Sử 8 Lịch sử 8- câu hỏi ôn tập kì II

L

linhcandy3

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1 : Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương ?
Câu 2 : Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
Câu 3 : - Vì sao các quan lại , sĩ phu đưa ra những đề nghị cải cách
- Kể tên những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách ở nửa cuối thế kỉ XIX . Nêu những nội dung chính trong các đề nghị cải cách của họ .
Câu 4 : Nêu chính sách của thực dân Pháp trong các ngành nông nghiệp , công , thương nghiệp , giao thông vận tải và tài chính . Các chính sách trên của Pháp nhằm mục đích gì ?
Câu 5 : Theo em , chính sách văn hóa , giáo dục của Pháp có phải để "khai hóa văn minh" cho người Việt Nam hay không ? Vì sao ?
Câu 6 : Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy cai trị của thực dân Pháp .


Ngày mai mình thi rồi và mình đang cần gấp ạ . Mong các bạn trả lời một cách chặt chẽ để giúp mình đạt điểm cao môn sử . Mình cảm ơn trước ạ :)
 
A

annanguyen1307

trả lời đc hai câu!

Câu 1: Trả lời câu hỏi Vì sao khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương:

- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Trình độ tổ chức quy củ, gồm 15 quân thứ do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy. Mỗi quân thứ gồm 100 - 500 người, phân bố đồng đều trên địa bàn hoạt động.

- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương. Khi khởi nghĩa tan rã cũng là lúc phong trào Cần Vương kết thúc.

- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mộc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.

- Trình độ trang - thiết bị quân sự: cùng kiểu trang phục, được xây dựng công sự, rèn - đúc - chế tạo vũ khí (đặc biệt là súng trường, tích trữ lương thảo...)

- Phương thức tác chiến: đánh du kích và vận động chiến; có sự chỉ huy phối hợp thống nhất và tương đối chặt chẽ nhờ dựa vào vùng rừng núi hiểm trở; biết sử dụng các phương thức tác chiến linh hoạt, phong phú, biết phát huy tính chủ động, sáng tạo khi giáp trận với đối phương.
Câu 2:Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm khác so với những cuộc khởi nghĩa cùng thời :
Mục tiêu chiến đấu không phải là để khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời (khởi nghĩa Yên Thế không thuộc phong trào Cần vương).
- Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa không phải là các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám) : căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo : trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.
- Lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống.
- Về địa bàn : khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng trung du Bắc Kì.
- về cách đánh : nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động...
- Về thời gian : cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất.
- Khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp.
:p:p:p
 
C

cabua266

Cau 3:
Goi y :
*Nguyen nhan ( SGK )
Neu ve tinh hinh dat nuoc bay gio
Tu long yeu nuoc
*Cac si phu yeu nuoc ( SGK)
Neu ten cua the , ngay ,thang, nam ghi ban TAU
Cau 4:
Ve chinh sach ( SKG)
--Muc dich :
+Khai thac triet de tai nguyen Viet Nam
+Kim hang su phat trien cua Viet Nam
+Phat trien kinh te Phap
 
Last edited by a moderator:
P

phamhuy20011801

3, Các quan lại, sĩ phu đưa ra các đề nghị cải cách vì:
- Đất nước đang trong tình trạng nguy khốn (Pháp mở rộng xâm lược; triều đình bảo thủ, lạc hậu: kinh tế kiệt quệ ; mâu thuẫn xã hội gay gắt...).
- Xuất phát từ lòng yêu nước.
- Các sĩ phu là những người thông thái, đi nhiều, biết nhiều, đã từng được chứng kiến sự phồn thịnh của tư bản Âu - Mĩ và thành tựu của nền văn hoá phương Tây.
Kể tên những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách ở nửa cuối thế kỉ XIX. Nêu những nội dung chính trong các đề nghị cải cách của họ :
- Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế (1868): xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định).
- Đinh Vãn Điền (1868) xin đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.
- Nguyễn Trường Tộ (1863 - 1871): đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại. phát triển công, thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục.Ế.
- Nguyễn Lộ Trạch (1877. 1882) : đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
4,
- Trong nông nghiệp, Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.
Chính sách của thực dân Pháp trong các ngành nông nghiệp, công thương nghiệp, giao thông vận tải và tài chính :- Trong nông nghiệp, Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.-Trong công nghiệp, Pháp tập trung khai thác than và kim loại. Ngoài ra, Pháp đầu tư vào một số ngành khác như xi măng, điện, chế biến gỗ...- Giao thông vận tải : Thực dân Pháp xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự.- Về thương nghiệp, Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hoá của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế, nhưng đánh thuế cao hàng hoá các nước khác.- Tài chính : để ra các thứ thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ, nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện...—> Mục đích các chính sách trên của thực dân Pháp là nhằm vơ vét sức người, sức của của nhân dân Đông Dương.
5,Không, vì:
- Pháp duy trì giáo dục phong kiến để thông qua giáo dục nô dịch, ngu dân, tạo ra lớp người chỉ biết phục tùng nhằm dùng người việt trị người Việt. Trường học mở dè dặt, càng lên lớp cao số học sinh càng giảm, nhằm kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu *** để dễ bề cai trị không phải là thực dân Pháp có thực tâm “khai hóa văn minh” cho dân tộc Việt Nam

Sưu tầm từ nhiều nguồn
Bai lam dung ! ban co the tham khao!
 
Last edited by a moderator:
L

leduc22122001

Câu 6: - Bộ máy chính quyền từ trung ương đến cơ sở đều do thực dân Pháp chi phối.
- Kết hợp chặt chẽ giữa nhà nước thực dân với quan lại phong kiến.
 
Top Bottom