốc tế thứ hai đã công khai đứng về phía giai cấp tư sản nước họ, ủng hộ cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa. Cũng vì thế khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Quốc tế thứ hai, dưới sự thao túng của các phần tử cơ hội chủ nghĩa, đã không còn đủ uy tín và khả năng lãnh đạo phong trào công nhân quốc tế nữa và bắt đầu bị phân hóa, tan rã.
Ngay từ năm 1914, V.I. Lênin đã nhận thức rõ sự cần thiết phải thành lập một tổ chức quốc tế mới.
Hội nghị Dimmécvan lần thứ nhất (9-1915), Hội nghị Dimmécvan lần thứ hai (4-1916) đã tập hợp những người cách mạng chân chính trong phong trào cộng sản lúc đó, gọi là phái tả Dimmécvan, “đã lên tiếng” chống chiến tranh đế quốc, đòi hòa bình, giành chủ nghĩa xã hội. Đó là mầm mống của Quốc tế thứ ba, mặc dầu các hội nghị Dimmécvan còn có nhiều hạn chế, nhất là không chịu chấp nhận đường lối, chính sách đấu tranh cách mạng triệt để của Lênin và Đảng bônsêvích (biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng, làm thất bại các chính phủ trong cuộc chiến tranh, thành lập Quốc tế mới thay thế Quốc tế thứ hai phản bội). Sau chiến tranh đế quốc (1914 - 1918) và Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, những điều kiện thành lập Quốc tế cộng sản đã chín muồi.
Vì vậy sau khi cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga thành công, Lênin và Đảng bônsêvích đã tích cực tiến hành tập hợp những lực lượng cách mạng vô sản chân chính, tiến tới thành lập một tổ chức Quốc tế mới của giai cấp vô sản. Tháng 1-1918, hội nghị đại biểu các phái tả trong các Đảng Xã hội - dân chủ đã họp ở Pêtrôgrát. Hội nghị đã nêu rõ sự cần thiết phải triệu tập một Hội nghị quốc tế của các chiến sĩ cách mạng vô sản chân chính trên thế giới, đưa ra những điều kiện tham gia hội nghị này - tán thành con đường đấu tranh chống chính phủ đế quốc nước mình, ủng hộ Cách mạng tháng Mười và nước Nga Xô viết. Tháng l-1919, ở Mátxcơva hội nghị của các đại biểu 8 đảng mácxít Nga, Ba Lan, Hunggari, Đức, Áo, Látvia, Phần Lan và Liên hiệp cách mạng Bancăng đã họp dưới sự lãnh đạo của Lênin. Hội nghị đã thông qua lời kêu gọi gồm 15 điểm trình bày đường lối cách mạng đúng đắn của phong trào cách mạng vô sản, chỉ rõ vai trò làm tay sai cho giai cấp tư sản thống trị của bọn xã hội - dân chủ phái hữu và phái giữa, và nêu lên sư cấp thiết phải thành lập Quốc tế cộng sản để lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới trong thời kì mới - thời kì cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc.
Tháng 2-1919, Quốc tế thứ hai họp hội nghị ở Bécnơ (Thụy Sĩ), tìm cách ngăn trở Quốc tế thứ ba thành lập. Nhưng âm mưu của họ đã bị thất bại.
Đại hội thành lập Quốc tế cộng sản được khai mạc ở Mátxcơva và họp từ ngày 2 đến 6-3-1919. Tham dự Đại hội có các đại biểu của l 9 đảng và nhóm, có quan sát viên 15 nước. Mặc dầu bị cản trở, đông đảo các đảng phương Tây đều có đại biểu và lần đầu tiên có các đại biểu của các đảng phương Đông. Các đại biểu của các chính đảng lớn ở phương Tây và phương Đông đều có mặt: Nga, Đức, Áo Hunggari, Ba Lan, Phần Lan, Pháp, Bungari, Mĩ, Trung Quốc, Triều Tiên. Sự có mặt của các đại biểu các nước phương Đông tuy không nhiều nhưng đã chứng tỏ Quốc tế thứ ba chẳng những chỉ là tổ chức của giai cấp công nhân các nước tư bản chủ nghĩa mà còn là tổ chức của quần chúng công nhân và nhân dân lao động các nước thuộc địa và phụ thuộc.
Vấn đề tổ chức Quốc tế thứ ba được thảo luận trước tiên. Lênin đã kiên trì đòi hỏi phải thành lập ngay Quốc tế Cộng sản. Tất cả các đại biểu đều tán thành việc thành lập Quốc tế mới, trừ các đại biểu Đảng Cộng sản Đức. Ngày 4 - 3- 1919, Đại hội tự tuyên bố là Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản, Quốc tế thứ ba.
Đại hội đã thảo luận và thông qua Cương lĩnh của Quốc tế Cộng sản được xây dựng theo những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin do Lênin trình bày. Mở đầu, cương lĩnh vạch rõ thời đại mới đã bắt đầu: “Thời đại mới nảy sinh, thời đại tan rã của chủ nghĩa tư bản, của sự suy sụp bên trong của nó, thời đại cách mạng của giai cấp vô sản''.
Cương lĩnh cũng đã vạch ra đường lối cách mạng triệt để và khoa học của phong trào cách mạng là lật đổ chính quyền tư sản, giành chính quyền vô sản, thiết lập chuyên chính vô sản với sự giúp đỡ của nước Nga Xô viết, tước đoạt tài sản của giai cấp tư sản, xã hội hóa sản xuất và chuyển sang xã hội cộng sản không giai cấp.
Trong Tuyên ngôn gửi những người vô sản toàn thế giới, Đại hội đã kêu gọi giai cấp vô sản quốc tế đấu tranh quyết liệt để thực hiện chuyên chính vô sản. Tuyên ngôn nhấn mạnh: “Nếu như Quốc tế thứ nhất nhìn thấy trước sự phát triển tương lai và phác ra đường đi của nó, nếu như Quốc tế thứ hai đã tập hợp và tổ chức hàng triệu người vô sản lại, thì Quốc tế thứ ba là Quốc tế hành động quần chúng công khai, là Quốc tế thực hiện cách mạng, là Quốc tế việc làm”.
Báo cáo ''Luận cương và báo cáo về chế độ tư sản dân chủ và chuyên chính vô sản của Lênin là báo cáo cực kì quan trọng trong chương trình nghị sự của Đại hội. Lênin đã nhấn mạnh sự cần thiết của chuyên chính vô sản nhằm đè bẹp sự phản kháng của giai cấp bị lật đổ và xây dựng xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Người đã vạch trần luận điệu giả dối của bọn lãnh tụ Quốc tế thứ hai nấp dưới chiêu bài bảo vệ nền ''dân chủ thuấn túy'' hay ''dân chủ nói chung'', để hòng duy trì nền dân chủ tư sản và hò hét chống lại chuyên chính vô sản dưới danh nghĩa chống lại “chuyên chính nói chung”.
Đai hội đã bầu ra một Ban Chấp hành Trung ương của Quốc tế cộng sản.
Trong bài ''Quốc tế thứ ba và địa vị của nó trong lịch sử” viết vào tháng 4-1919, Lênin đã vạch rõ Quốc tế Cộng sản là người thừa kế và người kế tục sự nghiệp của Quốc tế thứ nhất: ''Ý nghĩa lịch sử của Quốc tế thứ ba đối với toàn thế giới là đã bắt đầu đem thực hiện cái khẩu hiệu vĩ đại nhất của Mác, khẩu hiệu tóm tắt cả một thế kỉ tiến bộ của chủ nghĩa xã hội và của phong trào công nhân, tức là khẩu hiệu quy định bởi khái niệm: chuyên chính vô sản.