Sử 10 [Lịch sử 10] chủ nghĩa ĐQ Đức-Mỹ

J

junior1102

vào những thập niên 30-40 của thế kỉ XX ,Đức được gọi là điển hình của chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến vì Đức theo chế độ quân phiệt với trào lưu tư tưởng-chính trị phản động, chủ trương tăng cường sức mạnh quân sự và đẩy mạnh việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược và chống lại phong trào giải phóng dân tộc và đàn áp phong trào dân chủ. Giới quân phiệt tuyên truyền tư tưởng hiếu chiến, điên cuồng chạy đua vũ trang, tăng nhanh ngân sách quân sự, thành lập các liên minh chính trị - quân sự chuẩn bị chiến tranh xâm lược và trấn áp phong trào quần chúng ,cũng như phát động chiến tranh phân chia lại thế giới .

Còn Mĩ ,được gọi là thực dân kiểu mới là vì Mĩ luôn đứng sau thu lợi từ bất cứ hoạt động chính trị - kinh tế gì có thể ,có thể đó là bán vũ khí cho các phe tham chiến ,cũng có khi là viện trợ quốc gia để nâng tầm ảnh hưởng ... ,thực dân mà không phải thực dân ,không vơ vét nhưng lại lấy đi rất nhiều .
 
T

tiendat3456

Theo Hiến pháp 1871, đó là một liên bang do Hoàng đế đứng đầu. Bọn quân phiệt nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong quân đội & chính quyền. Nhà nước đó thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động, đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực, chạy đua vũ trang. Chính vì vậy, chủ nghĩa đế quốc Đức là "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến".
 
Top Bottom