[LÍ 12]Con lắc lò xo chịu tác dụng của lực ma sát.Help!

L

learninghard

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một con lắc lò xo có độ cứng K = 100N/m thẳng đứng, treo vật có khối lượng m = 0,5 kg. Ban đầu kéo vật khỏi VTCB 5cm rồi buông nhẹ cho vật dao động. Trong dao động vật chịu tác dụng của lực cản có độ lớn 1/100 trọng lực tác dụng lên vật.Số lần vật qua vTCB kể từ khi thả vật đến khi vật dừng hẳn là?

Các bạn giải chi tiết giùm mình nhé.Đừng chỉ đưa đáp án hoặc giải qua loa, nếu thế thì đừng giải còn hơn.Thanks
 
Last edited by a moderator:
H

harry18

Một con lắc lò xo có độ cứng K = 100N/m thẳng đứng, treo vật có khối lượng m = 0,5 kg. Ban đầu kéo vật khỏi VTCB 5cm rồi buông nhẹ cho vật dao động. Trong dao động vật chịu tác dụng của lực cản có độ lớn 1/100 trọng lực tác dụng lên vật.Số lần vật qua vTCB kể từ khi thả vật đến khi vật dừng hẳn là?
Xét hệ ở chu kì dao động đầu tiên.

Năng lượng ở dao động ban đầu là: [TEX]W_o = \frac{1}{2}kA_o^2[/TEX]

Gọi A1 là biên độ của dao động ở chu kì kế tiếp.

Năng lượng của dao động ở dao động sau là: [TEX]W_1 = \frac{1}{2}kA_1^2[/TEX]

Độ giảm năng lượng của hai dao động chính là công của ngoại lực. Khi đó ta có:

[TEX]F.4A = W_o - W_1 = \frac{1}{2}k.( A_o^2 - A_1^2 ) = \frac{1}{2}k.( A_o - A_1 )( A_o + A_1 ) \approx k.A.\Delta A[/TEX]

[TEX]\Rightarrow \Delta A = \frac{4F}{k} = 0,002 m = 0,2 cm.[/TEX]

Vậy sau mỗi chu kì, biên độ dao động giảm 0,2 cm. Số chu kì của con lắc có thể dao động là:

[TEX]n = \frac{A}{\Delta A} = 25 [/TEX](chu kì)

Vậy số dao động thực hiện là: 2n = 50 dao động.
 
Top Bottom