Sử 6 [Lịch sử 6] Đề cương ôn tập cuối HK II

C

cudaubadau

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. So sánh sự khác nhau giữa các quốc gia Cổ đại Phương đông và Cổ đại Phương tây [so sánh về vị trí địa lí, kinh tế, tên quốc gia và xã hội (nhà nước chuyên chế)]
2. Nêu các thành tựu văn hóa của các quốc gia Cổ đại Phương đông và Cổ đại Phương tây (nêu các thành tựu văn hóa về chữ viết, các ngành khoa học và các công trình nghệ thuật)
3. Trình bày đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang. Em có nhận xét gì về đời sống vật chất, tinh thần đó.
4. Nhìn vào sơ đồ phân hóa xã hội của nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI (xem hình 0.1). Em hãy trình bày sự biến chuyển về xã hội nước ta thời kì này.
95f5a51bc79361f43e4c556cad9634da_55024854.untitled.png

Hình 0.1
5. Trình bày nguyên nhân, diễn biễn và kết quả của cuộc khởi nghãi Hai Bà Trưng năm 40.
 
Last edited by a moderator:
A

anh_em_02

So sánh sự khác nhau giữa các quốc gia Cổ đại Phương đông và Cổ đại Phương tây [so sánh về vị trí địa lí, kinh tế, tên quốc gia và xã hội (nhà nước chuyên chế)]

- Kinh tế:

+ Phương Đông: Nông nghiệp, thủ công nghiệp và chăn nuôi.

+ Phương Tây: Kt chủ yếu là công nghiệp, thương nghiệp, buôn bán.

- Về xã hôi:

+ Phương Đông có 3 giai cấp:

_ Quý tộc (vua, quan lại): đứng đầu giai cấp thống trị bóc lột, có nhiều của cải và quyền thế.

_ Nông dân công xã (nhận ruộng đất của làng xã về canh tác): là lực lương đông nhất trong xã hôi, có vai trò to lớn trong sản xuất và phải nộp thuế.

_ Nô lệ (nông dân nghèo, không trả dc nợ): là tầng lớp thấp nhất trong xã hội, phải làm việc nặng nhọc, hầu hạ cho quí tộc.

+ Phương Tây cũng có 3 giai cấp:

_ Chủ nô: là những người rất giàu, có thế lực về kinh tế.

_ Bình dân: dân tự do có nghề nghiệp, tài sản, tự sinh sống bằng lao động của bản thân.

_ Nô lệ: là lực lương rất đông đảo, chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu của đời sống, hoàn toàn phụ thuộc vào người chủ của mình, không có chút quyền lợi cá nhân nào.

- Về chính trị:

+ Phương Đông là chế độ quân chủ Trung Ương tập quyền. Vua là chủ tối cao của đất nước, có quyền quyết định mọi công việc của đất nước. Vua dựa vào quí tộc và tôn giáo đề cai trị đất nước, ngoài ra giúp việc cho vua còn là một bô máu hành chính quan liêu.

+ Phương Tây: chế độ dân chủ. Quyền lực đất nước ko nằm trong tay quí tộc mà tập trung trong tay hội đồng công dân. Mọi công dân có quyền quyết định công việc của nhà nước.
 
Q

quylua224

Câu 2
Nền văn hoá cổ đại Phương Đông hình thành ở lưu vực những con sông lớn: Ai Cập (Sông Nin) Trung Quốc( Hoàng Hà, Trường Giang)…
Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời từ cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ III TCN. Đó là những quốc gia xuất hiện sớm nhất trong lịch sử xã hội loài người : Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc, họ đã sáng tạo ra âm lịch, sáng tạo ra chữ tượng hình, người Ai Cập nghĩ ra phép đếm đến 10, giỏi hình học. người Lưỡng Hà giỏi số học; người Ấn Độ tìm ra chữ số 0.
Họ đã xây dựng những công trình kiến trúc: Kim tự tháp( Ai Cập),Thành Ba bi lon( Lưỡng Hà). Đó là những kì quan của thế giới và những thành tựu văn hoá còn sử dụng đến ngày nay: chữ số và công trình kiến trúc.

Nền văn hoá cổ đại Phương Tây tập trung ở Hy Lạp và Rô-Ma tức La Mã vảo khoảng thiên niên kỉ I TCN, trên bán đảo Ban Căng và I-ta-li-a ngày nay. Họ đã sáng tạo ra Dương lịch dựa trên chu kì quay của Trái Đất quanh Mặt Trời, hệ chữ cái: a, b, c,… như ngày nay, có nhiều đóng góp về số học, hình học, thiên văn, vật lí, triết học, văn
 
A

anh_em_02

Trình bày tóm tắt cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Trả lời:
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra năm 40 – 43 chống ách đô hộ của nhà Hán.
Trưng Trắc, Trưng Nhị là hai con gái của Lạc tướng ở huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay, thuộc dòng dõi Hùng Vương. Tháng 3 năm 40 sau Công nguyên, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị phát động khởi nghĩa ở cửa sông Hát trên sông Hồng, thuộc huyện Phúc Thọ, Hà Tây ngày nay. Dưới sự lãnh đạo của hai Bà, nhiều cuộc khởi nghĩa địa phương được thống nhất thành một phong trào rộng lớn, từ miền xuôi đến miền núi, bao gồm người Việt và các dân tộc khác trong nước Âu Lạc cũ. Trong hàng ngũ tướng lĩnh của nghĩa quân có rất nhiều phụ nữ.
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng giành được thắng lợi, nền độc lập dân tộc được phục hồi. Trưng Trắc được suy tôn làn vua (Trưng Vương) đóng đô ở Mê Linh, giữ được quyền tự chủ trong 3 năm.
 
A

anh_em_02

Trình bày tóm tắt cuộc khởi nghĩa Bà Triệu
Trả lời:
Khởi nghĩa Bà Triệu nổ ra năm 248 ở Thanh Hóa, chống ách đô hộ của nhà Ngô là đỉnh cao của phong trào chống xâm lược của nhân dân ta thế kỷ II-III. Khởi nghĩa nổ ra trong lúc bọn đô hộ có lực lượng hùng mạnh đã củng cố được ách thống trị trên đất nước ta và đang đẩy mạnh dã tâm đồng hoá dân tộc ta.
Bà Triệu tên là Triệu Thị Trinh, em ruột của Triệu Quốc Đạt, một thủ lĩnh có thế lực ở Quân An, quận Cửu Chân (huyện Triệu Sơn - Thanh Hóa). Năm 19 tuổi, bà cùng anh tập hợp nghĩa sĩ lên đỉnh núi Nưa, mài gươm, luyện võ phất cờ khởi nghĩa. Nhân dân hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân đã nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu, đánh thắng quân Ngô nhiều trận. Nhà Ngô lo sợ phải đưa thêm 8000 quân sang nước ta đàn áp phong trào khởi nghĩa.
Bà Triệu Thị Trinh đã hy sinh trên núi Tùng (Phú Điền, Hậu Lộc, Thanh Hóa).
 
Top Bottom