[Lí 6] Nhiệt học?

S

smile_a2

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng ngưng tụ
a. Sương đọng trên lá cây
b. Sương mù
c. Hơi nước
c. Mây

2.Rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì dễ vỡ hơn rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng. Tại sao?

3.Vì sao ở xứ lạnh , không nên dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ môi trường mà thường dùng nhiệt kế rượu
?
4.Vì sao trước khi trời mưa ta thường thấy oi bức.?

5.Vì sao mùa đông thường có sương mù?

6.Tại sao mùa nắng có một số cây rụng lá?
 
Last edited by a moderator:
P

pro3182001

1. Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng ngưng tụ
a. Sương đọng trên lá cây
b. Sương mù
c. Hơi nước
d. Mây
2. Khi đổ nước sôi vào cốc, lớp trong của cốc bị nóng trước, lập tức giãn nở ra, nhưng lớp ngoài thì vẫn lạnh, chưa kịp giãn nở. Thuỷ tinh ở bên trong ra sức ép lớp bên ngoài. Khi cốc có 1 vết rạn nhỏ, do "hiệu ứng vết nứt" vết nứt nhanh chóng phát triển, nếu vượt qua giới hạn, cốc có thể vỡ ngay lập tức.

Với cốc thuỷ tinh mỏng, vì lớp trong và bên ngoài bị nóng lên gần như nhau, nên cũng đồng thời trương nở ra, do đó không bị vỡ.
 
T

thangvegeta1604

3) Vì ở những nước này, nhiệt độ có thể xuống thấp hơn nhiệt độ đông đặc của thủy ngân nên không thể dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ. Nhiệt độ đông đặc của rượu thấp hơn thủy ngân nên có thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ.
5) Vào mùa đông, nhiệt độ rất thấp sẽ khiến cho hơi nước trong không khí ngưng tụ tạo thành sương mù. Còn vào những mùa khác, nhiệt độ khá cao nên ít tạo ra sương mù.
 
L

lovely_girl2002

câu 4 nè!

câu 4:vì trước khi mưa hơi nước bị ngưng tụ lên mây do hơi ánh nắng mặt trời làm cho nước dưới sông,biển bị nóng lên nên đã bốc hơi lên mây.Vì vậy trước khi mưa ta cảm thấy nóng bức.
;):khi (170)::khi (127)::khi (167)::khi (167)::khi (167):
 
H

hoangminh2001

:khi (72)::khi (72)::khi (72)::khi (72)::khi (72):
1)
C hơi nước
2)
khi đổ nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày, phần trong của cốc nước sẽ nóng lên và dãn nở còn bên ngoài thì vẫn lạnh nên không giãn nở nên cốc nước sẽ dễ vỡ hơn
 
L

lovely_girl2002

mình giải câu 5,6 nha!

Câu 5: Vì mùa đông là nhiệt độ cao nên hơi nước trong khí quyển ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ lơ lửng trong không khí và làm giảm tầm nhìn của chúng ta
Câu 6:Vì khi lá rụng đi là lá đã không cung cấp đủ nước cho cây làm cho cây bị héo do sự bốc hơi khá nhiều nên lượng nước của đất cũng ít dần đi vì ít có mưa.Khi ít có mưa thì lượng nước cũng ít theo và các bộ phận của cây không đủ nước nên lá trên cây sẽ bị rụng xuống.
Đây là ý kiến của mình thôi đấy nhé!!
:khi (58)::khi (189)::M29::M056::M38::M38:
 
Last edited by a moderator:
N

naruto777

2) nếu rót nước nóng đột ngột vào cốc dày thì nó sẽ dễ vỡ , còn rót từ từ vào cốc mỏng thì nó sẽ khó vỡ
6)vì cây đó khi mùa nóng rễ hấp thu đươc ít nước và lá nhả nhiều hơi nước nên ko cung cấp đủ nước cho lá =>lá rụng
nếu thấy đúng thì like cho mình nhé
imgres
 
Last edited by a moderator:
P

phananhbong

1)hơi nước..................................................................................................
 
H

hoaithuong0602

1;c
2;vì khi ta rót nước nóng vào cốc thủy tinh giầy lớp thủy tinh bên trong gặp nóng nở ra lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng nên sẽ sảy ra hiện tượng nứt vỡ
 
U

ulrichstern2000

Câu 1: Đáp án C vì hơi nước là hiện tượng nước bốc hơi, không phải ngưng tụ (tuy nhiên trong 1 số trường hợp hơi nước cũng là hiện tượng ngưng tụ của các phân tử nước có trong không khí do gặp khí lạnh, nhưng trong trường hợp này hơi nước là đáp án tốt nhất)
Câu 2:
Như chúng ta đã biết, hầu hết tất cả mọi vật đều nở ra khi gặp nóng, co lại khi gặp lạnh, thủy tinh cũng vậy. Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày, lớp thủy tinh bên trong do gặp nóng nên sẽ nở ra sinh ra lực, tác động đến lớp thủy tinh phía ngoài cốc, tuy nhiên, lớp thủy tinh phía ngoài chưa kịp nóng lên để nở ra, dưới tác động lực mạnh, cốc dễ bị nứt vỡ. Đối với cốc thủy tinh mỏng, khi rót nước nóng, cả lớp thủy tinh phía trong và phía ngoài đều nóng lên, nở ra đều nên cốc khó bị vỡ.
Câu 3:
Ở xứ lạnh, nhiệt độ thường xuống rất thấp, và có khi xuống thấp hơn so với nhiệt độ đông lạnh của thủy ngân (bạn có thể tìm hiểu nhiệt độ đông lạnh của thủy ngân, nếu mình nhớ ko nhầm tầm -20 đến – 30 độ C gì đó, còn nhiệt độ ở xứ lạnh, nhất là ở 2 cực của trái đất xuống – 40 đến – 60, - 90 độ C là chuyện thường) như vậy, nhiệt kế của thủy ngân sẽ không hoạt động. Rượi có nhiệt độ đông lạnh rất thấp (khoảng bao nhiêu bạn tự tra nhé, trong sgk vật lý 6 có hình ảnh đấy), có thể đo được nhiệt độ ở những vùng xứ lạnh nên người ta chọn nhiệt kế rượt thay cho nhiệt kế thủy ngân.
Câu 4:
Cơ thể chúng ta (lớp tế bào ngoài da) tự làm mát cơ thể bằng cách tỏa bớt nhiệt lượng ra môi trường xung quanh, mang theo hơi ẩm. Tuy nhiên, vào những ngày trước khi trời mưa, do trong quá trình nước bốc hơi dưới nhiệt độ cao của ánh sáng mặt trời, tích tụ trong đám mây, không khí nên độ ẩm trong không khí lớn, cơ thể ta không thể tỏa bớt nhiệt lượng và hơi ẩm ra ngoài môi trường nên ta thường cảm thấy oi bức trước khi trời mưa.
Câu 5:
Trong không khí luôn có một lượng nhỏ hơi nước, vào mùa đông, nhiệt độ không khí giảm thấp, hơi nước ngưng tụ lại, tạo thành sương mù.
Câu 6:
Vào mùa nắng, nhiệt độ không khí tăng cao, lượng nước bốc hơi ra môi trường là rất lớn, một số loài cây do bị mất lượng quá nhiều nên không đủ nước nuôi dưỡng lá nữa nên lá rụng. Mặt khác, lá cây làm tăng diện tích tiếp xúc của cây với mặt trời, tăng diện tích nước bốc hơi, nên cây rụng bớt lá cũng là để giảm thiểu lượng nước thoát đi. Do vậy, vào mùa nắng, có một số cây rụng lá.
(Nếu bài hữu ích, xác nhận đúng giúp mình nhé)
 
Top Bottom