Sử 8-Bài 29-CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦATHỰCDÂNPHÁP VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ
Sử 8-Bài 29-CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
I. CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP 1897-1914 :
Sau khi hòan thành cuộc bình định , Pháp khai thác thuộc địa lần thứ nhất với quy mô lớn , để bóc lột nhân dân Việt Nam , đặt cơ sở thống trị lâu dài .
1. Tổ chức bộ máy nhà nước của thực dân Pháp :
* Mục tiêu của cuộc khai thác :
- Chia rẽ các dân tộc Đông Dương .
- Tăng cường áp bức, kìm kẹp làm giàu cho tư bản Pháp .
- Biến Đông Dương thành một tỉnh của Pháp .
phap_thuoc_500
Lược đồ Liên bang Đông Dương
* Tổ chức bộ máy nhà nước của thực dân Pháp :
Năm 1887 Pháp lập Liên Bang Đông Dương .
*Việt Nam bị chia làm ba xứ :
+ Bắc Kỳ là xứ nửa bảo hộ đứng đầu là Thống sứ Pháp .
+ Trung Kỳ với chế độ bảo hộ , đứng đầu là Khâm Sứ Pháp .
+ Nam Kỳ theo chế độ thuộc địa , đứng đầu là Thống đốc Pháp .
Mỗi xứ gồm nhiều tỉnh đứng đầu là viên quan người Pháp .
Dưới tỉnh là phủ , huyện , châu , dưới là làng xã do quan chức địa phương cai quản .
* Nhận xét về hệ thống chính quyền của Pháp :
+ Chặt chẽ , với tay xuống tận nông thôn .
+ Kết hợp giữa nhà nước thực dân và phong kiến .
+ Chia Việt Nam thành ba quốc gia riêng biệt là Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ .
+ Tất cả đều phục vụ cho lợi ích tư bản Pháp .
newbitmapimageid_500
2. Chính sách kinh tế :vơ vét sức người , sức của ở Đông Dương .
* Nông nghiệp : cướp đoạt ruộng đất của nông dân , bóc lột nông dân bằng địa tô .
* Công nghiệp :
+ Khai thác mỏ ( than, kim loại…) để xuất khẩu .
+ Xây dựng cơ sở sản xuất xi măng, gạch ngói, điện nước, chế biến gỗ, xay lúa…
* Thương nghiệp : độc chiếm thị trườngViệt Nam ,về nguyên liệu và thu thuế .
* Giao thông vận tải :được xây dựng để tăng cường bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
* Đặt nhiều loại thuế , bắt phu.
* Nhận xét :
+ Nền kinh tế Việt Nam lạc hậu, phụ thuộc .
+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác triệt để .
+ Nông nghiệp giậm chân tại chỗ .
+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt , thiếu hẳn công nghiệp nặng .
3. Chính sách văn hóa , giáo dục :
* Giai đọan đầu , duy trì nền Hán học cũ .
* 1905 cải cách giáo dục , mở trường đào tạo người Việt phục vụ cho cai trị của Pháp.
+ Ấu học ở xã thôn học chữ Hán và chữ Quốc ngữ .
+ Tiểu học ở phủ, huyện học chữ Hán ,chữ Quốc ngữ và chữ Pháp .
+ Trung học ở tỉnh học chữ Hán , chữ Quốc Ngữ , chữ Pháp bắt buộc .
Nhận xét :
+ Hạn chế phát triển giáo dục.
+ Duy trì “văn hóa làng” theo hướng “bần cùng hóa” và “ngu dân hóa”
+ Duy trì thói hư tật xấu.
II. NHỮNG BIẾN CHUYỂN CỦA XÃ HỘI VIỆT NAM .
Dưới tác động của khai thác thuộc địa xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi :
1. Ở nông thôn có hai giai cấp cũ :
-Giai cấp địa chủ phong kiến làm tay sai cho Pháp, ngày càng đông .
-Giai cấp nông dân cực khổ ,làm tá điền, làm phu đồn điền, làm công nhân ; có ý thức dân tộc , tham gia các cuộc đấu tranh .
2. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đô thị Việt Nam ra đời và phát triển ,nên xuất hiện tầng lớp mới là tiểu tư sản thành thị , tư sản và công nhân
+ Tầng lớp tư sản : chủ hãng buôn bán nhỏ ; chưa hưởng ứng các cuộc vận động cách mạng .
+ Tầng lớp tiểu tư sản thành thị : chủ xưởng thủ công nhỏ , viên chức, sinh viên ; có ý thức dân tộc , tích cực tham gia các cuộc vận động cứu nước đầu thế kỷ XX.
+ Đội ngũ công nhân xuất thân từ nông dân bị bóc lột ,có tinh thần đấu tranh .
3. Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc :
- Tư tưởng dân chủ tư sản do ảnh hưởng của cuộc Duy Tân ở Nhật bản truyền vào Việt Nam qua sách báo của Trung Quốc .
nong_dan_500
Nông dân
cong_n_han_cao_mu_cao_su_500
Công nhân cạo mủ cao su
cong_nhan_mo_500
Công nhân khai mỏ
Tập tin:InaugSG.JPG
Khánh thành tàu điện Sài Gòn-Chợ Lớn 27.12.1881
TRẮC NGHIỆM.
1. Cuộc khai thuộc địa lần thứ nhất diễn ra vào thời gian?
a. 1997-1917.
b.1884-1914.
c. 1897-1914.
d. 1858-1914.
2. Điều kiện nào để Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam?
a. Kinh tế Pháp phát triển .
b. Hoàn thành công cuộc bình định.
c. Pháp cần khôi phục địa vị kinhtế, chínhtrị sau chiến tranh thế giới thứ nhất .
d. Tất cả câu trên đều đúng.
3. Mục đích của công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp là gì?
a. Khai hóa cho dân tộc Việt Nam.
b. Bóc lột nhân dân Việt Nam.
c. Đặt cơ sở cho nền thống trị lâu dài.
d. Câu b và c đúng.
4. Pháp thực hiện chính sách chia để trị ở Việt Nam như thế nào?
a. Chia Việt Nam thành 3 miền , có ba vị vua đứng đầu mỗi miền.
b. Chia Việt Nam thành hai miền với ba chế độ cai trị khác nhau?
c. Chia Việt Nam thành ba miền với ba chế độ cai trị khác nhau.
d. Chia Việt Nam thành bốn vùng .
5. Mục đích của thực dân Pháp khi thi hành chính sách chia Việt Nam thành ba xứ ?
a. Chia rẽ các dân tộc Đông Dương.
b. Tăng cường áp bức , bóc lột, làm giàu cho tư bản Pháp.
c. Biến Đông Dương thành một tỉnh của Pháp.
d. Tất cả đều đúng.
6. Người Pháp đứng đầu Bắc Kỳ gọi là gì ?
a. Thống đốc Bắc Kỳ.
b. Thống sứ Bắc kỳ.
c. Khâm sứ Bắc Kỳ..
d. Công sứ Bắc kỳ.
7. Cùng với sự phát triển đô thị, tầng lớp nào ra đời?
a. Công nhân, tư sản, tiểu tư sản thành thị.
b. Công nhân, tư sản, nông dân.
c. Công nhân , tiểu tư sản, nông dân.
d. Công nhân, địa chủ, nông dân.
8. Tư tưởng dân chủ tư sản ở Châu Âu truyền vào Việt Nam chủ yếu theo con đường nào ?
a. Do các trường học của Pháp giảng dạy cho thanh niên Việt Nam.
b. Sách báo Trung Quốc .
c. Do các Giáo sĩ Thiên Chúa Giáo rao giảng.
d. Do thanh niên Việt Nam tiếp thu khi sang Trung Quốc du học.
tại:
http://diepdoan.**********/entry/show/entry_id/1025042