Sử 10 [Lịch Sử 10] -NC: Nội dung từng bài

B

babje_l

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

PHẦN I: LỊCH SỬ THẾ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THUỶ, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI

Chương 1: XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ


BÀI 1: SỰ XUẤT HIỆN CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI

1. Sự xuất hiện của loài người và bầy người nguyên thuỷ
- Loài người do một loài vượn chuyển biến thành chặng đầu của quá trình hình thành này có khoảng 6 triệu năm trước đây
Bắt đầu khoảng 4 triệu năm trước đây đã tìm thấy dấu vết của người tối cổ ở một số nơi như Đông Phi, inđônêxia, Trung Quốc, Việt nam.
- Đời sống vật chất của người nguyên thuỷ.
+ Chế tạo công cụ đồ đá cũ.
+ Biết làm ra lửa.
+ Tìm kiếm thức ăn, săn bắt hái lượm.
- Quan hệ xã hội của người tối cổ được gọi là bầy người nguyên thuỷ.

2.Người tinh khôn và óc sáng tạo.

-Khoảng 4 vạn năm trước đây, người tinh khôn xuất hiện. Hình dáng và cấu tạo cơ thể hoàn thiện như người ngày nay.
-óc sáng tạo là sự sáng tạo của người tinh khôn trong công việc cải tiến cong cụ đồ đá và biết chế tác thêm nhiều công cụ mới.
+Công cụ đá: Đá cũ->đá mới (ghè-mài nhẵn-đục lỗ tra cán)
+Công cụ mới: Lao, cung tên.

3. Cuộc cách mạng thời đá mới

-Một vạn năm trước đây thời đá mới bắt đầu.
-Cuộc sống con người đã có những thay đổi lớn lao, người ta biết:
+Trồng trọt, chăn nuôi.
+Làm sạch tấm da thú che thân.
+Làm nhạc cụ
=> Cuộc sống no đủ hơn, đẹp hơn và vui hơn, bớt lệ thuộc vào thiên nhiên.

 
B

babje_l

[Lịch sử 10 ]NC - Bài 2: Xã hội nguyên thuỷ

BÀI 2: XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ

1. Thị tộc là bộ lạc.
a. Thị tộc.

- Thị tộc là nhóm hơn 10 gia đình và có chung dòng máu.
- Quan hệ trong thị tộc: công bằng,bình đẳng cùng làm cùng hưởng. Lớp trẻ tôn kính cha mẹ, ông bà và cha mẹ đều yêu thương và chăm sóc tất cả con cháu của thị tộc.
b. Bộ lạc.

- Bộ lạc là tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau và có cùng một nguốn gốc tổ tiên.
- Quan hệ giữa các thị tộc trong bộ lạc là gắn bó giúp đỡ nhau.

2. Buổi đầu của thời đại kim khí.

a. Quá trình tìm và sử dụng kim loại.

- Con người tìm và sử dụng kim loại:
+ Khoảng 5500 năm trước đây - đồng đỏ.
+ Khoảng 4000 năm trước đây - đồng thau.
+ Khoảng 3000 năm trước đây – sắt.
b. Hệ quả.

- Năng xuất lao động tăng.
- Khai thác thêm đất đai trồng trọt.
- Thêm nhiều ngành nghề mới.

3. Sự xuất hiện tư hữu và xã hội có giai cấp.

- Người lợi dụng chức quyền chiếm của chung => tư hữu xuất hiện.
+ Gia đình phụ hệ thay gia đình mẫu hệ.
+ Xã hội phân chia giai cấp.

 
B

babje_l

[Lịch sử 10 ]NC - Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông

Chương 2: XÃ HỘI CỔ ĐẠI


BÀI 3: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG

1. Đều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế.
a. Điều kiện tự nhiên

- Thuận lợi: Đất đai phù sa mầu mỡ gân nguồn nước tưới, thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt.
- Khó khăn: Dể bị lũ lụt gây mất mùa, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
- Do thuỷ lợi…Người ta đã sống quần tụ thành những trung tâm quần cư lớn và gắn bó với nhau trong tổ chức công xã. Nhờ đó nhà nước sớm hình thành nhu cầu sản xuất và trị thuỷ.
b. Sự phát triển của các ngành kinh tế.

- Nghề nông nghiệp tưới nước là gốc, ngoài ra còn chăn nuôi và làm thủ công nghiệp.

2. Sự hình thành các quốc gia cổ đại.

- Cơ sở hình thành: sự phát triển của sản xuất dãn tới sự phân hoá giai cấp, từ đó nhà nước ra đời.
- Các quốc gia cổ đại đầu tiên xuất hiện ở Ai Cập, Lưỡng Hà, ấn độ, TRung quốc vào khoảng thiên niên kỷ IV – III TCN.

3. Xã hội có giai cấp đầu tiên.

-
Nông dân công xã: Chiếm số đông trong xã hội, ở họ vừa tồn tại “cái cũ” vừa là thành viên của xã hội có giai cấp. Họ tự nuôi sống bản thân và gia đình, nộp thuế cho nhà nước và làm các nghĩa vụ khác.
- Quí tộc: Gồm các quan lại ở địa phương, các thủ lĩnh quân sự và những người phụ trách lê nghi tôn giáo . Họ sống sung sướng dựa vào sự bóc lột nông dân.
- Nô lệ:
chủ yếu là tù binh và thành viên công xã bị mắc nợ hoặc bị phạm tội. Họ phải làm các việc nặng nhọc va hầu hạ quí tộc Cùng với nông dân công xã họ là tầng lớp bị bóc lột trong xã hội.

4. Chế độ chuyên chế cổ đại.

- Quá trình hình thành nhà nước là từ các liên minh bộ lạc, do nhu cầu trị thuỷ và xây dựng các công trình tuỷ lợi nên quyền hành tập trung vào tay nhà vua tạo nên chế độ chuyên chế cổ đại.
- Chế độ nhà nước do nhà vua đứng đầu, có quyền lực tối cao và một nộ may quan liêu giúp việc thừa hành, thì được gọi là chế độ chuyên chế cổ đại.

5. Văn hoá cổ đại phương Đông.

a. Sự ra đời của lịch và thiên văn học.

- Thiên văn học và lịch là 2 ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
- Việc tính lịch sử chỉ đúng tương đối, nhưng nông lịch thì có ngay tác dụng đối với việc gieo trồng.
b. Chữ viết.

- Nguyên nhân ra đời của chữ viết: do nhu cầu trao đổi, lưu giữ kinh nghiệm mà chữ viết sớm hình thành từ thiên niên kỷ IV TCN.
- Ban đầu là chữ tượng hình, sau đó là tượng ý, tượng thanh.
- Tác dụng của chữ viết: Đây là phát minh quan trọng nhất, nhờ nó mà chúng ta hiểu được phần nào lịch sử thể giới cổ đại
c. Toán học.

- Nguyên nhân ra đời: do nhu cầu tính lại ruộng đất, nhu cầu xây dựng, tình toán mà toán học ra đời.
- Thành tựu: Các công thức sơ đẳng về hình học, các bài toán đơn giản về số học…phát minh ra số 0 của cư dân Ai cập.
- Tác dụng: Phục vụ cuộc sống lúc bấy giờ và để lại kinh nghiệm quí cho giai đoạn sau.
d. Kiến trúc.

- Do uy quyền của các vua ma hàng loạt các công trình kiến trúc đã ra đời: kim tự tháp Ai cập, vườn treo ba – bi – lon, Vạn lý trường thành…
- Các công trình này thường đồ sộ thể hiện cho uy quyền của vua chuyên chế.
- Ngày nay còn tồn tại một số công trình như Kim tự tháp Ai cập, Vạn lý trường thành, cổng i sơ ta thành ba-bi-lon…Nhưng công trình này là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.
 
B

babje_l

[Lịch sử 10 ]NC - Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hy Lạp và Rô Ma

BÀI 4: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY – HY LẠP VÀ RÔ - MA

1. Điều kiện tự nhiên và đời sống của con người.
- Hy Lạp, Rô Ma nằm ở ven biển địa trung hải nhiều đảo, đất canh tác ít và khô cứng, đã tạo ra những thuận lợi và khó khăn.
+ Thuận lợi: có biển, nhiều hải cảng, giao thông trên biển dễ dàng, nghề hàng hải sớm phát triển.
+ Khó khăn: đất ít và xấu nên chỉ thích hợp loại cây lưu niên, do đó thiếu lương thực luôn phải nhập.
- Việc công cụ bằng sắt ra đời có ý nghĩa; diện tích trồng trọt tăng, sản xuất thủ công và kinh tế hàng hoá tiền tệ phát triển.
Như vậy cuộc sống ban đâu của cư dân Địa Trung Hải là sớm biết buôn bán, đi biển và trồng trọt.

2. Chế độ chiếm nô

-
Nền kinh tế công thương phát triển cần số lượng lớn người lao động họ làm việc trong mỏ bạc, xưởng làm gốm, thuộc da, thuyền buôn.
- Nguồn gốc nô lệ: Tù binh trong chiến tranh, tù nhân cướp biển đều do chủ mua về.
- Nô lệ còn được sử dụng trong các trang trại trồng nho, ô lưu.
- Ngoài ra nô lệ con làm đấu sĩ mua vui, nhà thơ, triết gia, vũ nữ cho các chủ.
- Bình dân: những người dân tự do có chút ít tài sản, sống bằng lao động bản thân.
- Chủ nô: Chủ xưởng, chủ thuyền có thế lực kinh tế và chính trị có rất nhiều nô lệ.
- Một nền kinh tế xã hội dựa chủ yếu trên lao động nô lệ, bóc lột, được gọi là chế độ chiếm nô.

3. Thị quốc Địa Trung Hải.

- Nguyên nhân ra đời của thị quốc: tình trạng đất đai phân tán nhỏ và đặc điểm của cư dân sống bằng nghề thủ công và thương nghiệp nên đã hình thành các thị quốc.
- Tổ chức của thị quốc; về đơn vị hành chính là một nước, trong nước thành thị là chủ yếu, thành thị có lâu đài, phố xá, sân vận động và bến cảng.
- Tính chất dân chủ của thị quốc: quyền lực không nằm trong tay quí tộc mà nằm trong tay Đại hội công dân, Hội đồng 500…mọi công dân đều được phát biểu và biểu quyết những công việc lớn của quốc gia.
- Bản chất của nền dân chủ cổ đại Hy lạp, Rô ma: đó là nền dân chủ chủ nô, dựa vào sự bóc lột thậm tệ của chủ nô với nô lệ.

4. Từ thị quốc đến đế quốc cổ đại

*Điểm nổi bật của thị quốc là các địa điểm buôn bán, là nghề thủ công và sinh hoạt dân chủ:
- Các quốc gia thường xuyên có quan hệ buôn bán với nhau
- Nhờ buôn bán các thị quốc trở nên giàu có: A-ten đã miễn thuế trợ cấp cho công nhân của mình.
- Thế kỷ III TCN Rô - ma trinh phục bán đảo ý, ven Địa Trung Hải trở thành đế quốc Rô - ma.

5. Cuộc đấu tranh của nô lệ

-
Nguyên nhân:
+ Nô lệ ở thị quốc bị khinh rẻ và loại trừ ra khỏi đời sống xã hội.
+ ở các thuộc địa của đế quốc Rô ma, do chính sách cai trị và bóc lột hà khắc, đối xử tệ hại, tính mạng đe doạ.
- Diễn biến.

+ Khởi nghĩa năm 73 TCN của nô lệ do Xpac ta cút lãnh đạo ở Rô ma gây cho chủ nhiều thiệt hại
+ Nô lệ đấu tranh bằng hình thức chây lười, bỏ trốn, đập phá công cụ…
+ Đạo thiên chúa truyền bá chống đối lại chính quyền Rô ma.
- Kết cục: Xã hội nô lệ khủng hoảng, sụp đổ năm 476.

6. Văn hoá cổ đại Hy lạp và Rô ma.

a. Lịch sử và chữ viết.

- Lịch:
cư dân cổ đại Địa Trung Hải đã tính được lịch một năm có 365 ngày và ẳ nên họ định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày, dù chưa được chính xác nhưng cũng rất gần với hiểu biết ngày nay.
- Chữ viết:
Phát minh ra chữ cái A,B,C …lúc đầu có 20 chữ viết sau thêm sáu chữ nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay
- ý nghĩa của việc phát minh ra chữ viết. Đây là cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại.
b.Sự ra đời của khoa học

Chủ yếu các lĩnh vực: toán, lý, sử, địa.
-Khoa học đến Hy Lạp, Rô Ma mơi thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học, đạt tới trình độ khái quát thành định lí, lý thuyết và nó thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng cho nền khoa học đó.
c. Văn học

-Chủ yếu là kịch( kịch kèm theo hát).
-Một số nhà viết kịch tiêu biểu như: Xô-phốc-cỏ, Ê-sin,….
-Giá trị của các vở kịch: Ca ngợi cái đẹp, cái thiện và có tính nhân đạo sâu sắc.
d. Nghệ thuật

-Nghệ thuật tạc tượng thần và xây đền thờ thần đạt đến đỉnh cao.

 
B

babje_l

[lịch sử 10]NC - Bài 5: Trung Quốc thời Tần Hán

Bài 5: TRUNG QUỐC THỜI TẦN HÁN

1. Sự hình thành xã hội phong kiến.
Cuối thời xuân thu-chiến quốc người Trung Quốc đã chế tạo và sử dụng công cụ bằng sắt.
- Nhờ công cụ sắt mà diện tích mở rộng, công trình thuỷ lợi lớn ra đời , tổng sản lượng, nang xuất tăng
- Xã hội có sự biến đổi hình thành các giai cấp mới.
+ Địa chủ: Là quan lại, nông dân giàu có nhiều ruộng đất, vốn có thế lực vè chính trị và kinh tế.
+ Nông dân: Nông dân tự canh: Có ít nhiều ruộng đất, họ có nghĩa vụ nộp thuế, đi lao dịch cho nhà nước.
Nông dân lĩnh canh: Không có ruộng phải xin ruộng địa chủ để cày cấy và nộp hoa lợi (tá điền)
+ Quan hệ phong kiến là sự bóc lột địa tô của địa chủ với nông dân lĩnh canh.

2. Chế độ phong kiến thời Tần-Hán.

a. Sự hình thành nhà Tần- Hán

- Năm 221 TCN nhà Tần đã thống nhất Trung Quốc, vua Tần tự xưng là Tần Thuỷ Hoàng.
- Lưu bang lập ra nhà Hán 206 TCN – 220
Đến đây chế độ phong kiến Trung Quốc đã được xác lập.
b. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần - Hán

- ở trung ương: Hoàng đế có quyền tuyệt đối, bên dưới có thừa tướng, thái uý cùng các quan văn võ.
- ở địa phương quan thái thú và huyện lệnh (tuyển dụng quan lại chủ yếu là hình thức tiến cử).
- Chính sách xâm lược của nhà Tần – Hán xâm lược các vùng sung quanh, xâm lược Triều tiên và đất đai của người Việt cổ.

3. Văn hoá Trung Quốc thời Tần - Hán

a. Tư tưởng

- Nho giáo giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến là công cụ tinh thần bảô vệ chế độ phong kiến, về sau nho giáo càng trở nên bảo thủ, lỗi thời và kìm hảm sự phát triển của xã hội.
- Phật giáo cũng thịnh hành nhất là thời Đường.
b. Sử học:
Tư Mã Thiên với bộ sử ký, Hán thư của Ban Cố, hậu Hán thư của Phạm Việp
c. Văn học.

+ Phú phát triển mạnh với những nhà sáng tác phú nổi tiếng Tây Hán là Giã Nghị, Tư Mã Tương Như.

 
B

babje_l

Lịch sử 10 NC - Bài 6: Trung Quốc thời Đường - Tống

BÀI 6: TRUNG QUỐC THỜI ĐƯỜNG - TỐNG

1. Chính quyền được củng cố và mở rộng.
- Từng bước hoàn thiện chính quyền từ TW đến địa phương, có chức tiết độ sứ.
- Tuyển dụng quan lại bằng thi cử (bên cạnh việc cử con em thân tín xuống địa phương).
- Tiếp tục chính sách xâm lược và mở rộng lãnh thổ.
- Mâu thuẫn xã hội dẫn đến khởi nghĩa nông dân thế kỷ X khiến cho nhà Đường sụp đỗ.

2. Sự phát triển kinh tế và đời sống nhân dân.

a) Kinh tế.

- Chính sách nhà nước về ruộng đất: Thực hiện chính sách quân điền và chế độ tô - dung - điệu.
- Nông nghiệp: áp dụng kỹ thuật canh tác mới, chọn giống…dẫn tới năng xuất tăng.
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển thịnh đạt: có các xưởng thủ công, luyện sắt, đóng thuyền.
- Ngoại thương phát triển hình thành con đường tơ lụa buôn bán với nước ngoài.
- Kinh tế thời Đường phát triển cao hơn so với các triều đại trước
b) Đời sống nhân dân.

- Giai đoạn đầu, đời sống nhân dân được cải thiện, về cuối thời Đường đời sống nhân dân khổ cực, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra.

3. Văn hoá thời Đường Tống.

-
Thơ ca phát triển nhảy vọt với nhiều tác giả tiêu biểu: Đỗ Phủ, Lý Bạch…
- Phật giáo ngày càng thịnh hành nhiều chùa chiền mọc lên.
- Nho giáo phát triển thêm về lí luận, các vua nhà Tống rất tôn sùng nhà nho
 
B

babje_l

Lịch sử 10 Bài 16: Những phát kiến lớn về địa lý

Chương VII

SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN TÂY ÂU

Lịch sử 10 Bài 16

NHỮNG PHÁT KIẾN LỚN VỀ ĐỊA LÝ​


1. Nguyên nhân và điều kiện của những phát kiến lớn về địa lý

- Sản xuất phát triển dẫn đến nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường cao.

- Con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Thổ Nhĩ Kỳ độc chiếm.

- Khoa học-kỹ thuật hàng hải có tiến bộ : Hiểu biết về địa lý, đại dương, sử dụng la bàn.

- Kỹ thuật đóng tàu có bước tiến quan trọng, đóng được những tàu lớn có thể đi xa và dài ngày ở các đại dương lớn.

2. Những cuộc phát kiến lớn về địa lý

- Năm 1487, B. Đi-a-xơ đã đi vòng cực Nam của lục địa Phi, đặt tên là Mũi Bão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng.

- Va-xco đơ Ga-ma đã đến được Ca-li-cut Ấn Độ (5-1498).

- Tháng 8/1492, C,Cô-lôm-bô đến được Cu Ba và một số đảo vùng Ăng ti là người đầu tiên phát hiện ra châu Mỹ.
- Ph.Ma-gien-lan là người đã thực hiện chuyến đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển (1519 – 1521).

3. Hệ quả của phát triển địa lý

- Đem lại hiểu biết mới về trái đất, về những con đường mới, dân tộc mới. Thị trương thế giới được mở rộng.

- Thúc đẩy nhanh sự tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.

- Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
 
B

babje_l

Lịch sử 10 Bài 13: Sự hình thành các quốc gia phong kiến Tây Âu

Chương IV

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN TÂY ÂU

Lịch sử 10 Bài 13

SỰ HÌNH THÀNH CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN TÂY ÂU​


1. Sự hình thành các vương quốc của người Giéc-man

Người Giéc-man là bộ tộc lớn ở Đông Bắc của đế quốc Rô-ma, vào những năm đầu thế kỷ Công Nguyên, chế độ công xã nguyên thủy tan rã. Do sư phát triển kinh tế và dân số tăng nhanh một số bộ tộc người Giéc-man đã di cư vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma sinh sống (cuối thế kỷ II).

- Nguyên nhân :
+ Chế độ công xã nguyên thủy tan rã, sự phát triển kinh tế và dân số tăng nhanh yêu cầu cần có đất đai để sinh sống.
+ Do người Hung Nô tấn công vào khu vực Đông và Nam Âu.

- Những việc làm của người Giéc-man :
+ Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nên nhiều vương quốc mới như vương quốc Phơ-răng, vương quốc Tây Gốt, Đông Gốt…
+ Người Giéc-man còn chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau, thành lập công xã nông thôn ‘mác-cơ’.

2. Quá trình phong kiến hóa ở vương quốc Phơ-răng

- Trong quá trình xâm lược, Clo-vít đã chiếm ruộng đất của quý tộc chủ nô Rô-ma mang tặng cho các quý tộc thị tộc Phơ-răng, thân binh và những người thân hình thành những lãnh chúa phong kiến.

- Tiếp thu Ki-tô giáo, xây dựng nhà thờ ban đất cho nhà thờ.
+ Đa ố nông dân tự do cũng bị lãnh chúa cướp ruộng đất, phải nhận ruộng cấy rẽ và nộp tô thuế, một số khác phải hiến dâng đất cho lãnh chúa để nhận sự bảo hộ.
+ Kỵ sĩ là đẳng cấp cuối cùng. Họ làm nghề võ sĩ bảo vệ lãnh chúa trong các cuộc đấu tranh.

- Vương quốc Phơ-răng phát triển cực thịnh dưới thời Sác-lơ-ma-nhơ, hình thành đế quốc Sác-lơ-ma-nhơ rộng lớn.

3. Sự tan rã của đế quốc Sác-lơ-ma-nhơ và thành lập các quốc gia phong kiến Pháp, Đức, Italy

- Nguyên nhân :

+ Lãnh thổ của vương quốc Phơ-răng mang nhiều yếu tố phân tán.
+ Các lãnh chúa ngày càng mạnh không chịu nghe mệnh lệnh của nhà vua.

- Quá trình thành lập : Sau khi Sác-lơ-ma-nhơ chết, đế quốc do ông dựng lên phân chia thành 3 vương quốc phong kiến Pháp, Đức, Italy.
- Các lãnh chúa địa phương nắm toàn bộ ruộng đất, nhà vua phải thừa nhận quyền hành về chính trị, tư pháp, tài chính.
 
B

babje_l

Lịch sử 10 Bài 14: Xã hội phong kiến Tây Âu

Lịch sử 10 Bài 14

XÃ HỘI PHONG KIẾN TÂY ÂU​


1. Tổ chức kinh tế của lãnh địa

Dến giữa thế kỷ IX, phần lớn đất đai đã được các quý tộc và nhà thờ chia nhau chiếm đoạt xong, những vùng đất đai rộng lớn đó đã nhanh chóng bị họ biến thành khu đất riêng của mình gọi là lãnh địa phong kiến. Lãnh địa chính là đơn vị hành chính kinh tế cơ bản trong thời kỳ phong kiến phân quyền ở Tây Âu.

- Lãnh địa là một khu đất rộng trong đó có cả đất trồng trọt. Trong khu đất của lãnh chúa có những lâu đài, dinh thự, nhà thờ, nhà kho, chuồng trại… có hào sâu, tường cao, tạo thành những pháo đài kiên cố.

- Nông nô nhận ruộng của lãnh chúa cày cấy và nộp tô, ngoài ra còn dệt vải, may quần áo, làm giày dép, đóng đồ đạc, vũ khí… chỉ mua một vài hàng nhu yếu phẩm như sắt, muối, tơ lụa, đồ trang sức.

- Thủ công nghiệp cũng chỉ hoạt động trong lãnh địa nông nô làm các nghề phụ như dệt vải, may quần áo, làm công cụ… Lãnh chúa có những xưởng thủ công riêng như xưởng rèn, đồ gốm, may mặc.

- Lãnh địa là đơn vị kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, việc trao đổi buôn bán trong lãnh địa đóng vai trò thứ yếu.

2. Đời sống chính trị trong lãnh địa và sinh hoạt của lãnh chúa

- Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập, lãnh chúa được coi là ông vua con, có quân đội, chế độ thuế khóa riêng, tiền tệ riêng…

- Dời sống lãnh chúa :

+ Lãnh chúa có cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa, xung sướng, thời bình chỉ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa, dạ hội, tiệc tùng.
+ Đối với nông nô bóc lột nặng nề và đối xử hết sức tàn nhẫn.

3. Đời sống của nông nô và cuộc đấu tranh chống lãnh chúa phong kiến

- Đời sống nông nô :
+ Nông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt và lệ thuộc vào lãnh chúa, nhận ruộng đất về cày cấy và phải nộp tô nặng, ngoài ra họ còn phải nộp nhiều thứ thuế khác.
+ Song họ vẫn được tự do trong sản xuất, có gia đình riêng, có nông cụ và gia súc.

- Các cuộc đấu tranh của nông nô :
+ Do đời sống của nông nô khổ cực, lại bị lãnh chúa đánh đập, vì vậy họ vùng dậy đấu tranh chống lại lãnh chúa.
+ Hình thức : Đốt cháy kho tàng, bỏ trốn vào rừng, khởi nghĩa như khởi nghĩa Giắc-cơ-ri ở Pháp (1358), Oát Tay-lơ ở Anh năm 1381.
 
B

babje_l

Lịch sử 10 NC - Bài 31: Xây dựng và phát triển văn hoá dân tộc (từ thế kỉ X đến đầu TK XV)

BÀI 31: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DÂN TỘC

(TỪ THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XV)

1. Tình hình tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng.
- Ở thời kỳ độc lập nho giáo, phật giáo, đạo giáo có điều kiện phát triển mạnh.
+ Nho giáo.
- Thời Lý, Trần nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị, chi phối nội dung giáo dục thi cử song không phổ biến trong nhân dân.
- Thời Lý – Trần được phổ biến rộng rãi, chùa chiền được xây dựng ở khắp nơi, sứ sài đông.

2. Giáo dục, văn hoá, nghệ thuật.

a) Giáo dục.

- Từ đó giáo dụng tôn vinh quan tâm phát triển.
- Tác dụng của giáo dục đào tạo người làm quan, người tài cho đất nước, nâng cao dân chí song không tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.
b) Văn học.

- Phát triển mạnh mẽ từ thời nhà Trần, nhất là văn học chữ Hán. Tác phẩm tiêu biểu là Hịch Tướng sỹ.
- Từ thế kỷ XV văn học chữ Hán và chữ Nôm phát triển:
- Đặc điểm:

+ Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
+ Ca gợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp của quê hương đất nước.
c) Nghệ thuật:

+ Kiến trúc phát triển chủ yếu ở giai đoạn Lý – Trần – Hồ thế kỷ X – XV theo hướng phật giáo gồm chùa, tháp, đền.
+ Bên cạnh đó có những công trình kiến trúc ảnh hưởng của nho giáo: Cung điện, thành quách, thành Thăng Long.
+ Điêu khắc:
Gồm những công trình trạm khắc, trang trí ảnh hưởng của phật giáo và nho giáo, song vận mang những nét độc đáo riêng.
+ Nghệ thuật sân khấu ca múa nhạc màng đậm tính dân gian truyền thống.
+ Văn hoá đại Việt thế kỷ X – XV phát triển phong phú đa dạng.
+ Chịu ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài song vẫn mang đậm tính dân tộc và dân gian.

3. Khoa học kỷ thuật

- Sử dụng nhiều tác phẩm được biên soạn như: Đại Việt Sử Ký, Đại Việt Sử lược, Trung hưng thực lạc.
- Khoa học quân sự: Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư.
- Ngoài ra một số thành tựu về y học, thiên văn học.

 
B

babje_l

Lịch sử 10 Bài 34: Tình hình kinh tế nông nghiệp

LỊCH SỬ 10 BÀI 34: TÌNH HÌNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP​


1. Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Đàng Ngoài

- Tình hình ruộng đất:

+ Ruộng tư gia tăng nhanh, nhiều người có đến hàng trăm mẫu, thậm chí hàng nghìn mẫu ruộng.

- Đầu thế kỷ XVIII, ruộng công còn không đáng kể, nông dân hầu như không có ruộng.

- Trong khi đó họ lại phải chịu tô thuế, lao dịch nặng nề, số đông họ bần cùng hóa phải dời bỏ quê hương đi kiếm sống, mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt --> xã hội phong kiến Đàng Ngoài khủng hoảng.

- Kinh tế nông nghiệp: Nông dân đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm cấy trồng, cơ cấu đa ngành hình thành, bổ sung hỗ trợ cho nhau.

2. Công cuộc khẩn hoang và kinh tế nông nghiệp Đàng Trong

- Sang TK XVII, đất Thuận Quảng được mở rộng về phía Nam.
+ Năm 1611, Nguyễn Hoàng vượt đèo cù Mông.
+ Năm 1653, Nguyễn Phúc Tần mở rộng biên giới đến Phan Rang.
+ Năm 1693, toàn bộ phần đất còn lại của Cham – pa sát nhập vào Đàng Trong.

- Cư dân Việt và cả người Hoa vượt biển vào Đàng Trong khai hoang , lập ấp.

- Chế độ ruộng đất:

+ Vùng Thuận Quảng (miền Trung hiện nay) ruộng công làng xã phổ biến.
+ Vùng phía Nam, nhất là đồng bằng sông Cửu Long, ruộng tư phổ biến và tích tụ với số lượng lớn.

- Kinh tế nông nghiệp: Đồng Nai, Gia Định sản xuất nông nghiệp phát triển với khối lượng hàng hóa xuất khẩu khá lớn.
Cần trích dẫn nguồn!
 
Last edited by a moderator:
B

babje_l

Lịch sử 10 NC - Bài 29: Mở rộng và phát triển kinh tế (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)

BÀI 29: MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

(TỪ THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XV)

1. Mở rộng ruộng đất, phát triển nông nghiệp.
*Bối cảnh lịch sử thế kỉ X – XV

- Thế kỉ X – XV là thời kì tồn tại của các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ.
- Đây là giai đoạn đầu của thế kỉ phong kiến độc lập, đồng thời cũng là thời kì đất nước thống nhất.
=> Bối cảnh này rất thuận lợi tạo điều kiện để phát triển kinh tế
- Diện tích đất ngày càng mở rộng nhờ:

+ Nhân dân tích cực khai hoang vùng châu thổ sông lớn và ven biển.
+Các vua Trần khuyến khích các vương hầu quý tộc khai hoang lập điền trang.
+ Vua Lê cấp ruộng đất cho quý tộc quan lại đặt phép quân điền.
+ Thuỷ lợi được nhà nước quan tâm.
+ Nhà Lý đã cho xây đắp những con đê đầu tiên.
+ Năm 1248 nhà Trần cho đắp hệ thống đê quai vạc dọc các sông lớn từ đầu nguồn đến cửa biến.
- Đặt cơ quan Hà đê sứ trông nom đê điều.

+ Các nhà nước Lý – Trần – Lê đều quan tâm bảo vệ sức kéo, phát triển của giống cây nông nghiệp
+ Nhà nước cùng nhân dân góp sức phát triển nông nghiệp
+ Chính sách của nhà nước đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển => đời sống nhân dân ấm no hạnh phúc, trật tự xã hội ổn định độc lập được củng cố.

2. Phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp.

*Thủ công nghiệp trong nhân dân:

- Các nghề thủ công cổ truyền như:
đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, dệt ngày càng phát triển chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao.
- Các nghề thủ công ra đời như: Thổ Hà, Bát Tràng.
+ Do: Truyền thống nghề nghiệp vốn có, trong bối cảnh đất nước, độc lập thống nhất có điều kiện phát triển mạnh.
- Do nhu cầu xây dựng cung điện đền chùa nên nghề sản xuất gạch, chạm khắc đá đều phát triển.
*Thủ công nghiệp nhà nước

- Nhà nước thành lập các xưởng thủ công (cục bách tác) tập trung thợ giỏi trong nước để sản xuất.Tiền. vũ khí, áo mũ cho vua quan, thuyền chiến
- Sản xuất được một số sản phẩm kỹ thuật cao như: đại bác, thuyền chiến có lầu.
- Nhận xét: các ngành nghề thủ công phong phú. Bên cạnh các nghề cổ truyền đã phát triển những nghề mới yêu cầu kỹ thuật cao: đúc súng, đóng thuyền.
- Mục đích phục vụ nhu cầu trong nước là chính.
+ Chất lượng sản phẩm tốt.
* Nội thương.

- Các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa mọc lên ở khắp nơi, là nơi nhân dân trao đổi sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp.
- Kinh đô Thăng Long trở thành đô thị lớn 36 phố phường, trung tâm buôn bán và làm nghề thủ công.
*Ngoại thương.

- Thời Lý - Trần ngoại thương khá phát triển nhà nước cho xây dựng nhiều bến cảng để buôn bán với nước ngoài.
- Vùng biên giới Việt Trung cũng hình thành các đặc điểm buôn bán.
- Thời Lê ngoại thương bị thu hẹp.
- Nguyên nhân -> sự phát triển:
+ Nông nghiệp thủ công phát triển thúc đẩy thương nghiệp phát triển.
+Do thống nhất tiền tệ, đo lường.
- Thương nghịêp mở rộng song chủ yếu phát triển nội thương, còn ngoại thương mới chỉ buôn bán với Trung Quốc và các nước ĐNA.

3. Phân hóa xã hội: Bước đầu đấu tranh của nhân dân.

- Sự phát triển kinh tế trong hoàn cảnh chế độ phong kiến thúc đẩy sự phân hoá xã hội
- Ruộng đất ngày càng tập trung vào tay địa chủ, quý tộc, quan lại.
- Giai cấp thống trị ngày càng ăn chơi, sa sỉ ko còn chăm lo đời sống sản xuất nhân dân.
- Thiên tai mất mùa đói kém làm đời sống nhân dân cực khổ.
=>Những cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ.
+ Từ 1344đến cuối thế kỉ XIV nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra làm chính quyền nhà Trần rơi vào khủng hoảng.



Cần trích dẫn nguồn!
 
Last edited by a moderator:
V

vampirehunter96

sao ko có bài 7 vậy bạn? tuy nhiên cũng thanks nhiều lắm . và bạn nên đăng thêm nhiều bài mới nữa nha
 
Top Bottom