[Lí 8] Giải thích

K

ke_huy_diet2x

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

mấy bạn giúp mình trả lời mấy câu này nhé. thanks
1. Khi ta bước từ một thuyền nhỏ lên bờ thì thuyền lùi lại. Giải thích?
2. Tại sao máy bay cánh quạt lại không thể coi là máy bay phản lực?
3. Trong trường hợp người nhảy dù đang rơi, sau khi dù đả mở, có những lực nào thực hiện công? Công đó là dương hay âm?
4. Tìm 2 ví dụ trong đó có lực tác dụng nhưng công thực hiện bằng 0?
5. Tại sao trong một tai nạn giao thông. ô tô có tải trọng càng lớn và chạy càng nhanh thỉ hậu quả tai nạn càng nghiêm trọng?
6. Một người ngồi trên toa xe đang chuyển động có động năng bằng 0 hay khác 0?
7. Một ô tô đang chạy đều. Lực kéo của động cơ thực hiện công dương. Tại sao động năng của ô tô không đổi?
8. Hãy cho biết năng lượng mà vật có được khi đặt tại 1 vị trí trong trọng trường của Trái Đất là năng lượng gì?
9. Tại sao các thước đo chiều dài cần làm bằng vật liệu có hệ số nở dài nhỏ?
 
M

mrbap_97

1/ Khi ta bước đi trên mặt đất, ngoài lực để bước đi, chân còn tác dụng một phản lực theo chiều ngược lại. Khi đi từ tàu lên bờ cũng vậy, do có phản lực nên đẩy thuyền ra xa
2/ Thực chất nó đâu tạo ra phản lực
3/ Công của trọng lực, công lực cản không khí, ngược chiều với trục Oy, công âm.
 
Last edited by a moderator:
M

minh_minh1996

có đúng ko

1/ Giả sử trước khi bước lên bờ, hệ (thuyền + người) đứng yên sát bờ → động lượng hệ = 0. Khi người nhảy lên bờ, đã có 1 động lượng hướng theo chiều chuyển động của người. Để động lượng hệ vẫn bảo toàn (= 0) thì thyền phải lùi theo hường ngược lại.

(Nói cách khác: người đâp vào thuyền 1 lực đầy thuyền ra phía sau. Thuyền tác dụng lại 1 phản lực đầy người về trước).

***Dành cho bạn: Tại sao là "thuyền nhỏ", nếu là chiếc phà sông Hậu thì khi nhảy lên, phà có lùi lại không?

2/ Máy bay cánh quạt bay được do sử dụng cánh quạt tạo ra lực nâng lên theo các nguyên lí khí động học. Còn máy bay phản lực thì tự mình đốt cháy và phụt ra sau 1 phần khối lượng nhiên liệu cháy, nghĩa là tạo ra 1 động lượng theo hướng ra phía sau, và khi đó, máy bay sẽ bay về trước (như câu 1/).

3/ Trọng lực sinh công dương (vì chiều rơi cùng chiều tác dụng của trọng lực).
Lực cản của không khí sinh công âm (lực này hướng lên trên so với chiều rơi, góp phần làm giảm tốc độ rơi).

***Dành cho bạn: Nếu công của lực cản (âm) có ĐỘ LỚN đúng bằng với công của trọng lực, thì điều gì sẽ xảy ra với người nhảy dù?

4/ VD1: Trái đất quay quanh MT, lực hấp dẫn do MT tác dụng lên TĐ luôn vuông góc phương chyển động tại mỗi điểm trên quỹ đạo TĐ, nên lực hấp dẫn này không sinh công.
VD2: Mặt Trăng quay quanh TĐ, ta có điều tương tự.
VD3: Bạn ngồi trên tàu hỏa chuyển động rất êm trên mặt đường nằm ngang. Mặt dù trọng lực của TĐ có tác dụng vào bạn, nhưng lực này không sinh công vì nó vuông góc với phương ngang.
......

5/ Khối lượng m càng lớn và vận tốc v càng lớn thì động năng càng lớn (W = ½.m.v²). Một vật mang năng lượng càng lớn thì khả năng sinh công càng cao. Chính công này khi sinh ra chuyển thành sự phá hoại (hậu quả) nghiệm trọng mà bạn biết.

6/ Tùy hệ quy bạn chọn. Nếu xét hệ quy chiếu gắn với xe → xem như đứng yên → động năng bằng 0.
Ngược lại nếu xét hệ quy chiếu gắn với cây bên đường chẳng hạn → xe có vận tốc v → động năng khác 0.

7/ Bởi vì công này đã bù trừ với công âm của lực ma sát trên đường.

8/ Đó là thế năng trọng trường.

9/ Thước là dùng để đo chiều dài, mà vật liệu lại có tính chất nở vì nhiệt. Nếu chọn loại có hệ số nở dài lớn, dẫn đến chiều dài của thức khi trời nóng và lạnh sẽ bị chênh lệch nhiều → sai số lớn khi đo.
nhớ cảm ơn đó các bạn nhe ~:>~:>~:>~:>
mình làm cho mãi đấy nhé bạn nhé8->8->8->8->
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom