Sử 6 Ôn tập lịch sử

D

dangthaowww

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc so với nhà Hán có gì giống và khác ?
2)nêu nguyên nhân,diễn biến ,ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
3)thất bại của Lí nam đế có phải là sự sụp đổ của nhà nước vạn xuân không?tại sao?
4)trong các thành tựu văn hóa của người Chăm thành tựu nào là tiêu biểu nhất,vì sao?
 
T

thienkim1971

Tra loi cau hoi cho dang thao

1) chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc so với nhà Hán có gì giống và khác ?
2)nêu nguyên nhân,diễn biến ,ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
3)thất bại của Lí nam đế có phải là sự sụp đổ của nhà nước vạn xuân không?tại sao?
4)trong các thành tựu văn hóa của người Chăm thành tựu nào là tiêu biểu nhất,vì sao?
TRẢ LỜI CÂU 3:Không.Vì nước Vạn Xuân vừa mới được thành lập lực lượng còn non trẻ
TRẢ LỜI CÂU 4:Sáng tạo ra chữ viết riêng bắt nguồng từ chữ Phạn,.......
LƯU Ý:CÁC CÂU CÒN LẠI MÌNH KHÔNG BIẾT XIN LỖI BẠN MÌNH CÓ THỂ CHI GIÚP ĐẾN ĐÂY THÔI:):):)@};-
 
H

heroineladung

Ấn đúng giúp mình nhé! Thanks nhiều!

;)Câu 2:nêu nguyên nhân,diễn biến ,ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
(*)Nguyên nhân:

1- Bị luật pháp ràng buộc.
2- Chồng bị giết nên trả thù chồng.
(*) Diễn biến:
Nước Văn Lang của Hùng Vương mất về An Dương Vương. An Dương Vương đổi tên nước là Âu Lạc. Nước Âu Lạc bị Triệu Đà đánh chiếm và sáp nhập vào nước Nam Việt. Triệu Đá vẫn để cho quý tộc Văn Lang được tự trị với các Lạc tướng, Lạc hầu, như vùng Tây Vu (Phú Thọ, Phong Châu) có Tây Vu Vương cai trị. Nhà Hán chiếm nước Nam Việt, vùng đất Văn Lang, Âu Lạc cũng bị nhà Hán đô hộ, chia nước Văn Lang cũ (Âu Lạc) làm các châu : Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, đặt các thái thú cai trị. Các thái thú này bắt dân Việt phải bỏ tục lệ cũ mà theo khuôn khổ luật lệ Tàu, nhất là bắt dân Việt phải bỏ chế độ mẫu hệ mà theo chế độ phụ hệ, phụ quyền. Thời thái thú Nhâm Diện, Tích Quang đem thi hành chính sách cải cách này nhưng còn nhẹ tay, dân Việt tuy có bất mãn nhưng chưa có sự chống đối đáng kể. Đến thời Tô Định thì tỏ ra thẳng tay đàn áp, áp dụng chính sách Tần Thủy Hoàng là bắt tất cả các chàng rể (rể thừa) về ở nhà vợ phải đi làm khổ sai, bị tù hoặc đày biệt xứ, hoặc bị giết. Bắt các cô gái phải về nhà chồng làm dâu.
Ở đất Mê Linh, Lạc tướng Thi [Sách] lấy bà Trưng Trắc và về ở nhà vợ đúng như phong tục Lạc Việt. Ông Thi [Sách] bị Tô Định bắt phải bỏ vợ nếu không sẽ bị đi đày hoặc bị giết chết. Bà Trưng Trắc nổi giận cùng chồng và em gái là Trưng Nhị nổi lên phất cờ khởi nghĩa đánh đuổi Tô Định dành quyền tự chủ cho dân Việt để được tự do sống theo luật pháp Việt tộc. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng được sự hưởng ứng nhiệt liệt không những chỉ ở phạm vi nước Văn Lang cũ mà ở toàn cõi Lĩnh Nam. Bà Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua.
Khí thế của Hai Bà Trưng rất hăng say khiến vua nhà Hán là Quang Vũ phải cử tướng Mã Viện đi đánh. Mã Viện là viên tướng nổi tiếng của nhà Hán, ông có công đánh Vương Mãng là người đã cướp ngôi nhà Hán để đưa Quang Vũ lên làm vua dựng lại cơ nghiếp nhà Hán (Hậu Hán). Mã Viện đã từng có kinh nghiệm đánh các nước của dân tộc Thái, Di ở vùng rừng núi Vân Nam. Mã Viện cũng là xuôi gia với Hán Quang Vũ.
Năm Mã Viện nhận chức Phục Ba đi đánh Hai Bà Trưng đã 70 tuổi, điều đó chứng khí thế của Hai Bà Trưng rất lớn lao làm Hán Quang Vũ rất lo sợ đến phải đưa một viên tướng khai quốc đi đánh dẹp. Mã Viện tiến quân qua Quỷ Môn Quan, phá rừng vượt suối phải mất từ tháng 4 năm Tân Sửu (41) đến tháng 5 năm Quý Mão (43) mới chiếm được đất Văn Lang cũ.
Theo truyền thuyết của ta thì Hai Bà Trưng khi thua trận đã nhảy xuống sông Hát giang tự trầm. Còn sử Tàu thì nói Mã Viện chém đầu Hai Bà gởi về Tàu. Hai đầu mà sử Tàu nói đó có thật là của Hai Bà Trưng không ?
(*) Ý nghĩa:
Kể từ khi Hai Bà Trưng thua thì Mã Viện và các thái thú kế tiếp đã áp dụng chính sách hà khắc, bãi bỏ các chức tước Lạc tướng Lạc hầu để quan Tàu trực trị, bắt dân ta tuân theo luật pháp Tàu, bỏ chế độ mãu hệ, bắt theo chế độ phụ hệ. Tuy vậy hàng trăm năm sau, Bà Triệu Thị Trinh lại nổi lên đánh quân Tàu, chứng tỏ chế độ mẫu hệ vẫn còn được dân Việt ấp ủ nuôi dưỡng để cho một nữ nhi đủ sức tung hoành.
;)Câu 3:thất bại của Lí nam đế có phải là sự sụp đổ của nhà nước vạn xuân không?tại sao?

Ko fải,vì sau cuộc thất bại đó nhà Lương vẫn ko đàn áp nổi sự nổi dậy of những ng còn lại of nước Vạn Xuân.Cụ thể wa sự kiện nhà Lương bị lục đục loạn lạc buộc fải kêu Trần Tự Tiên(Gla nhớ ko rõ) lúc này là quan toàn quyền of nhà Lương tại VN lúc bấy h về để dẹp loạn,sau này chính hắn đã cướp ngôi nhà Lương để thành lập nhà Trần bên Trung Quốc.Và tận dụng thời cơ đó Triệu Việt Vương hay còn gọi Triệu Quang Phục đã vùng lên tiến thành khởi nghĩa giành thắng lợi giành độc lập,but sau sự kiện đó 1 ng tên là Lý Phật Mã là 1 trong những bộ tướng of anh trai Lý Bí đã tự nổi lên và chia quân đánh nhau với Triệu Việt Vương,vì ko muốn kéo dài chiến tranh nên Triệu Việt Vương đã xin đình chiến và gả con gái cho con trai of Lý Phật Mã nhằm tỏ rõ thiện chí,và thế là sau 1 thời gian Lý Phật Mã đã tiến hành đánh thúc quân of Triệu Việt Vương buộc ông fải tự tử,2 bộ tướng of ông là Trương Hống và Trương Hát tức giận nên đã chạy vào trong rừng và chết trong đó,nên nd ta đã lập đền thờ họ,và đó chính là ngôi đền mà Lý Thường Kiệt đã sai ng vào để đọc bản TNĐL đầu tiên of nước ta.Với chiến thắng đó Lý Phật Mã lên làm vua but ko lâu,nhà Tùy sau khi đánh thắng nhiều nước đã đánh chiếm nước ta,Lý Phật Mã thua và bị bắt giam về Trung Quốc,tới đây nước Vạn Xuân mới thực sự sụp đổ

 
N

nhocphuc_pro

Phần nguyên nhân mình không hiểu phần luật pháp bị ràng buộc mà nên thay rằng hai bà Trưng có lòng yêu nước, căm thù giặc thì đúng hơn.
Còn phần ý nghĩa đã nêu sai. Ý nghĩa như thế này: Đây là cuộc đấu tranh giành độc lập đầu tiên của nước ta sau hai thế kỉ

Còn câu 4: Mình nghĩ thành tựu văn hóa là nền nghệ thuật kiến trúc bởi nó còn lưu giữ dến ngày nay và có bí quyết xây dựng riêng mà nhiều nhà nghiên cứu chưa giải đáp được.
 
Last edited by a moderator:
Q

quynh2002ht

Mùa xuân năm Canh Tý (40), nghĩa quân Hai Bà Trưng đi đánh Liên Lâu. Dường như đi cùng với đại quân (có tới ba bốn vạn người) là một khối lượng khá đông đảo các tướng lĩnh, chỉ huy, già có trẻ có mà đa số là trẻ và nữ. Vẫn theo thần tích, Phùng Thị Chính (thờ ở Tuấn Xuyên, xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì) làm nhiệm vụ trinh sát, Sa Lương (thờ ở Hạ Trì, xã Liên Hà, huyện Đan Phượng) chỉ huy thủy binh, Ả Lã Nàng Đê (thờ ở Yên Lộ - Nghĩa Lộ, xã Yên Nghĩa, huyện Hoài Đức) chỉ huy tả quân v.v... Rồi nào là Vĩnh Hoa, Vĩnh Gia, Chàng Hối, Lôi Chấn, Đào Khang, Nguyễn Nga, Ngọc Trinh... đều là đang độ tuổi hai mươi. Đặc biệt trong đại quân đi đánh quận trị có một đội nam binh cải trang thành lính nữ do Vương Cai chỉ huy (ông này cũng cải trang thành nữ tướng)1. Thật là sự kiện có một không hai trong lịch sử. Ở các nước khác, để được tham gia chiến đấu, nữ phải cải trang thành nam giới - như Mộc Lan ở Trung Quốc đời Nam Bắc triều chẳng hạn. Đằng này thì ngược lại, nam cải trang thành nữ. Phải chăng sự kiện này là ảnh xạ của một thời đại mà vai trò người phụ nữ trong xã hội còn đặc biệt quan trọng, uy tín của họ còn khá cao.

Một điều đặc biệt nữa là trong đại quân của Hai Bà có cả người Hán: Thần tích đền Càn ở xã Kê Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Hà Bắc có kể rằng “Đô Thiên và Minh Giang là hai quan chức người Hán. Vì căm giận triều đình nên chạy sang Giao Chỉ, chống lại nhà Hán. Khi Hai Bà Trưng dấy binh, hai ông mang quân theo”. Thì ra không đợi đến nhà Tống mới có Từ Bá Tường và đời Minh mới có Thái Phúc là những quan lại Trung Quốc nhìn ra lẽ phải, đã đứng về phía nhân dân Việt Nam chống lại bọn cầm quyền nước họ mà từ đời Hán đã có những người Hán đứng về phía người Việt chống lại vua Hán hung bạo2.

*
* *

Nghĩa quân điệp điệp trùng trùng kéo tới bao vây Tô thành. Có lẽ chỉ mới trông thấy cảnh tượng này thái thú Tô Định đã hết hổn! Tới khi nghĩa quân tấn công bốn phía thì đúng là Tô Định chỉ còn biết tìm đường mà chạy trốn.

Truyền thuyết kể rằng Tô Định phải cắt râu, vứt bỏ cả ấn tín mà chạy. Cương mục chép là “Tô Định chạy về quận Nam Hải”. An Nam chí lược và Thiên Nam ngữ lục thì chép Tô Định tử trận. Dù sao thì thành Liên Lâu đã được giải phóng. Hang ổ của bọn quan cai trị đại Hán đầu sỏ ở Giao Chỉ bị đập tan. Trên đà ấy nhân dân các quận láng giềng là Cửu Chân, Nhật Nam và Hợp Phố cũng hưởng ứng mà vùng lên đánh đuổi các thái thú cùng bè lũ quan lại Hán tộc. Hậu Hán thư (q.86) có ghi: Thứ sử Giao Chỉ và các thái thú chỉ còn giữ được mình mà thôi”. Đúng là “quân đi đến đâu như gió lướt đến đấy” (Cương mục).

Thế là ở các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và cả Hợp Phố nữa, chính quyền đô hộ của người Hán đã bị lật đổ. Sau một thời gian không dài, cùng nổi dậy chiến đấu liên tục tiến công kẻ thù, nhân dân Bách Việt nói chung, Âu Việt, Lạc Việt nói riêng, dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng đã giành lại tự do. Nước Âu Lạc sau hai trăm năm bị đô hộ nay trở lại độc lập. Chính vì vậy mà nhân dân các tộc Việt ai ai cũng mang ơn Hai Bà, không chỉ người Lạc Việt (sau là người Kinh và người Mường) mà người Âu Việt (sau là người Tày, người Nùng) cũng coi Trưng Vương là lãnh tụ của mình, nhất là do đặc biệt tôn quý nên ai cũng muốn coi Trưng Vương là người thuộc dân tộc mình.
 
D

deadguy

Mùa xuân năm 40 tại cửa sông Hát, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa… Nghĩa quân làm chủ Mê Linh rồi chiếm Cổ Loa, từ Cổ Loa tấn công Luy Lâu trung tâm của chính quyền đô hộ. Bị đánh bất ngờ, quân Hán không dám chống cự, bỏ hết của cải, vũ khí, lo chạy thoát thân. Tướng Tô Định sợ hãi cắt tóc cạo râu, mặc giả thường dân trốn về Trung Quốc.
Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là:
Lược đồ khu vực chính khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Em hãy nêu kết quả và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ?
Kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là:
- Trong vòng không đầy một tháng cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi
Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là:
- Sau hơn hai thế kỉ bị phong kiến phương Bắc đô hộ, đây là lần đầu tiên nhân dân ta đã giành được độc lập
Oán hận trước ách đô hộ của nhà Hán, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa, được nhân dân khắp nơi hưởng ứng.
Không đầy một tháng, cuộc khởi nghĩa đã thành công.
Sau hơn hai thế kỉ bị phong kiến phương Bắc đô hộ, đây là lần đầu tiên nhân dân ta đã giành được độc lập.
 
K

kute2linh

3)thất bại của Lí nam đế có phải là sự sụp đổ của nhà nước vạn xuân không?tại sao?

Ko phải
Vì sau cuộc thất bại đó nhà Lương vẫn ko đàn áp nổi sự nổi dậy of những ng còn lại of nước Vạn Xuân.Cụ thể qua sự kiện nhà Lương bị lục đục loạn lạc buộc phải kêu Trần Tự Tiên(Gla nhớ ko rõ) lúc này là quan toàn quyền of nhà Lương tại VN lúc bấy giờ về để dẹp loạn,sau này chính hắn đã cướp ngôi nhà Lương để thành lập nhà Trần bên Trung Quốc.Và tận dụng thời cơ đó Triệu Việt Vương hay còn gọi Triệu Quang Phục đã vùng lên tiến thành khởi nghĩa giành thắng lợi giành độc lập,but sau sự kiện đó 1 ng tên là Lý Phật Mã là 1 trong những bộ tướng của anh trai Lý Bí đã tự nổi lên và chia quân đánh nhau với Triệu Việt Vương,vì ko muốn kéo dài chiến tranh nên Triệu Việt Vương đã xin đình chiến và gả con gái cho con trai của Lý Phật Mã nhằm tỏ rõ thiện chí,và thế là sau 1 thời gian Lý Phật Mã đã tiến hành đánh thúc quân of Triệu Việt Vương buộc ông fải tự tử,2 bộ tướng of ông là Trương Hống và Trương Hát tức giận nên đã chạy vào trong rừng và chết trong đó,nên nhân dân ta đã lập đền thờ họ,và đó chính là ngôi đền mà Lý Thường Kiệt đã sai ng vào để đọc bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.Với chiến thắng đó Lý Phật Mã lên làm vua nhưng ko lâu,nhà Tùy sau khi đánh thắng nhiều nước đã đánh chiếm nước ta,Lý Phật Mã thua và bị bắt giam về Trung Quốc,tới đây nước Vạn Xuân mới thực sự sụp đổ
 
K

kute2linh

4)trong các thành tựu văn hóa của người Chăm thành tựu nào là tiêu biểu nhất,vì sao?



Kiến trúc
Từ Đèo Ngang vào đến Phan Thiết, có thể bắt gặp những ngôi tháp Chăm nhiều tầng, phía trên mở rộng và thon vút như hình bông hoa. Mặt tường ngoài của tháp được chạm khắc hình hoa lá, chim muông, vũ nữ cùng với đường nét tinh xảo. Tháp Chăm là công trình kiến trúc tôn giáo của vương quốc Chăm Pa cổ xưa, mang đặc trưng của kiến trúc Ấn Độ giáo. Cho đến hôm nay, màu gạch vẫn đỏ tươi như mới. Hoa văn được chạm khắc, gọt đẽo ngay trên gạch, một điều ít thấy có trong kỹ thuật xây dựng và kiến trúc. Đặc biệt hơn hết là ở giữa các viên gạch không có mạch, lấy dao tích vào cũng không lạch được vào mạch xây, tiêu biểu cho những công trình này như: Tháp Po Nagar (Khánh Hoà), Tháp Po Sha Inư (Bình Thuận)

tín ngưỡng
Theo như sử sách, Indravarman là vị vua Chăm đầu tiên theo Phật giáo Đại thừa và xem đây là tôn giáo chính thức. Ở trung tâm của Indrapura, đã xây dựng một tu viện Phật giáo (vihara) để thờ bồ tát Lokesvara (Quán Thế Âm). Di tích này đă bị hủy hoại trong chiến tranh Việt Nam, chỉ còn lại một số
 
T

thannonggirl

2. * Nguyên nhân:
- Do chính sách áp bức, bóc lột tàn bạo của nhà Hán.
- Thi Sách chồng Trưng Trắc bị thái thú Tô Định giết hại. Để trả nợ nước, thù nhà Hai Bà Trưng đã nổi dậy khởi nghĩa.
*Diễn biến:
- Mùa xuân năm 40 (tháng 3 dương lịch), Hai Bà Trưng đã dựng cờ khởi nghĩa ,làm lễ tế cờ ở Hát Môn (Hà Tây)
- Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, nhanh chóng tiến xuống Cổ Loa và Luy Lâu.
- Nghĩa quân từ Hát Môn--> Mê Linh -->Cổ Loa-->Luy Lâu.
- Cuộc khởi nghĩa thắng lợi.
*Nguyên nhân thắng lợi :
-Tinh thần yêu nước và đoàn kết của quân dân.
-Được nhân dân ủng hộ và tài chỉ huy của Hai Bà -
* Ý nghĩa:
- Độc lập dân tộc được khôi phục.
-Thể hiện tinh thần yêu nước , ý chí quật cường của dân tộc , của phụ nữ Việt Nam .
 
T

thannonggirl

3,Sự thất bại của Lý Nam Đế không phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân, vì cuộc chiến đấu của nhân dân ta còn tiếp tục dưới sự lãnh đạo của Triệu Quang Phục.
Quân Lương tấn công vào hồ Điển Triệt quân ta tan vỡ.
Lý Nam Đế chạy vào động Khuất Lão và mất vào năm 548
 
T

thannonggirl

4,Tháp Chăm........................................................................................................:)
 
Top Bottom