[lí 12] Dao động

N

nguyentuvn1994

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các anh chị giải giúp em bài này, em giải ko ra kết quả ạ :(
1) Một vật dao động điều hòa với ly độ [TEX]x=4cos (\frac{5\pi}{6}-0,5\pi t)[/TEX] (cm, s)
Vào thời điểm nào sau đây vật sẽ đi qua vị trí [tex]x=2\sqrt{3}[/tex] theo chiều âm của trục tọa độ:

2)Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox có vận tốc bằng 0 tại hai thời điểm liên tiếp t1=2,8s và t2=3,6s và vận tốc trung bình trong khoảng thời gian [tex]\large\Delta t=t_2-t_1[/tex] là 10cm. Tọa độ chất điểm tại thời điểm t=0 là:
A. -4cm B.-1,5cm C.0cm D.3cm
 
H

huutrang1993

Các anh chị giải giúp em bài này, em giải ko ra kết quả ạ :(
1) Một vật dao động điều hòa với ly độ [TEX]x=4cos (\frac{5\pi}{6}-0,5\pi t)[/TEX] (cm, s)
Vào thời điểm nào sau đây vật sẽ đi qua vị trí [tex]x=2\sqrt{3}[/tex] theo chiều âm của trục tọa độ:


2)Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox có vận tốc bằng 0 tại hai thời điểm liên tiếp t1=2,8s và t2=3,6s và vận tốc trung bình trong khoảng thời gian [tex]\large\Delta t=t_2-t_1[/tex] là 10cm. Tọa độ chất điểm tại thời điểm t=0 là:
Câu 1:
[TEX]T=\frac{2\pi}{\omega}=4 (s)[/TEX]
[TEX]\varphi _0=\frac{-5\pi}{6} \Rightarrow x_{bandau}=-2\sqrt{3} (cm)[/TEX]
Để vật đi qua vị trí 2căn 3 thì vòng tròn quay 1 góc là \pi+k2\pi, tương ứng với thời gian là 0,5T+kT=6 (s) (với k=1)
Câu 2:
Vận tốc bằng 0 tại 2 biên nên T=1,6 (s)
vận tốc trung bình bằng độ dời chia thời gian nên 2A=0,8.10=8 (cm) nên A=4 (cm)
tại thời điểm t1
[TEX]t_1=2,8=1,6+1,2=T+0,75T[/TEX]
Nếu t_1, vật ở biên dương thì trước đó 0,75T, vật ở VTCB theo chiều âm
Nếu t_1, vật ở biên âm thì trước đó 0,75T, vật ở VTCB theo chiều dương
Vậy vật bắt đầu xuất phát từ vị trí cân bằng: x=0
 
N

nguyentuvn1994

Câu 1:
[TEX]T=\frac{2\pi}{\omega}=4 (s)[/TEX]
[TEX]\varphi _0=\frac{-5\pi}{6} \Rightarrow x_{bandau}=-2\sqrt{3} (cm)[/TEX]
Để vật đi qua vị trí 2căn 3 thì vòng tròn quay 1 góc là \pi+k2\pi, tương ứng với thời gian là 0,5T+kT=6 (s) (với k=1)
Câu 2:
Vận tốc bằng 0 tại 2 biên nên T=1,6 (s)
vận tốc trung bình bằng độ dời chia thời gian nên 2A=0,8.10=8 (cm) nên A=4 (cm)
tại thời điểm t1
[TEX]t_1=2,8=1,6+1,2=T+0,75T[/TEX]
Nếu t_1, vật ở biên dương thì trước đó 0,75T, vật ở VTCB theo chiều âm
Nếu t_1, vật ở biên âm thì trước đó 0,75T, vật ở VTCB theo chiều dương
Vậy vật bắt đầu xuất phát từ vị trí cân bằng: x=0



Mọi người giúp em bài này luôn ạ:
Cho hệ dao động như hình dưới. Điểm A dao động với chu kì T. Trong quá trình dao động coi như dây AB ko chuyển động.
Vật tại B có khối lượng M
Vật tại C có khối lượng m
Lập biểu thức tính chiều dài BC theo T, M, m, g
vatly.jpg
 
Last edited by a moderator:
N

nguyentuvn1994

Sao ko anh chị nào trả lời giúp em cái, 1 ngày rồi mà ko ai thèm ngó hộ em cái bài này sao ạ :( khó quá
 
N

nhox_tx2

Điểm A dao động với chu kì T. Trong quá trình dao động coi như dây AB ko chuyển động.

cái này có đúng kô bạn****************************???????
 
N

nguyentuvn1994

Điểm A dao động với chu kì T. Trong quá trình dao động coi như dây AB ko chuyển động.

cái này có đúng kô bạn****************************???????


Đúng, tức là cả hệ dao động với chu kì T đó, cái xe con chạy bên trên chạy qua chạy lại với chu kì T, bạn ko thấy hệ 2 con lắc được mắc vào một con chạy trên giá sao ;)) Đó là điểm khó của bài toán.
 
H

huutrang93

Anh ơi, cho em hỏi, bài 1 em thấy [TEX]\varphi_0=\frac{5\pi}{6}[/TEX] mà anh, sao lại thành là [TEX]\frac{-5\pi}{6}[/TEX] hả anh?
Ở bài 2 người ta cho vận tốc trung bình để tính A nhưng lại ko dùng, thế nó là dữ liệu thừa hả anh ?

Mọi người giúp em bài này luôn ạ:
Cho hệ dao động như hình dưới. Điểm A dao động với chu kì T. Trong quá trình dao động coi như dây AB ko chuyển động.
Vật tại B có khối lượng M
Vật tại C có khối lượng m
Lập biểu thức tính chiều dài BC theo T, M, m, g
vatly.jpg

Mới đi tầm sư học đạo bài này :D

Ý kiến của giải nhất HSG Lí tỉnh Bến Tre năm học 2010-2011

Ta thừa nhận không chứng minh: hệ đang dao động điều hoà
Xét 1/4 chu kì, tính từ khi A bắt đầu chuyển động, điểm B di chuyển sang trái đến vị trí x thì điểm C di chuyển sang phải đến vị trí x0, cả 2 vị trí này đều là biên đối với 2 chuyển động
sau đó 1/4 chu kì, cả 2 đều trở về VTCB của mỗi chuyển động
dễ thấy trong quá trình dao động, có 1 điểm trên cạnh BC không chuyển động, đó là tâm dao động và cũng là trọng tâm chung của hệ M,m
tính OM, lấy T' chia T, ra được kết quả
 
N

nguyentuvn1994

Anh ơi,điểm O là trọng tâm của hệ Mm hả anh? Em thấy trừ điểm B và vật có khối lượng M ra thì toàn bộ dây BC đều dao động điều hoà đấy chứ ạ:| Mà T' là chu kì của dao động điều hòa của con lắc nhỏ m hả anh?
 
S

songtu009

Hình vẽ sai ai hiểu mà giải chứ :|
Trước đây anh từng gặp bài giống như thế này rồi này rồi.
2.jpg

Trong quá trình dao động, không có ngoại lực tác dụng nên khối tâm G của hệ M + m không đổi.
Đặt CG = x, xem như m là một con lắc đơn có điểm treo là m, có tần số dao động bằng tần số dao động của xe.
Vì g là khối tâm nên:
[TEX]\frac{M}{m} = \frac{x}{BC-x} \Rightarrow x = \frac{M*BC}{m+M}[/TEX]
Mặc khác:
[TEX]T = 2\pi\sqrt[]{\frac{x}{g}}[/TEX]
Vậy
[TEX]BC = \frac{(m+M)T^2g}{4\pi^2M}[/TEX]
 
H

huutrang1993

Anh ơi,điểm O là trọng tâm của hệ Mm hả anh? Em thấy trừ điểm B và vật có khối lượng M ra thì toàn bộ dây BC đều dao động điều hoà đấy chứ ạ:| Mà T' là chu kì của dao động điều hòa của con lắc nhỏ m hả anh?
Xét vật M tại biên bên phải, vật m tại biên bên trái, sau đó 1/2 chu kì thì M ở biên trái, m ở biên phải
Do M và m chuyển động ngược chiều nên chúng luôn cắt nhau tại 1 điểm, đó là điểm O, trọng tâm chung và cũng là tâm dao động

T' là chu kì dao động con lắc đơn m

Ngay câu đầu trong bài c/m, anh đã nói
"Ta thừa nhận không chứng minh: hệ đang dao động điều hòa", nghĩa là mọi điểm của hệ M,m đều dao động điều hòa, bao gồm cả điểm B
 
Top Bottom