Sử 8 [Lịch sử 8]câu hỏi kiểm tra học kì 2

I

i_like_math

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1/ Tại sao Pháp xâm lược nước Việt Nam. Vì sao Việt Nam rơi vào tay Pháp.
2/ Nêu diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê
3/ Nêu sự giống và khác của phong trào Cần Vương và phong trào Tự vũ trang kháng Pháp
4/Trình bày han chế và ý nghĩa của phong trào cải cách Duy Tân
5/Tác động của những chính sách khai thác của Pháp tới kinh tế Việt Nam

chú ý tiêu đề [môn+lớp]+ND
 
Last edited by a moderator:
N

nice_vk

*Giống:
- Mục đích: giải phóng dân tộc
- Hình thức khởi nghĩa vũ trang.
* Khác:
- Phong trào cần Vương:
+ Mục tiêu: khôi phục chế độ phong kiến
+ Lãnh đạo: văn thân sĩ phu yêu nước
+ Địa bàn: địa phương nhất định
+ Thời gian: 1885-1895
- Pt tự vệ vũ trang:
+ mục tiêu: Đánh giặc, giành lại cơm mo áo ấm
+ Lãnh đạo: nông dân, tù trưởng
+ Địa bàn: Hoạt động ở nhiều tỉnh
+ Thời gian: cuối tk XIX- đầu tk XX


Điểm khác nhau bạn tự kẻ bảng nhé...
 
B

bm.stromray

2.Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hương Khê:
Được chia làm 2 giai đoạn
Giai đoạn 1 từ năm 1995-1988:lo tổ chức,xây dựng lực lượng,tự chế tạo vũ khí,trữ lương thảo.....
Giai đoạn 2 từ năm 1988-1995:Là thời kì chiến đấu của nghĩa quân......đẩy lui được nhiều cuộc hành quân càn quét của quân địch.
 
B

bm.stromray

*Giống:
- Mục đích: giải phóng dân tộc
- Hình thức khởi nghĩa vũ trang.
* Khác:
- Phong trào cần Vương:
+ Mục tiêu: khôi phục chế độ phong kiến
+ Lãnh đạo: văn thân sĩ phu yêu nước
+ Địa bàn: địa phương nhất định
+ Thời gian: 1885-1895
- Pt tự vệ vũ trang:
+ mục tiêu: Đánh giặc, giành lại cơm mo áo ấm
+ Lãnh đạo: nông dân, tù trưởng
+ Địa bàn: Hoạt động ở nhiều tỉnh
+ Thời gian: cuối tk XIX- đầu tk XX


Điểm khác nhau bạn tự kẻ bảng nhé...


Em bổ sung nha chị
Mục đích chung là đánh đuổi Pháp
Lãnh đạo của phong trào Cần Vương thiếu Vua Hàm Nghi
Lực lượng của PTCV là quần chúng nhân dân trước tiên là nông dân
Lực lượng của PTVT gồm các tầng lớp khác nhau
Kết quả ý nghĩa:
PTCV:Dấy lên phong trào vũ trang sôi nổi trong nước
PTTVT:Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta,giúp dân tộc ta lựa chọn con đường cứu nước tốt nhất cho dân tộc.
Mục tiêu của PTTVT bổ sung thêm "thực hiện cải cách xã hội theo hướng mới"\\:D/
 
L

leduc22122001

1. * Sự phát triển của CNTB Pháp đòi hỏi phải có thuộc địa để khai thác và bóc lột. Việt Nam là một trong những thị trường đáp ứng yêu cầu này nên từ giữa thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã tiến hành xâm lược Việt Nam.
* Khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta, đáng lẽ triều đình nhà Nguyễn phải cùng nhân dân Việt Nam đứng lên chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp song lại từng bước đầu hàng giặc để nước ta trở thành thuộc địa của Pháp vào cuối thế kỉ XIX
2. Gồm hai giai đoạn:
+ Giai đoạn 11885-1888)
Đây là giai đoạn chuẩn bị, xây dựng lực lượng và cơ sở chiến đấu. Sau một vài trận tập kích và chống càn không hiệu quả, Phan Đình Phùng cho quân rút về làng Phùng Công (Hương Sơn), rồi lại rút lên rừng núi đáng du kích
Đầu năm 1887, thấy thực lực nghĩa quân Hương Khê quá suy yếu, Phan Đình Phùng giao quyền chỉ huy cho Cao Thắng để ra Bắc đến các tỉnh Sơn Tây,Hải Dương,Bắc Ninh,...tìm sự hỗ trợ và liên kết lực lượng.
Ở lại Hà Tĩnh Cao Thắng cùng các chỉ huy khác như Cao Nữu, Cao Đạt, Nguyễn Niên,...đem quân đến làng Lê Động để tổ chức lại lực lượng, luyện quân, xây dựng hệ thống đồn lũy, rèn đúc vũ khí,...
+ Giai đoạn 21889-1896)
Cuối tháng 9 năm 1889 Phan Đình Phùng từ Bắc Kỳ trở về Hà Tĩnh. Nhờ Cao Thắng và các chỉ huy khác, mà lực lượng lúc này đã có khoảng ngàn lính và 500 khẩu súng tốt. Nhận thấy trong công tác chuẩn bị, mọi mặt đều đã khá, Phan Đình Phùng bèn cho mở rộng địa bàn hoạt động ra khắp bốn tỉnh là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình; làm cản trở con đường đi lại Bắc-Nam và công cuộc thôn tính nước Việt của quân Pháp
Đối phó lại, thực dân Pháp cho bố trí nhiều đồn lẻ ở các nơi để phong tỏa từng khu vực và kiềm chế hoạt động của nghĩa quân. Riêng ở Hương Khê, đối phương đã cho lập tới 20 đồn, mỗi đồn có khoảng 30 lính đóng giữ.
Trong những năm từ 1889 đến 1892, nghĩa quân bốn tỉnh trên đã phối hợp và hoạt động mạnh trên một vùng rộng lớn bao gồm Diễn Châu, Yên Thành, Thanh Chương, Nghi Lộc,...để đánh trả và quấy rối quân Pháp. Theo sách Việt sử tân biên, thì nghĩa quân đã tổ chức được 28 trận lớn nhỏ trong giai đoạn này, để tập kích và chống càn quét
 
Top Bottom