Sử 10 [LỊCH SỬ 10] Hào khí Đông A được thể hiện như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông?

B

buimaihuong

Về mặt định nghĩa, “Hào khí Đông A” đơn giản là “Hào khí thời Trần”, tức khí thế chống giặc

ngoại xâm của quân dân nhà Trần, vì chữ “Trần” có thể đọc theo lối chiết tự là “Đông A”.

Nhưng nếu phân tích ý nghĩa của “Hào khí Đông A”, quả thật không phải là một điều đơn

giản. Có thể nói, đấy là sản phẩm của một hệ thống tư tưởng thống nhất từ tầng lớp

quý tộc, tướng lĩnh cao cấp; đến binh sĩ , quần chúng nhân dân… về lòng trung quân ái

quốc, ý thức sâu sắc sức mạnh vật chất xã hội lẫn văn hóa tinh thần sẵn có và tính chất

quan trọng của công cuộc đại đoàn kết chống ngoại thù chung của dân tộc.

Nói không ngoa, lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất trong lịch sử Việt Nam, một triều

đại, một nhà nước phong kiến đã có thể tạo được sự đồng tâm nhất chí tối cao, trên-

dưới, gái-trai,trẻ- già, quân-dân… như một. Ngay cả cuộc kháng chiến trường kỳ chống

thực dân Pháp và đế quốc Mỹ-cũng là hai quốc gia hùng cường bậc nhất- của dân tộc ta

sau này, cũng chưa chắc sánh được.

 
P

pokemon_011

Nhà Trần thừa kế truyền thống bảo vệ và xây dựng đất nước Đại Việt trên cơ sở ý thức tự lập , tự cường dân tộc .Ba lần giặc Nguyên - Mông sang xâm lược nước ta là ba lần chúng đều đại bại.Dưới thời Trần , đất nước hoà bình , thịnh trị , nhân dân sống ấm no.
Hào khí Đông A là hào khí đời Trần .Do chữ Trần gồm bộ A và chữ Đông hợp thành .Tuy nhiên ,nói tới hào khí Đông A không chỉ nói riêng hào khí đời Trần mà cong chỉ hào khí của cả giai đoạn lịch sử từ thế kỷ X dến thế kỷ XV.
Biểu hiện của hào khí Đông A là tinh thần tự lập , tự cường , lòng yêu nước , khát vọng lập công giúp nước ; ý chí quyết chiến , quyết thắng mọi kẻ thù.
hào khí đông a đc nhắc đến trong pài thuật hoài của phạm ngũ lão và bài tụng já hoàn kinh sư của trần quang khải​
 
K

kienbaxter

HÀO KHÍ ĐÔNG A ĐƯỢC THỂ HIỆN TRONG 3 CHỐNG QUÂN NGUYÊN MÔNG NHƯ SAU ::):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):)
Lịch sử Việt Nam đã từng ghi nhận không biết bao nhiêu cuộc chiến đấu chống quân xâm lược, bảo vệ quốc gia của dân tộc Việt Nam. Đó là những cuộc kháng chiến anh dũng, kiên cường, thể hiện tinh thần yêu nước và là kết tinh chí khí anh hùng đáng tự hào của những con người mang trong mình dòng máu Lạc Hồng cao quý. Trong số những cuộc đấu tranh đầy dũng khí ấy, không thể không kể tới nét son oanh liệt trong lịch sử đã phản ánh một hào khí ngất trời của triều đại nhà Trần mà sử sách vẫn gọi là “hào khí Đông A” vào thế kỉ XIII.
[FONT=verdana,geneva]Ngày 12 tháng chạp năm Ất Dậu tức ngày 11 – 1 – 1226, được Trần Thủ Độ sắp xếp, nhà Trần thay nhà Lý nắm giữ chính quyền mà không hề xảy ra một cuộc tranh giành đẫm máu nào, đây cũng có thể coi là sự chuyển giao chính quyền hoà bình nhất trong lịch sử. Dưới sự thống trị của dòng họ Trần, đất nước đã có những biến chuyển vượt bật về mọi mặt. Nhưng lãnh thổ quốc gia vẫn luôn bị đặt trong tầm ngắm của đế chế Mông Cổ mà người đứng đầu là Thành Cát Tư Hãn (Gienggis Khan). Sau 20 năm cầm đầu lao vào những cuộc chiến tranh tàn khốc, ông đã chinh phục một đế quốc vô cùng rộng lớn. Sự hiếu chiến và hung bạo của quân Mông Cổ đã gieo rắc bao nhiêu nỗi kinh hoàng cho các quốc gia và các dân tộc bị xâm chiếm. Các cuộc xâm lấn sang Châu Âu và Trung Á đã làm cho phần lớn thế giới chìm ngập trong máu lửa. Sức mạnh của đế chế Mông cổ thật khủng khiếp. Đại Việt khi ấy cũng đứng trước nguy cơ hoạ xâm lăng của đoàn quân Mông Cổ.[/FONT]
[FONT=verdana,geneva]Từ năm 1258 đến năm 1288, đế quốc Mông Cổ đã thực hiện ba lần việc xâm lược nước ta, mỗi lần tấn công là mỗi lần nhân dân ta phải chống đỡ trước sức mạnh ngày càng to lớn hơn của giặc. Điều đó quả là một vấn đề cực kì khó khăn đối với một quốc gia nhỏ bé có dân số ít ỏi như lúc bấy giờ. Nhưng bù lại chúng ta không thiếu nhân tài, lại thừa ý chí chiến đấu và luôn mang tình yêu nước và lòng tự tôn dân tộc rất cao. Triều Trần biết rằng điều trước tiên phải làm chính là củng cố binh đội và tăng cường khối đại đoàn kết không chỉ ở giai cấp quý tộc (Hội nghị Bình Than 1282) mà còn giữa quý tộc và toàn dân (Hội nghị Diên Hồng 1284). Một tinh thần quyết chiến chống giặc sục sôi chưa từng thấy được thể hiện qua câu nói đầy khí phách của Thái sư Trần Thủ Độ trong cuộc kháng chiến chống quân Mông lần thứ nhất (1258): “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”), hay câu nói của vị tướng Trần Hưng Đạo trong lần kháng chiến chống Mông-Nguyên lần hai (1285): “Nếu bệ hạ muốn hàng, xin chém đầu thần trước đã”. Chính những câu trả lời quyết đoán và cương nghị ấy đã giữ vững tinh thần quyết chiến quyết thắng của quân dân Đại Việt trong tình thế cam go nhất. Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo đã trở thành linh hồn và là người lãnh đạo có tài năng và uy tín nhất trong hàng ngũ đại quý tộc. [/FONT]
[FONT=verdana,geneva]Trong lần kháng chiến chống Mông- Nguyên lần nhất (1258), ta tập kích quyết liệt vào doanh trại của địch ở Đông Bộ Đầu, buộc giặc phải rút chạy về nước trong tình trạng thật thảm hại. Đợt viễn chinh của Mông Cổ lần thứ nhất đến đây đã được xem là hoàn toàn thất bại. Chiến thắng này phải kể đến công lao to lớn của Thái Sư Trần Thủ Độ và Thượng hoàng Trần Thái Tông – hai trụ cột vững chắc của tầng lớp quý tộc triều Trần và sự đồng lòng quyết chiến của nhân dân cả nước.[/FONT]
[FONT=verdana,geneva]Bài học thất bại nặng nề ở Đại Việt năm 1258 đã làm quân Mông Cổ vô cùng tức tối. Sau nhiều năm nhận thấy việc mua chuộc, dụ dỗ thậm chí hù doạ triều Trần không mang lại hiệu quả. Cuối năm 1284, vua Nguyên (bấy giờ quân Mông Cổ đã thôn tính Trung Quốc và lập ra nhà Nguyên) là Hốt Tất Liệt quyết định đem 50 vạn quân sang xâm lược nước ta lần thứ hai với hy vọng sẽ nhanh chóng thôn tính Đại Việt. Dã tâm đó đã không thể qua mắt được vua tôi nhà Trần, chính vì vậy mà giữa năm 1282, thượng hoàng Trần Thánh Tông đã triệu tập quý tộc và các tướng lĩnh cao cấp tham dự hội nghị tại bến Bình Than để bàn kế đánh giặc. Sau hội nghị quân sự Bình Than, các tướng lĩnh được phân chia đem quân trấn giữ những nơi hiểm yếu. Thống lĩnh quân đội cả nước là Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. Để khích lệ tinh thần kháng chiến của quân dân cả nước, ông đã ra Hịch Tướng sĩ nêu nghĩa lớn cứu nước, cứu dân. Có thể nói, đây là cuộc kháng chiến có sự tham gia của rất nhiều tướng giỏi và những bật thầy quân sự cũng như những thiên tài thống lĩnh của quý tộc họ Trần. Tuy gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu, có những tổn thất nặng nề nhưng cả tướng và quân chưa từng tỏ thái độ nản lòng, nản chí mà chính vào lúc khó khăn nhất tinh thần yêu nước, căm thù và quyết thắng của quân dân Đại Việt lại lên cao hơn bao giờ hết. Cuộc chiến diễn ra ngày càng gay go phức tạp, tình hình có lúc gây bất lợi cho quân ta. Nhưng nhờ vào sự lãnh đạo sáng suốt, mưu lược tài tình của các tướng lĩnh mà đứng đầu là Trần Hưng Đạo, quân ta dần thắng lớn ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương để cuối cùng tiến lên bao vây Thăng Long và giải phóng thành công kinh đô trọng yếu. Chiến thắng ở Vạn Kiếp làm cho đại quân của Thoát Hoan hoảng loạn, chủ tướng Thoát Hoan cùng đám tàn quân sợ hãi tột đỉnh mở đường máu chạy về biên giới để thoát thân. Toàn bộ quân giặc tan tác, rệu rã. Đến đây, sau một tháng liên tục phản công quyết liệt bằng những trận đánh quy mô, quân ta đã lập nên những chiến công vang dội có ý nghĩa chiến lược. Cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ hai kết thúc thắng lợi, quân ta tiêu diệt và quét sạch 50 vạn quân xâm lược ra khỏi biên giới. [/FONT]
[FONT=verdana,geneva]Sự đại bại của đế chế hùng mạnh đã từng làm điên đảo thế giới tại một tiểu quốc là một nỗi nhục quá lớn. Đó là lý do vua Nguyên Hốt Tất Liệt tức tối tổ chức cuộc xâm lược lần thứ ba và đông thời muốn đánh thông con đường bành trướng xuống Đông Nam Á. Rút kinh nghiệm từ những lần trước, lần này bọn xâm lược vạch kế hoạch rất kỹ lưỡng và trang bị chu đáo cho quân đội đặc biệt chú trọng nhiều đến thuỷ quân. Điều đáng quan tâm hơn hết chính là đoàn thuyền chở 70 vạn thạch lương do Trương Văn Hổ cầm đầu để đề phòng chiến thuật “vườn không nhà trống” của ta. Trước lực lượng hùng mạnh được chuẩn bị công phu và chu đáo của giặc, ta không hề nao núng, từng bước lập ra kế hoạch đối phó và phản công. Một phương án rất hay và sáng suốt của quân ta là đánh phá vào hậu cần của địch, đó là đoàn thuyền của Trương Văn Hổ. Không còn nơi tiếp tế lương thực, mấy chục vạn quân Nguyên lại một lần nữa lâm vào tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng, tin thất bại liên tiếp báo về khiến tinh thần chúng giảm sút, ý chí chiến đấu bị hao hụt rất nhiều. Đã đến lúc quân ta bước vào những đợt phản công chớp nhoáng, triệt phá nhiều căn cứ quan trọng của địch là tiêu hao rất nhiều sinh lực địch. 9 ngày sau chiến thắng vang dội trên sông Bạch Đằng, quân dân Đại Việt hát vang khúc khải hoàn ca thực sự sau hàng chục năm trời bị bọn Mông – Nguyên xâm lược. Đất nước thanh bình trở lại.[/FONT]
[FONT=verdana,geneva]Ba lần chiến thắng Mông – Nguyên là ba mốc son sáng chói trong lịch sử chống ngoại xâm của dân, đồng thời cũng là ba lần quân dân ta thể hiện được tinh thần yêu nước thiết tha, lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí chiến đấu cực kì mạnh mẽ. Đó là đỉnh cao của sự chiến thắng không chỉ đối với quân giặc mà còn là chiến thắng của sự đoàn kết, đồng lòng giữa quân và dân, vua, quan và nhân dân cả nước. Trần Thủ Độ, Trần Thái Tông, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Thánh Tông, Trần Khánh Dư…là những tên tuổi mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc bằng sự trân trọng của các thế hệ sau. [/FONT]
 
Top Bottom