Sử 8 [ Lịch sử 8] Cách mạng tháng 10 Nga

S

songthuong_2535

*Vì: Cách mạng tháng 10 Nga chỉ diễn ra trong vòng 10 ngày ngắn ngủi nhưng có ý nghĩa to lớn:

- Những tác động của Cách mạng tháng Mười đối đã làm thay đổi cục diện thế giới - Chế độ mới, nhà nước mới ra đời với lãnh thổ rộng lớn chiếm 1/6 diện tích thế giới, làm cho các nước đế quốc hoảng sợ. Đồng thời, cuộc cách mạng này cũng để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động & các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

- Cuộc cách mạng tháng Mười là hiện thân của giai cấp vô sản, giai cấp bị bóc lột tàn nhẫn, nó đã mang lại cho người dân ngèo ở nước Nga có một cuộc sống ấm no hơn, được đối sử bình đẳng như những người dân khác trên đất nước họ. Nó cũng là một nguồn động lực để thúc đẩy khí phách cho nhiều dân tộc khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam noi theo để lật đổ cường hào ác bá, những tầng lớp khinh người như rác, những chủ nghĩa thực dân để giành lấy sự độc lập, tự do, bình đẳng và xóa bỏ kiếp nô lệ, tôi đòi.
 
M

muctim.eazy.vn

câu hỏi sử 8 cần được giải đáp

1.Diễn biến cách mạng tháng hai 1917 ở Nga? Ý nghĩa? Vì sao nói đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới?
2.Diễn biến và ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga 1917?
3.Tại sao năm 1917 ở Nga lại có 2 cuộc cách mạng ?
4.Nội dung chính sách kinh tế mới của Lê nin và đảng Bôn sevic ( NEP)? Tác dụng của nó?
5.Sự phát triển kinh tế của Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX? Nguyên nhân?
6.Vì sao kinh tế Mĩ rơi vào khủng hoảng 1929-1933? Nội dung chính sách kinh tế mới của Ru dơ ven? Tác dụng?
7.Sự phát triển kinh tế của Nhật sau chiến tranh TG I?
8.Vì sao kinh tế Nhật sớm rơi vào khủng hoảng? Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 tác động thế nào đến kinh tế Nhật? Giải pháp của chính quyền Nhật Bản?
9.Nguyên nhân, kết cục của chiến tranh TG thứ hai ( 1939-1945)? Em rút ra bài học gì từ cuộc chiến?
 
N

nguyenhanhnt2012

câu 9

1.Diễn biến cách mạng tháng hai 1917 ở Nga? Ý nghĩa? Vì sao nói đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới?
2.Diễn biến và ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga 1917?
3.Tại sao năm 1917 ở Nga lại có 2 cuộc cách mạng ?
4.Nội dung chính sách kinh tế mới của Lê nin và đảng Bôn sevic ( NEP)? Tác dụng của nó?
5.Sự phát triển kinh tế của Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX? Nguyên nhân?
6.Vì sao kinh tế Mĩ rơi vào khủng hoảng 1929-1933? Nội dung chính sách kinh tế mới của Ru dơ ven? Tác dụng?
7.Sự phát triển kinh tế của Nhật sau chiến tranh TG I?
8.Vì sao kinh tế Nhật sớm rơi vào khủng hoảng? Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 tác động thế nào đến kinh tế Nhật? Giải pháp của chính quyền Nhật Bản?
9.Nguyên nhân, kết cục của chiến tranh TG thứ hai ( 1939-1945)? Em rút ra bài học gì từ cuộc chiến?
9)*Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai.

1. Nguyên nhân sâu xa.

- Do mâu thuẫn giữa các nước tư bản khi thiết lập trật tự Véc-xai Oasinhton những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong trật tự ấy, các nước tư bản thắng trận như Anh, Pháp, Mĩ đã thu được nhiều quyền lợi nhất trong đó có vấn đề thuộc địa.

- Trong khi đó, các nước bại trận mà điển hình là nước Đức lại bị thiệt hại rất lớn (bị tước đoạt hết thuộc địa, bị cắt một phần lãnh thổ, bồi thường chiến phí nặng nề…)vì vậy đã gây nên những bất bình từ phía các nước bại trận với những điều khoản mà các nước thắng trận đã quy định tại trật tự Véc-xai Oasinhton và âm mưu gây lại cuộc chiến tranh mới để “phục thù”.

2. Nguyên nhân trực tiếp.

- Do tác động của cuộc khủng hoảng Kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc: sau khủng hoảng kinh tế, phe đế quốc chủ nghĩa chia làm hai khối đối lập là khối các nước tư bản dân chủ bao gồm Anh, Pháp, Mĩ và khối các nước phát xít gồm Đức, Ý và Nhật. Các nước tư bản phát xít bắt đầu châm ngòi lửa cho cuộc Chiến tranh thế giới bùng nổ.

- Năm 1931: Nhật tiến hành xâm lược Mãn Châu của Trung Quốc.

- Năm 1935, Đức công khai xóa bỏ hòa ước Véc-xai, tiến hành tổng động viên. Ý xâm lược Ê-ti-ô-pia và hình thành nên 3 lò lửa chiến tranh trên toàn thế giới.

-
Năm 1937, các nước phát xít đã thiết lập trục phát xít Ber-lin – Rô ma – Tô-ki-ô và chuẩn bị tiến hành cuộc chiến tranh thế giới mới.

Như vậy, sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Các nước phát xít là kẻ thù trực tiếp châm ngòi cho cuộc đại chiến thế giới nhằm phá vỡ trật tự Véc-xai Oasinhton để phân chia lại bộ mặt địa cầu và tiêu diệt Liên Xô.

Kết cục:
Khoảng 62 triệu người đã bị chết do cuộc chiến này (thống kê vẫn tiếp tục nghiên cứu), kể cả các hành động tàn sát diệt chủng của Đức Quốc Xã. 60% người chết là thường dân, chết vì bệnh dịch, nạn đói, nạn diệt chủng và bom đạn. Thiệt hại nặng nhất là Liên Xô với 23 triệu người chết, Trung Quốc với 10 triệu người, theo phần trăm dân số thì là Ba Lan với 16% (5,6 triệu người chết so với 34,8 triệu người trước chiến tranh). Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc chiến tranh toàn diện kể cả dân thường không ở mặt trận cũng bị đánh bom hàng loạt.
Bài học rút ra:
+ cần có 1 tổ chức duy trì hb của thế giới
+ nếu có mâu thuẫn hay xung đột thì cần giải quyết trên bàn đàm phán
+ hợp tắc kinh tế, bắt tay nhau xd 1 thế giới hòa bình, ổn định, phát triển vững mạnh
+ thay cho các khoản chi phí về quân sự ta có thể dùng số tiền đó cho người nghèo, khó khăn , khuyết tật, những người cần giúp đỡ
+ các nước cần có cách chiến lược ngoại giao hợp lí để tránh xảy ra các mâu thuẫn k đáng có
+ có thể mở ra các hoạt động cộng đồng để thắt chặt mối quan hệ giữa các nước .
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenhanhnt2012

câu 2

DIỄN BIẾN CỦA CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA


i63_110014.jpg
Sau cách mạng dân chủ tư sản Tháng Hai 1917, ở Nga tồn tại tình trạng hai chính quyền song song, một bên là Chính phủ lâm thời tư sản (chuyên chế của giai cấp tư sản) và một bên là Soviet các đại biểu công nhân và binh sĩ, đứng đầu là Soviet Petrograd (chuyên chính vô sản).

Tháng 4-1917, V.I.Lenin về nước để trực tiếp lãnh đạo Cách mạng Nga, tìm cách đưa nước Nga chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản tới cách mạng xã hội chủ nghĩa, đồng thời xóa bỏ tình trạng hai chính quyền bằng con đường hòa bình. Ngày 16-4-1917, V.I.Lenin đến Thủ đô Petrograd để trình bày Luận cương Tháng Tư, một văn kiện mang tính cương lĩnh đề ra đường lối giành chiến thắng cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa với khẩu hiệu "Tất cả chính quyền về tay các Soviet!".

* Ðầu tháng 7-1917, Chính phủ lâm thời công khai đàn áp các phong trào đấu tranh quần chúng, khủng bố các Soviet. Nước Nga lâm vào cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng. V.I.Lenin buộc phải rút vào hoạt động bí mật tại vùng Ra-dơ-líp (Phần Lan), cách Petrograd (nay là Saint Petersburg) 34 km để tránh sự truy lùng của Chính phủ lâm thời. Từ nơi hoạt động bí mật, V.I.Lenin thường xuyên chỉ đạo phong trào cách mạng nước Nga. V.I.Lenin vạch rõ, thời kỳ đấu tranh hòa bình đã chấm dứt, các lực lượng cách mạng ở nước Nga phải tích cực chuẩn bị để tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

* Ðầu tháng 8-1917, Ðại hội lần thứ VI Ðảng Công nhân Xã hội Dân chủ (CNXHDC) Nga (Bolshevik) họp bán công khai ở Petrograd, V.I.Lenin tuy không tham dự nhưng vẫn lãnh đạo Ðại hội tiến hành và thông qua đường lối khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Trong thời gian này, V.I.Lenin viết xong cuốn Nhà nước và cách mạng đề ra nhiệm vụ cho giai cấp vô sản phải giành chính quyền bằng con đường đấu tranh vũ trang.

* Theo quyết định của Ủy ban Trung ương Ðảng Bolshevik, ngày 7-10-1917, V.I.Lenin từ Phần Lan bí mật trở về Petrograd để trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Ngày 10-10-1917, dưới sự chỉ đạo của Lenin, Hội nghị Ủy ban Trung ương Ðảng Bolshevik đã họp và thông qua kế hoạch khởi nghĩa vũ trang do V.I.Lenin đề ra.

* Ngày 12-10-1917, Soviet Petrograd đã cử ra Ủy ban Quân sự cách mạng để chỉ đạo công tác chuẩn bị và tiến hành khởi nghĩa vũ trang ở Thủ đô.

* Ngày 16-10-1917, Ủy ban Trung ương Ðảng Bolshevik thành lập Trung tâm quân sự cách mạng để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa trong cả nước. Các tổ chức đảng Bolshevik đã tích cực triển khai những công việc cần thiết trên các mặt chính trị - tư tưởng, tổ chức và kỹ thuật - quân sự để tiến tới khởi nghĩa vũ trang.

* Trong khi đó, Chính phủ lâm thời ráo riết thi hành những biện pháp khẩn cấp nhằm "bóp chết" cuộc khởi nghĩa vũ trang của giai cấp vô sản. Theo đó, 70 tiểu đoàn xung kích và một số trung đoàn độc lập của quân đội đã được Chính phủ lâm thời điều động từ mặt trận về bảo vệ những trung tâm lớn như Petrograd, Moscow...

* Ngày 24-10-1917, Chính phủ lâm thời bắt giam các ủy viên của Ủy ban Quân sự cách mạng, lục soát và đóng cửa các tờ báo của Ðảng Bolshevik, ra lệnh chiếm điện Smolnui... Thủ tướng Chính phủ lâm thời A. Kerenski tuyên bố sẽ áp dụng mọi biện pháp để tiêu diệt cuộc khởi nghĩa ở Petrograd.

* Trước tình hình trở nên hết sức khẩn trương và cực kỳ nghiêm trọng, V.I.Lenin chủ trương phải tiến hành khởi nghĩa ngay. Trong ngày 24-10-1917, V.I.Lenin ba lần gửi thư tới Ủy ban Trung ương Ðảng Bolshevik yêu cầu phải tiến hành khởi nghĩa ngay trong đêm đó.

* Tối 24-10-1917 (theo lịch Nga cũ, tức tối 6-11-1917), V.I.Lenin đến Cung điện Smolnui trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang nhằm lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời và thiết lập chính quyền Soviet. Ðêm 24-10-1917, khởi nghĩa vũ trang nổ ra ở Thủ đô Petrograd (nay là TP Saint Petersburg). Quân khởi nghĩa, gồm các đơn vị Cận vệ đỏ của công nhân Petrograd, binh sĩ cách mạng và thủy thủ Hạm đội Baltic (tất cả khoảng 200 nghìn người), dưới sự lãnh đạo của Ðảng Bolshevik do V.I.Lenin đứng đầu, đã đánh chiếm các vị trí then chốt ở thủ đô, gồm các cầu qua sông Neva, nhà ga xe lửa, trung tâm bưu điện, nhà máy điện, Ngân hàng quốc gia và các cơ quan quan trọng khác ở Thủ đô.

* Rạng sáng 25-10-1917 (7-11-1917), trừ Cung điện Mùa Ðông và một vài nơi, các lực lượng khởi nghĩa đã làm chủ tình hình ở Thủ đô Petrograd. 10 giờ sáng, Trung tâm quân sự cách mạng của Soviet Petrograd công bố lời kêu gọi "Gửi các công dân nước Nga" do V.I.Lenin dự thảo, trong đó tuyên bố Chính phủ lâm thời đã bị lật đổ, chính quyền đã về tay các Soviet. Tiếp đến 21 giờ 40 phút, sau pháo lệnh của chiến hạm "Rạng đông", quân khởi nghĩa tiến công Cung điện Mùa Ðông - nơi cố thủ cuối cùng của Chính phủ lâm thời. Tới 2 giờ 10 phút đêm - rạng sáng 26-10-1917, Cung điện Mùa Ðông bị chiếm, các bộ trưởng trong Chính phủ lâm thời bị bắt giữ. Thủ tướng Chính phủ lâm thời A. Kerenski trốn chạy ra nước ngoài.

* Cũng trong ngày 25-10-1917, Ðại hội các Soviet toàn Nga lần thứ II khai mạc. Ðại hội thông qua lời kêu gọi "Gửi công nhân, binh sĩ và nông dân" do V.I.Lenin dự thảo. Ðại hội ra quyết nghị: Các Soviet đại biểu công nhân, binh sĩ và nông dân có trách nhiệm bảo đảm trật tự cách mạng.

Tại phiên họp diễn ra đêm 26 rạng sáng 27-10-1917 (đêm 8 rạng sáng 9-11-1917), Ðại hội đã thông qua hai văn kiện đầu tiên của Chính quyền Soviet: "Sắc lệnh hòa bình" và "Sắc lệnh ruộng đất" do V.I.Lenin dự thảo. "Sắc lệnh hòa bình" tuyên bố những nguyên tắc về chính sách đối ngoại của Chính quyền Soviet, lên án cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa là "một tội ác lớn nhất đối với nhân loại" và kêu gọi các nước tham chiến trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất nhanh chóng đàm phán để ký kết một hòa ước dân chủ và công bằng. "Sắc lệnh ruộng đất" tuyên bố thủ tiêu không bồi thường ruộng đất của giai cấp địa chủ quý tộc và của các sở hữu lớn khác, quốc hữu hóa toàn bộ ruộng đất và chia ruộng đất cho nông dân. Ðại hội đã bầu ra Chính phủ Soviet đầu tiên, được gọi là Hội đồng các Ủy viên nhân dân do V.I.Lenin đứng đầu.

* Ngày 15-11-1917, Chính quyền Soviet được thiết lập tại Moscow. Ðến tháng 3-1918, Chính quyền Soviet giành được thắng lợi hoàn toàn trên phạm vi cả nước Nga rộng lớn. Cách mạng Tháng Mười Nga toàn thắng.
I. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng 10 Nga.

Cách mạng tháng 10 có ý nghĩa lịch sử trọng đại đối với nước Nga và Thế giới.

1. Với nước Nga:
- Cách mạng tháng 10 mở ra một kỉ nguyên mới và làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận hàng triệu con người ở Nga.

+ Lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga, giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng. Thoát khỏi mọi gông xiềng nô lệ, đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.

+ Lịch sử nước Nga bước sang một trang mới – một chế độ xã hội mới được thiết lập – chế độ xã hội chủ nghĩa với mục tiêu cao cả là xóa bỏ chế độ người bóc lột người; xây dựng một xã hội tự do, hạnh phúc, bình đẳng và công bằng cho mọi người lao động.



2. Với Thế giới:


- Cách mạng tháng 10 có ảnh hưởng mạnh mẽ tới tiến trình lịch sử và cục diện Thế giới:

+ Thắng lợi của Cách mạng tháng 10 và sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa Xô Viết đầu tiên trên Thế giới đã làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống hoàn chỉnh bao trùm Thế giới.

+ Thế giới đã phân chia thành 2 hệ thống xã hội đối lập:

.) Hệ thống xã hội Tư bản chủ nghĩa.

.) Hệ thống xã hội Xã hội chủ nghĩa.

- Cách mạng tháng 10 để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho Cách mạng Thế giới về sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản, về khối liên minh công nông và nghệ thuật chớp thời cơ để giành thắng lợi.

- Cách mạng tháng 10 đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào Cách mạng của giai cấp công nhân Quốc tế, chỉ ra cho họ con đường đi tới thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản.

+ Ngay sau khi Cách mạng tháng 10 thắng lợi, một cao trào Cách mạng vô sản đã bùng nổ ở Châu Âu (1918 – 1923) làm chấn động dữ dội nền thống trị của giai cấp tư sản nhiều nước.

+ Quốc tế Cộng sản được thành lập năm 1919 và hoạt động đến năm 1943 có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển và thắng lợi của phong trào nông dân nhiều nước.

- Cách mạng tháng 10 mở ra một thời kì mới trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh. Một xu hướng mới đã xuất hiện trong phong trào giải phóng dân tộc nhiều nước, xu hướng đi theo con đường Cách mạng vô sản dưới ngọn cờ tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin với những nhận thức mới.

+ Phong trào giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của phong trào Cách mạng vô sản Thế giới.

+ Tính tất yếu của sự kết hợp chặt chẽ giữa phong trào Cách mạng của giai cấp vô sản và phong trào giải phóng dân tộc trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung và chủ nghĩa đế quốc.

=> Nhờ đó, phong trào giải phóng dân tộc nhiều nước phát triển mạnh mẽ, Đảng Cộng sản ở nhiều nước ra đời và giành được những thắng lợi quan trọng.

9 “Như ánh mặt trời chói lọi, Cách mạng tháng 10 chiếu rọi khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên Trái đất. Trong lịch sử loài người, chưa có cuộc Cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế” (Hồ Chí Minh).

 
Last edited by a moderator:
N

nguyenhanhnt2012

Câu 3

Đầu thế kỉ XX Nga vẩn là một nước quân chủ chuyên chế dưới sự cai trị của Nga hoàng Nicolai II. Ở nước Nga tồn tại bốn mâu thuẫn cơ bản : mâu thuẫn của nhân dân Nga với chế độ Nga hoàng, nhân dân Nga với các dân tộc trên đất nước Nga, tư sản và vô sản, giữa Nga và các nước đế quốc khác.

· - Cuộc Cách mạng tháng hai 1917 chỉ mới giải quyết được mâu thuẫn giữa nhân dân Nga với chế độ Nga hoàng còn các mâu thuẫn khác vẫn chưa được giải quyết. Thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Hai mang lại một cục diện chính trị chưa từng có ở Nga. Đó là hai chính quyền song song cùng tồn tại :


· +Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản.



· + Chính quyền Xô viết của giai cấp vô sản


· - Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của hai giai cấp khác nhau nên không thể tồn tại .


· Vì vậy ở Nga xảy ra hai cuộc cách mạng.
 
Top Bottom