Chào butchimau_1111993
Vấn đề em đưa ra khá hay. Chị có một vài ý kiến như sau.
- Một trong những đièu kiện căn bản để tiến lên kinh tế TBCN là phải có một nền thương nghiệp hoàn chỉnh và hiện đại thì các vua quan triều Thanh lại không thực hiện. Chính sách "bế quan toản cảng" và "nông bản thương mạt" là tư tưởng cố hữu của các quốc gia lấy Nho giáo làm gốc như Trung QUốc và Việt Nam.
- Tuy nhiên, không phải toàn bộ vua quan Nhà Thanh không nhận thấy được tầm quan trọng của thương nghiệp mà một bộ phận quan lại, trí thức cấp tiến như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu đã chủ trương cải cách kinh tế nhưng ngay lập tức họ bị phái thủ cựu trong triều tấn công. Như vây, rõ ràng nền kinh tế Trung QUốc đã bị văn minh Phương Tây, sự phát triển mạnh mẽ của KHKT kéo lùi lại sự phát triển.
- Còn nguyên nhân nữa, theo chị là tác động của quá trình tư hữu hóa không hoàn chỉnh từ trước đó trong lịch sử Trung Quốc, nó dẫn đến việc ở Trung Quốc không thể hình thành nên một nền sản xuất lớn, và như vậy không thể có sự tập trung tư bản và hậu quả là nó đã không mở đường cho kinh tế TBCN phát triển.
- các nước Phương tây đã đem văn minh phương tây, KHKT phương tây đến TQ nhưng họ truyền bá một cách nửa vời và không nhằm mục đích giúp Trung Hoa cường thịnh. Sự tiếp nhận hình thái Kinh tế TBCN một cách không hoàn chỉnh cộng với những suy nghĩ lạc hậu đã đẩy Trung Quốc không thể hình thành một nền kinh tế TBCN vào những năm cuối thế kỉ XIX - đầu XX được.
Mọi người cùng cho ý kiến về vấn đề này nhé!