[ Lí 12 ] 1 câu hỏi về điện từ trường

L

lequangvinh9x

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các bạn làm ơn cho mình biết câu trả lời của câu hỏi này nha!
Câu hỏi 2 SGK nâng cao trang 129: Có ý kiến cho rằng không gian bao quanh 1 điện tích có thể chỉ có điện trường nhưng cũng quanh điện tích đó có thể có điện từ trường. Ý kiến này đúng hay sai? Vì sao?
Mình học 2 giáo viên lí, 1 gv ở lớp, 1 gv dạy thêm, mỗi người nói 1 kiểu. Giáo viên ở trên lớp thì nói là đúng vì còn tùy thuộc vào hệ quy chiếu mà mình chọn. Còn ông giáo dạy thêm thì bảo là sai vì điện trường và từ trường ko bao giờ tồn tại độc lập với nhau.
Mỗi người dạy 1 kiểu. Khó hiểu luôn
 
P

pqnga

Theo mình thì câu này đúng vì nếu các phần tử xung quanh nó đứng yên 1 cách tuyệt đối so với điện tích đó thì xung quang nó chỉ tồn tại điện trường. Còn nếu các phần tử xung quanh nó chuyển động thì sẽ xuất hiện điện từ trường
 
Last edited by a moderator:
B

bongtuyet124

mình nghĩ là sai, giải thích giống thầy dạy thêm bạn nói á. câu đó được ghi trong SGK trang 129 luôn đó
 
O

oanhonkiem

ô
cả 2 người họ nói đều đúng
xem lại định nghĩa thì thấy ko có mâu thuẫn với nhau
em mới học 11 các anh đọc lại sách 11 đi nó có viết đó
 
P

pqnga

câu này các bạn nên đọc kĩ đề! Nó nói là có thể có điện trường _ điều này đúng (giải thích tớ đã nói ở trên ). Nó cũng có thể có điện từ trường_ là điện từ trường chứ không phải là từ trường===> câu này đúng
 
T

trytostudy

câu này là hoàn toàn đúng...với 1 điện tích đứng yên thì chỉ có điền trường,nhưng với 1 điện tích chuyển động thì có cả từ trường nữa
 
P

pqnga

Hic không ai để ý đến chữ ĐIỆN TỪ TRƯỜNG ở đằng sau ak`? câu này đúng là giải thích như trên đó
 
P

pices1990

theo mình thi đúng: vi` điện trường sẽ sinh ra từ trường và ngựơc lại từ trường sinh ra đien trường ( diện trường và từ trường tương hỗ với nhau =>>>điện từ trường)
________________
1+1=2
 
L

laotama

Điện tích sinh ra điện trường bất kể nó đứng yên hay chuyển động,nhưng điện tích chỉ sinh ra từ trường khi nó chuyển động.
Nói cách khác: xung quanh điện tích chuyển động có cả điện trường và từ trường,còn xung quanh điện tích đứng yên thì chỉ có điện trường (điện trường tĩnh)
mình nghĩ vậy
 
H

haiyencoilolem

trả lời câu hỏi về điện từ trường của Lequangvinh9x

Theo Maxwell nếu nh­ trong không gian có 1diện trường ( đtr) biến thiên theo t/g thì sẽ làm xh xung quanh nó 1 từ truờng (t tr) biến thiên ( đtr biến thiên càng mạnh thì thì ttr biến thiên xh càng nhanh . Đến lượt mình thì ttr biến thiên lại làm xh đtr biến thiên( ttr biến thiên càng mạnh thì thì đtr biến thiên xh càng nhanh)\Rightarrow đtr biến thiên & ttr biến thiên k thể tách rời nhau, vì vậy chúng \exists bằng cách làm xh lẫn nhau
Vì vậy cách nói đtr biến thiên sinh ra ttr biến thiên (hay ngược lại) k cã í nghĩa là trường vật chất này sinh ra trường vật chất kia. Thực tế đtr biến thiên & ttr biến thiên xh đồng thời & k thể tách rời. Nó chính là thộc về 1 truờng vật chất duy nhất là tru­ờng đện từ/
Thực tế k thể \exists 1 đtr độc lập(đtr tĩnh) hoặc 1 ttr độc lập(ttr tĩng) bởi vì k có 1 trạng thái nào của vật chất là đứng yên tuyệt đối bởi 1 điện tích được gọi là đứng yên trong hệ quy chiếu A thì đtr ở xq nó ở hệ quy chiếu A là đtr tĩnh , nhưng so với hệ quy chiếu B chuyển động so với A thì dtr qua hệ quy chiếu B là đtr biến thiên . trong hệ quy chiếu B sẽ xh đtr biến thiên \Rightarrow xh ttr biến thiên tức là trong hệ quy chiếu B có đieenj từ.
Vậy trường đieenj từ là 1 truờng vật chất \exists khách quan trong k gian , có 2 mặt biểu hiện là đtr biến thiên & ttr biến thiên. Chính vì vậy trong 1 só trường hợp khi khảo sát 1 đtr độc lâp hay 1 ttr độc lập thìv phải gắn với hệ quy chiếu xác địng nào đó
kết luận : mọi ng đọc song thì chắc cũng bit câu trả lời của tui chứ! (đánh song 1 nâý mỏi hết cả tay):khi (163)::khi (184):
 
H

huchao765

ặC NÓI như HaiYen chắc nhìu bạn " hoa cả mắt" ^^
Xét theo hệchiquy chiếu 1 thì chì co ĐT , còn theo hệ quy chiếu 2 thì chỉ có TT. Nhưng xét 1 cách tổng thể thí luôn có cả ĐT & TT cùng tồn tại song song.
Điều cần gở rối :là do chỉ nhìn về 1 phía nên đi đến Kl chỉ có 1 cái duy nhất ==>Sai
Vậ cả thầy và cô của bạn đều có cái " lý" riêng của mình
 
T

tduynhat

Mình cũng nghĩ giống như Laotama. Khi chuyển động thì xung quanh điện tích luôn luôn tồn tại điện trường và từ trường>> điện từ trường. CÒn khi điện tích đứng yên chỉ có điện trường tĩnh !
Chúc thành công !
 
Y

yoyo2x

Điện trường và từ trường luôn tồn tại cùng nhau. Điện trường và từ trường là 1 chỉnh thể thống nhất của điện từ trường. Nhưng xung quanh điện tích đứng yên chỉ có điện trường ( điện trường tĩnh)
 
H

haiyencoilolem

ặC NÓI như HaiYen chắc nhìu bạn " hoa cả mắt" ^^
Xét theo hệchiquy chiếu 1 thì chì co ĐT , còn theo hệ quy chiếu 2 thì chỉ có TT. Nhưng xét 1 cách tổng thể thí luôn có cả ĐT & TT cùng tồn tại song song.
Điều cần gở rối :là do chỉ nhìn về 1 phía nên đi đến Kl chỉ có 1 cái duy nhất ==>Sai
Vậ cả thầy và cô của bạn đều có cái " lý" riêng của mình

huchao765: xét 1 cách tỏng quát theo ban nghĩa là j nhỉ ? Mình thấy lập luận của mình hoàn toàn chính xác........và k hề rắc rói tẹo nào/:khi (200):
 
U

unbreakable1990

Theo Maxwell nếu nh­ trong không gian có 1diện trường ( đtr) biến thiên theo t/g thì sẽ làm xh xung quanh nó 1 từ truờng (t tr) biến thiên ( đtr biến thiên càng mạnh thì thì ttr biến thiên xh càng nhanh . Đến lượt mình thì ttr biến thiên lại làm xh đtr biến thiên( ttr biến thiên càng mạnh thì thì đtr biến thiên xh càng nhanh)\Rightarrow đtr biến thiên & ttr biến thiên k thể tách rời nhau, vì vậy chúng \exists bằng cách làm xh lẫn nhau
Vì vậy cách nói đtr biến thiên sinh ra ttr biến thiên (hay ngược lại) k cã í nghĩa là trường vật chất này sinh ra trường vật chất kia. Thực tế đtr biến thiên & ttr biến thiên xh đồng thời & k thể tách rời. Nó chính là thộc về 1 truờng vật chất duy nhất là tru­ờng đện từ/
Thực tế k thể \exists 1 đtr độc lập(đtr tĩnh) hoặc 1 ttr độc lập(ttr tĩng) bởi vì k có 1 trạng thái nào của vật chất là đứng yên tuyệt đối bởi 1 điện tích được gọi là đứng yên trong hệ quy chiếu A thì đtr ở xq nó ở hệ quy chiếu A là đtr tĩnh , nhưng so với hệ quy chiếu B chuyển động so với A thì dtr qua hệ quy chiếu B là đtr biến thiên . trong hệ quy chiếu B sẽ xh đtr biến thiên \Rightarrow xh ttr biến thiên tức là trong hệ quy chiếu B có đieenj từ.
Vậy trường đieenj từ là 1 truờng vật chất \exists khách quan trong k gian , có 2 mặt biểu hiện là đtr biến thiên & ttr biến thiên. Chính vì vậy trong 1 só trường hợp khi khảo sát 1 đtr độc lâp hay 1 ttr độc lập thìv phải gắn với hệ quy chiếu xác địng nào đó
kết luận : mọi ng đọc song thì chắc cũng bit câu trả lời của tui chứ! (đánh song 1 nâý mỏi hết cả tay):khi (163)::khi (184):

Bạn này nói đúng rồi
 
Last edited by a moderator:
B

b0ypr0_nkq_9x

dap' an

Đây là 1 đáp án đúng vì điện tích đó có thể là đứng yên hoặc chuyển động tuỳ thuộc vào hệ quy chiếu của người quan sát.
Điện tích đứng yên, chỉ có điện trường.
Điện tích chuyển động, có cả điện trường và từ trường hay trường điện từ
 
Top Bottom