[Lí 11] Dòng điện trong chất điện phân

D

duoisam117

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho mạch điện như hình vẽ:
[TEX]E=9V, \ r=0,5 \Omega[/TEX]

Image.jpg


B là bình điện phân dd CuSO4 vs các điện cực bằng đồng.

Đ là đèn 6V – 9W, R_b là biến trở.

(a) C ở vị trí [TEX]R_b = 12 \Omega[/TEX] thì đèn sáng bình thường. Tính khối lượng đồng bám vào Katod bình đện phân trong 1 phút, công suất tiêu thụ mạch ngoài và công suất của nguồn.

(b) Từ vị trí trên của con chạy C, nếu di chuyển C sang trái thì độ sáng của đèn và lượng đồng bám vào Katod trong 1 phút thay đổi thế nào ?
 
S

songtu009

Đèn sáng bình thường thì cường độ dòng điện qua nó là 1,5 A.
Hiệu điện thế hai đầu biến trở là 6V, cường độ qua biến trở là 0,5A.
Cường độ dòng mạch chính là 2A (qua bình điện phân).
[TEX]m_{Cu} = 64\frac{It}{96500*2}[/TEX]

Công suất tiêu thụ của nguồn tính theo công thức [TEX]P_n = I^2r[/TEX]
Công suất tiêu thụ mạch ngoài tính theo công thức:
[TEX]P = EI - P_n[/TEX]
Tính được điện trở của bình điện phân là: [TEX]R_p = \frac{E - Ir - U_đ}{I} = 1 \Omega[/TEX]
Dịch chuyển con chạy sang trái tức tăng điện trở của biến trở.
[TEX]U_{NP} = U\frac{R_{NP}}{R_p+R_{NP}+r}[/TEX]
Khi [TEX]R_{NP}[/TEX] tăng thì [TEX]U_{NP}[/TEX] sẽ tăng.
(chia tử và mẫu cho [TEX]R_{NP}[/TEX] sẽ thấy điều này.)
Vậy đèn sáng mạnh.
Cường độ dòng điện mạch chính giảm, do đó khối lượng đồng bám lên kathot trong 1 phút sẽ giảm.
 
S

songtu009

Xuất phát từ công thức [TEX]I_{mc} = I_{NP} [/TEX]
([TEX]I_{NP}[/TEX] là tổng cường độ dòng điện qua biến trở và đèn).
[TEX]Hay \frac{U}{R_{NP} + r+R_p} = \frac{U_{NP}}{R_{NP}}[/TEX]
Vậy [TEX]U_{NP} = ........[/TEX]
Điện trở biến trở tăng thì [TEX]R_{NP}[/TEX] tăng.
 
Top Bottom