H
hocmai.lichsu
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Sự hình thành kết cấu xã hội có giai cấp đầu tiên và phân tích kết cấu xã hội tương ứng với nền kinh tế nông nghiệp ở phương Đông.
a. Hoàn cảnh ra đời của xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử.
+ Kĩ thuật canh tác thấp (đồng đỏ) nhưng lại trên cơ sở điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi (lưu vực các con sông lớn, nhiều phù sa, màu mỡ và trù phú).
Giai đoạn cổ vương quốc của Ai Cập (3000 - 2000 năm TCN.) được gọi là thời kì Kim tự tháp tồn tại trong thời kì mà nhân loại chỉ mới biết đến đồng đỏ. Người cổ Ai Cập dã xây dựng Kim Tự tháp cao bằng những tòa nhà 30 tầng đến 50 tầng trong khi tay họ chỉ có những công cụ hết sức thô sơ, lạc hậu là những cây gậy gỗ. Vào thời đó, chỉ có những tầng lớp quý tộc mới có vòng trang sức bằng đồng đỏ.
Sau đó, họ phát hiện ra đồng thau và những thanh gươm đồng mà họ đã sớm chinh phục được cả vùng Tiểu Á.
Những dải đất phù sa mềm và màu mỡ cho phép tập trung đông dân cư, dùng cày cuốc bằng gỗ để làm đất gieo trồng.
Muốn gieo trồng được, muốn tạo ra được một lượng sản phẩm thừa thường xuyên và đáng kể, đủ nuôi sống xã hội, đủ cung cấp cho vua và quý tộc, đủ xây dựng các Kim Tự Tháp, thì cần đảm bảo một hệ thống thủy lợi phát triển.
Ở phương Đông, nền kinh tế nông nghiệp là căn bản, cũng có các ngành kinh tế khác bổ trợ khá quan trọng như chăn nuôi, thủy sản và thương nghiệp.
b. Giải thích kết cấu xã hội có giai cấp đầu tiên ở phương Đông.
Gồm 3 tầng lớp:
+ Quý tộc: quan lại (trung ương và địa phương), các chỉ huy quân đội và các người phụ trách nghi lễ tôn giáo, vốn xuất thân từ các bô lão đứng đầu các thị tộc bộ lạc (gọi là quý tộc thị tộc). Tầng lớp này vốn sống sung sướng, ra sức bóc lột nông dân.
+ Nông dân công xã: sống theo các gia đình phụ hệ, có tư hữu chủ yếu là nhà ở, nông cụ và gia súc...Nhưng họ vẫn duy trì và gắn bó với công xã phải dựa vào nhau để làm thủy lợi, thu hoạch...Đặc biệt, ruộng đất hầu hết vẫn là ruộng đất chung của công xã chia đều cho tùng gia đình nông dân. Họ sản xuất và sống riêng lẻ nhưng lại ràng buộc với nhau vì ruộng đất là của chung. Họ tự lo cuộc sống của mình và nộp thuế cho quan lại địa phương, cho đền miếu và cho nhà nước.
+ Nô lệ chủ yếu là tù binh và thành viên của công xã bị mắc nợ không trả được hoặc bị phạm tội. Vai trò của họ là làm các công việc nặng và hầu hạ qusy tộc.
+ Nông dân công xã và nô lệ tuy có thân phận khác nhau nhưng đều cùng chịu sự cai trị và bóc lột của quan lại và quý tộc.
a. Hoàn cảnh ra đời của xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử.
+ Kĩ thuật canh tác thấp (đồng đỏ) nhưng lại trên cơ sở điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi (lưu vực các con sông lớn, nhiều phù sa, màu mỡ và trù phú).
Giai đoạn cổ vương quốc của Ai Cập (3000 - 2000 năm TCN.) được gọi là thời kì Kim tự tháp tồn tại trong thời kì mà nhân loại chỉ mới biết đến đồng đỏ. Người cổ Ai Cập dã xây dựng Kim Tự tháp cao bằng những tòa nhà 30 tầng đến 50 tầng trong khi tay họ chỉ có những công cụ hết sức thô sơ, lạc hậu là những cây gậy gỗ. Vào thời đó, chỉ có những tầng lớp quý tộc mới có vòng trang sức bằng đồng đỏ.
Sau đó, họ phát hiện ra đồng thau và những thanh gươm đồng mà họ đã sớm chinh phục được cả vùng Tiểu Á.
Những dải đất phù sa mềm và màu mỡ cho phép tập trung đông dân cư, dùng cày cuốc bằng gỗ để làm đất gieo trồng.
Muốn gieo trồng được, muốn tạo ra được một lượng sản phẩm thừa thường xuyên và đáng kể, đủ nuôi sống xã hội, đủ cung cấp cho vua và quý tộc, đủ xây dựng các Kim Tự Tháp, thì cần đảm bảo một hệ thống thủy lợi phát triển.
Ở phương Đông, nền kinh tế nông nghiệp là căn bản, cũng có các ngành kinh tế khác bổ trợ khá quan trọng như chăn nuôi, thủy sản và thương nghiệp.
b. Giải thích kết cấu xã hội có giai cấp đầu tiên ở phương Đông.
Gồm 3 tầng lớp:
+ Quý tộc: quan lại (trung ương và địa phương), các chỉ huy quân đội và các người phụ trách nghi lễ tôn giáo, vốn xuất thân từ các bô lão đứng đầu các thị tộc bộ lạc (gọi là quý tộc thị tộc). Tầng lớp này vốn sống sung sướng, ra sức bóc lột nông dân.
+ Nông dân công xã: sống theo các gia đình phụ hệ, có tư hữu chủ yếu là nhà ở, nông cụ và gia súc...Nhưng họ vẫn duy trì và gắn bó với công xã phải dựa vào nhau để làm thủy lợi, thu hoạch...Đặc biệt, ruộng đất hầu hết vẫn là ruộng đất chung của công xã chia đều cho tùng gia đình nông dân. Họ sản xuất và sống riêng lẻ nhưng lại ràng buộc với nhau vì ruộng đất là của chung. Họ tự lo cuộc sống của mình và nộp thuế cho quan lại địa phương, cho đền miếu và cho nhà nước.
+ Nô lệ chủ yếu là tù binh và thành viên của công xã bị mắc nợ không trả được hoặc bị phạm tội. Vai trò của họ là làm các công việc nặng và hầu hạ qusy tộc.
+ Nông dân công xã và nô lệ tuy có thân phận khác nhau nhưng đều cùng chịu sự cai trị và bóc lột của quan lại và quý tộc.