Sử 6 [ Lịch sử 6] Bài tập lịch sử

C

chixinh_hd

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài tập lịch sử
Câu 1 : Nêu cách tính thời gian trước và sau công nguyên. Cho ví dụ.
Câu 2 : Tìm hiểu về tiểu sử Hai Bà Trưng Và Bà Triệu.
Câu 3 : Vẽ sơ đồ nhà nước Văn Lang - Âu Lạc rồi so sánh sự giống và khác nhau.
 
Last edited by a moderator:
N

nhocphuc_pro

Câu 1:
khi mà Chúa của người theo đạo Thiên Chúa ra đời. Thời khắc đó được gọi là Công Nguyên và vì vậy không có năm 0 sau công nguyên mà chỉ có năm 1, năm 2,năm 1900, năm 2000 sau Công Nguyên (tiếng Anh sau Công Nguyên là A.D – Anomi Domini và trước công nguyên được viết tắt là B.C – Before Christ). Thông thường người ta quy ước rằng những năm sau Công Nguyên thì không phải sử dụng cụm từ “sau Công Nguyên” mà chỉ áp dụng với những năm “trước Công Nguyên” (ví dụ sẽ phải nói là năm 1000 trước Công Nguyên nhưng chỉ cần nói năm 2000 thì mọi người ngầm hiểu đó là năm 2000 sau Công Nguyên).

Câu 2:
Sử cũ đều chép Hai Bà là dòng dõi lạc tướng (người đứng đầu bộ lạc) Mê Linh (miền đất rộng, giữa Ba Vì và Tam Đảo) thời Hùng Vương. Truyền thuyết nói Hai Bà là con gái bà Man Thiện, cũng là một phụ nữ đảm lược, quê hương ở vùng Ba Vì. Ngọc phả ở các làng Hạ Lôi và Hát Môn - những nơi có đền thờ chính của Hai Bà - đều chép Hai Bà là chị em sinh đôi và sinh vào ngày mồng một tháng tám năm Giáp Tuất (năm 14 sau công nguyên). Các sử cũ cũng chép ràng Trưng Trắc có chồng là Thi Sách, dòng dõi lạc tướng Chu Diên (miền đất dọc sông Đáy). Đây là kết quả của một cuộc "hôn nhân chính trị", nhân đấy mà liên kết được lực lượng của hai miền đất quan trọng nhất của non sông thời bấy giờ.

-Bà Triệu, tên là Triệu Trinh Nương hay Triệu Thị Trinh, được gọi là nữ anh hùng của dân tộc từ đầu thế kỷ thứ IIỊ Bà là em gái Triệu Quốc Đạt, một hào trưởng lớn ở miền núi Quản Yên, quận Cửu Chân (Thanh Hóa ).bà là người có sức khỏe, gan dạ,mưu trí,...

Câu 3:
Nếu vẽ thì em vào wedsite này
+Văn Lang:http://thcs-lengochan-hanoi.violet.vn/present/show/entry_id/1436
+Âu Lac: http://baigiang.violet.vn/present/show/entry_id/6556615
=> giống nhau
 
Last edited by a moderator:
K

keomut_namlun

ko ngờ cũng lên đây trả lời cơ à?????????
nhưng hình như câu 1 nhocphuc_pro cop ở đâu đó trên mạng nhỉ mjnh đã đọc wa cái đó rùi
vả lại đấy k0 pai là câu trả lời
 
T

tieuhoathuong_97

Câu 1:
khi mà Chúa của người theo đạo Thiên Chúa ra đời. Thời khắc đó được gọi là Công Nguyên và vì vậy không có năm 0 sau công nguyên mà chỉ có năm 1, năm 2,năm 1900, năm 2000 sau Công Nguyên (tiếng Anh sau Công Nguyên là A.D – Anomi Domini và trước công nguyên được viết tắt là B.C – Before Christ). Thông thường người ta quy ước rằng những năm sau Công Nguyên thì không phải sử dụng cụm từ “sau Công Nguyên” mà chỉ áp dụng với những năm “trước Công Nguyên” (ví dụ sẽ phải nói là năm 1000 trước Công Nguyên nhưng chỉ cần nói năm 2000 thì mọi người ngầm hiểu đó là năm 2000 sau Công Nguyên).
Cái này,e thấy anh nhocphuc_pro chỉ nêu định nghĩa " trước và sau công nguyên " mà thôi,chứ a k có trả lời cách tính thời gian trước và sau công nguyên:confused::confused:Còn về câu hỏi " cách tính thời gian trước và sau công nguyên " sao mà khó hiểu quá
 
H

hienkutebaby

trước CN là tính từ năm o trở về trước
SCN là từ o -> 2012
Năm thứ nhất được tính vào năm chúa Giêsu ra đời và từ đó về sau thì là năm thứ 2,3... 2009.
1 năm trước chúa ra đời: năm thứ 1 trước công nguyên, và cứ thế tính ngược về trước và theo qui ước thì phải thêm tiếp vị ngữ: TrCN (trước công nguyên), nếu sau số chỉ năm mà không ghi TrCN thì hiểu là sau công nguyên:
VD: Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc vào năm 221 TrCN, tức 221 năm sau thì Chúa mới ra đời.
Hai bà Trưng khởi nghỉa năm 40, tức là sau công nguyên 40 năm.
Ở cách tính này ta thấy có một điều hơi khác với các thước đo: là không năm thứ 0. nên ta phải chú ý khi tính năm trước và sau công nguyên
VD: người sinh năm 1981 đến 2009 thì được: 2009 - 1981 = 28 tuổi
Nhưng người sinh năm thứ 3 TrCN đến năm thứ 6 (sau công nguyên)
thì được: 6 - (-3) - 1 = 8 tuổi
 
H

hienkutebaby

Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, hai bà nguyên là họ Lạc, con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh, Phong Châu[1]. Mẹ hai bà là bà Man Thiện, theo truyền thuyết và thần tích bà là người làng Nam Nguyễn (Ba Vì, Hà Tây), có tên là Trần Thị Đoan, chồng mất sớm. Bà có công dạy hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị giỏi võ, có tinh thần yêu nước, có chí lớn.

Trưng Trắc là vợ của Thi Sách ở huyện Chu Diên[2]. Thi Sách cũng là con Lạc tướng, ở Mê Linh.

Tuy nhiên, theo Phó giáo sư Nguyễn Khắc Thuần trong sách Danh tướng Việt Nam[3], thời đầu công nguyên, người Việt "chưa có họ". Tên Trần Thị Đoan của mẹ hai bà chỉ là tên thần phả đặt sau này, khoảng thế kỷ 17, 18. Cả tên Man Thiện, theo giáo sư Thuần, nghĩa là "người Man tốt", có thể do người Hán gọi. Tên của ông Thi Sách, theo một số tư liệu Trung Quốc được xác định: chồng bà Trưng Trắc tên là Thi. Còn tên của hai bà, có nguồn gốc từ nghề dệt lụa truyền thống của Việt Nam, tương tự như cách đặt tên theo các loài cá của các vua nhà Trần sau này vốn xuất thân từ nghề chài lưới. Xưa kia nuôi tằm, tổ kén tốt gọi là "kén chắc", tổ kén kém hơn gọi là "kén nhì"; trứng ngài tốt gọi là "trứng chắc", trứng ngài kém hơn gọi là "trứng nhì". Do đó, theo sách Danh tướng Việt Nam, tên hai bà vốn rất giản dị là Trứng Chắc và Trứng Nhì, phiên theo tiếng Hán gọi là Trưng Trắc và Trưng Nhị.

Khi hai bà Trưng khởi nghĩa chống quân Hán, bà Man Thiện luôn luôn có mặt cùng các con bàn việc cơ mật. Bà mất trong thời gian chống Mã Viện. Nhân dân địa phương lập miếu thờ bà, gọi là Miếu Mèn, nay ở làng Nam Nguyễn, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây vẫn còn ngôi mộ cổ của bà. Nhân dân gọi đó là Mả Dạ (tiếng Việt cổ gọi các cụ bà là "dạ").
(Các) nguồn
http://vi.wikipedia.org/wiki/Hai_Bà…
 
O

o0albus0o

Hai Bà Trưng (??????婆徵; mất ngày mùng 6 tháng 2 năm Quý Mão 43) là tên gọi chung của Trưng Trắc (chữ Hán: 徵側) và Trưng Nhị (徵貳), hai chị em (nhiều tài liệu nói là sinh đôi[cần dẫn nguồn]) là anh hùng dân tộc của người Việt. Hai Bà Trưng khởi binh chống lại quân Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh và tự phong là nữ vương. Sau khi cuộc khởi nghĩa này bị quân Hán dưới sự chỉ huy của Mã Viện đánh bại, tục truyền rằng vì không muốn chịu khuất phục, hai Bà đã nhảy xuống sông tự tử. Đại Việt Sử ký Toàn thư coi Trưng Trắc là một vị vua trong lịch sử Việt Nam.

Bà Triệu (chữ Hán: 婆趙), còn được gọi là Triệu Ẩu (趙嫗), Triệu Trinh Nương (趙貞娘), Triệu Thị Trinh (趙氏貞), Triệu Quốc Trinh (225–248), là một trong những vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam.
Sử gia Ngô Sĩ Liên ở thế kỷ 15 viết:
Triệu Ẩu (tức Bà Triệu) là người con gái ở quận Cửu Chân, họp quân trong núi, đánh phá thành ấp, các bộ đều theo như bóng theo hình, dễ hơn trở bàn tay. Tuy chưa chiếm giữ được đất Lĩnh Biểu như việc cũ của Trưng Vương, nhưng cũng là bậc hùng tài trong nữ giới.
Sử nhà Nguyễn ở thế kỉ 19 cũng đã chép:
Con gái nước ta có nhiều người hùng dũng lạ thường. Bà Triệu Ẩu thật xứng đáng là người sánh vai được với Hai Bà Trưng. Xem thế thì há có phải chỉ Trung Quốc mới có đàn bà danh tiếng như chuyện Thành Phu Nhân và Nương Tử Quân mà Bắc sử đã chép đâu.
 
Top Bottom