[LÍ 12]Nhờ các bạn giải bài tập trắc nghiệm này giùm!

L

loc1998

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng trong dao động cơ học thì ngoại lực tuần hoàn
A. sinh công dương trên vật dao động
B. luôn hướng ra xa vị trí cân bằng.
C. luôn cân bằng với lực kéo về của hệ dao động.
D. không sinh công trên vật dao động.
 
D

dinhhao88

Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng trong dao động cơ học thì ngoại lực tuần hoàn
A. sinh công dương trên vật dao động
B. luôn hướng ra xa vị trí cân bằng.
C. luôn cân bằng với lực kéo về của hệ dao động.
D. không sinh công trên vật dao động.
Đáp án :B
:):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):)
 
N

nou_nou

mjh` thấy B sai rui` ... theo mj`h nếu chọn thì A or D chứ ... 2 câu này mâu thuẫn nhau mà
 
M

mr_chipheo

Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng trong dao động cơ học thì ngoại lực tuần hoàn
A. sinh công dương trên vật dao động
B. luôn hướng ra xa vị trí cân bằng.
C. luôn cân bằng với lực kéo về của hệ dao động.
D. không sinh công trên vật dao động.


+ Xét B: nếu ngoại lực tuần hoàn luôn hướng ra xa VTCB thì vật không thể trở về VTCB, mà dao động cơ học thì phải có giai đoạn vật trở về VTCB => loại B
+Xét C: Lực kéo về của hệ dao động luôn hướng về VTCB, là lực gây ra dao động điều hoà cho vật. Nếu ngoại lực tuần hoàn cân bằng với lực kéo về của hệ dao động thì 2 lực này triệt tiêu nhau, vật không thể dao động => loại C
+Đang phân vân giữa A và B giá mà có lựa chọn 50/50 nhỉ?
công của ngoại lực tính bởi công thức: A=F.s.cos(anfa)
s là quãng đường dịch chuyển
Trong dao động tuần hoàn,quãng đường dich chuyển của vật trong 1 chu kì bằng 0
Vd: vật đi từ li độ: -A ---> VTCB ---> A ---->VTCB -----> -A
lại trở về chỗ cũ, quãng đường di chuyển bằng 0 nên s=0 thay vào công thức ==> A=0
Chọn đáp án D. Thực ra họ cho thêm hiện tượng cộng hưởng vào để đánh lạc hướng thôi!



SV-KTPTNT-ĐHNN1
 
Last edited by a moderator:
K

kamikazehp

Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng trong dao động cơ học thì ngoại lực tuần hoàn
A. sinh công dương trên vật dao động
B. luôn hướng ra xa vị trí cân bằng.
C. luôn cân bằng với lực kéo về của hệ dao động.
D. không sinh công trên vật dao động.

Theo mình là chọn A. Ngoại lực ở đây giúp cho vật thực hiện dao động mà ko bị tắt dần, nên sẽ là sinh công dương.
 
F

foephong




+ Xét B: nếu ngoại lực tuần hoàn luôn hướng ra xa VTCB thì vật không thể trở về VTCB, mà dao động cơ học thì phải có giai đoạn vật trở về VTCB => loại B
+Xét C: Lực kéo về của hệ dao động luôn hướng về VTCB, là lực gây ra dao động điều hoà cho vật. Nếu ngoại lực tuần hoàn cân bằng với lực kéo về của hệ dao động thì 2 lực này triệt tiêu nhau, vật không thể dao động => loại C
+Đang phân vân giữa A và D giá mà có lựa chọn 50/50 nhỉ?
công của ngoại lực tính bởi công thức: A=F.s.cos(anfa)
s là quãng đường dịch chuyển
Trong dao động tuần hoàn,quãng đường dich chuyển của vật trong 1 chu kì bằng 0
Vd: vật đi từ li độ: -A ---> VTCB ---> A ---->VTCB -----> -A
lại trở về chỗ cũ, quãng đường di chuyển bằng 0 nên s=0 thay vào công thức ==> A=0

Chọn đáp án D. Thực ra họ cho thêm hiện tượng cộng hưởng vào để đánh lạc hướng thôi!



SV-KTPTNT-ĐHNN1

Trong công thức tính công của lực trên s đúng là quãng đường mà vật thực hiện trong suốt quá trình chịu tác dụng của lực .Chứ không phải (Trong dao động tuần hoàn,quãng đường dich chuyển của vật trong 1 chu kì bằng 0
Vd: vật đi từ li độ: -A ---> VTCB ---> A ---->VTCB -----> -A
lại trở về chỗ cũ, quãng đường di chuyển bằng 0 nên s=0
) Đây là độ dời của vật :D.
Còn nữa :
Câu hỏi của họ là tính công chứ không phải là tính công trung bình trong quá trình thực hiện dao động.
Nên Theo em : đáp án phải là A
Vì Khi thực hiện giao động tắt dần vật mất năng lượng .Để bù lại lượng năng lượng đã mất cần có ngoại lực tuần hoàn tác dụng 1 công để bù lại năng lượng đã mất (Công này đương nhiên là dương :)))
Thực ra họ cho thêm hiện tượng cộng hưởng vào để đánh lạc hướng thôi!
Em đồng ý với nhận xét này
Chọn A đi bạn à
 
C

chungtinh_4311

trích SGK
ban cơ bản nói rõ
khi f=f riêng xảy ra cộng hưởng
thi được cung cấp năng lượng 1 cách nhịp nhàng đúng luc,do đó dao động của hệ tăng dần
--->A
 
T

tlct

mình nghĩ là A.vì theo định nghĩa thì ngoại lực phải tác dụng 1 lực + thì mới cộng hưởng dc chứ.câu như này rât hay có trong đề thi đại học đấy
 
H

hocmai_3590

mình nghĩ là D vì khi đã + hưởng thì ngoại lực sẽ cân bằng với lực kéo về và = o
 
Top Bottom