Lí Mừng xuân

Y

yifanwu00

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 9: Một quả cầu khối lượng m = 100g treo vào lò xo có độ cứng k = 100 N/m .
a) Độ dãn của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng là?
b) Kéo vật theo phương thẳng đứng xuống dưới vị trí cân bằng khoảng 2cm rồi thả không vận tốc đầu. Vận tốc của quả cầu khi nó qua vị trí cân bằng là?
Câu 10: Một con lắc đơn có chiều dài l = 1m , kéo cho dây hợp với đường thẳng đứng một góc $\alpha$ = $45^o$ rồi thả tự do. Hỏi vận tốc của con lắc khi nó đi qua :
a) Vị trí cân bằng
b) Vị trí ứng với góc $\beta$ = $30^o$
 
N

nguyenkm12

Bài 1: a)Bạn áp dụng công thức $ F=k\Delta l $ để tính độ dãn
b) Suy luận: sau khi thả lo xo ra thì so với lúc trước thế năng lo xo giảm dần (do độ giản giảm dần) nên theo định luật bảo toàn cơ năng thế năng đã chuyển hoá thành động năng nên để tìm động năng ta chỉ cần tính thế năng từ lúc thả lo xo cho đến lúc về vị trí cân bằng với công thức
$ W_t=\frac{1}{2}k(\Delta l)^2 $ rồi áp dụng công thức $ W_d=\frac{1}{2}mv^2 $ để tính vận tốc lúc vật ở vị trí cân bằng (nhớ là 2 cm chính là độ biến thiên của lò xo)
Bài 2: Lấy mốc thế năng lúc vật ở vị trí cân bằng (cho dễ tính) ta suy ra được công thức tính độ biến thiên thế năng như sau
$ W_t=mg(l-l.cos\alpha) $
độ biến thiên chính là thế năng chuyển hóa thành động năng nên dễ dàng suy vận tốc của vật trong từng trường hợp bằng công thức $ W_d=\frac{1}{2}mv^2 $
 
K

keh_hikari_f@yahoo.com.vn

Bài 1: a)Bạn áp dụng công thức $ F=k\Delta l $ để tính độ dãn
b) Suy luận: sau khi thả lo xo ra thì so với lúc trước thế năng lo xo giảm dần (do độ giản giảm dần) nên theo định luật bảo toàn cơ năng thế năng đã chuyển hoá thành động năng nên để tìm động năng ta chỉ cần tính thế năng từ lúc thả lo xo cho đến lúc về vị trí cân bằng với công thức
$ W_t=\frac{1}{2}k(\Delta l)^2 $ rồi áp dụng công thức $ W_d=\frac{1}{2}mv^2 $ để tính vận tốc lúc vật ở vị trí cân bằng (nhớ là 2 cm chính là độ biến thiên của lò xo)
Bài 2: Lấy mốc thế năng lúc vật ở vị trí cân bằng (cho dễ tính) ta suy ra được công thức tính độ biến thiên thế năng như sau
$ W_t=mg(l-l.cos\alpha) $
độ biến thiên chính là thế năng chuyển hóa thành động năng nên dễ dàng suy vận tốc của vật trong từng trường hợp bằng công thức $ W_d=\frac{1}{2}mv^2 $

Bạn giải đúng nhưng mình có chút góp ý nhé:
-Cách trình bày của bạn quá dài, đọc rất hoang mang ... Với các môn khoa học, hãy theo thói quen: 1 câu lập luận - 1 dòng công thức toán mô tả cho lập luận đó
-"Độ biến thiên của lò xo" là gì? Nhắc đến lò xo, người ta chỉ nhắc đến độ dãn và độ nén chứ không có khái niệm độ biến thiên của lò xo. Cái bạn nhắc đến có lẽ là li độ, nhưng lớp 10 thì chưa học li độ đâu.
-Bạn dùng thế năng thì luôn luôn phải chọn gốc thế năng, gốc thế năng khác nhau thì cách tính thế năng sẽ khác nhau. Nếu tính công của lực đàn hồi một cách trực tiếp, không thông qua thế năng, bạn sẽ đỡ được phần chọn gốc thế năng, nhưng sẽ vướng phải việc tính tích phân, lớp 10 chưa học ...
-Để tăng tính thuyết phục, hãy cho người đọc công thức tổng quát cuối cùng kèm theo đáp số :D

Nói chung đừng để cách trình bày bài toán làm hoang mang người đọc :D
Chúc bạn thành công!
 
Top Bottom