Một quả cầu kim loại có thể tích V mang điện tích q nằm lơ lửng trong dầu. Cường độ điện trường trong dầu là E có phương thẳng đứng hướng xuống. Khối lượng riêng của quả cầu là D và của dầu là D0. Tính q. Biết bán kính quả cầu R = 1cm ; D = 7800 kg/m3 ; D0 = D/10 ; E = 104 V/m ; g = 9,8m/s2.
- q = 2500.10-8C.
- q = -2500.10-8C.
- q = 2880.10-8C.
- q = -2880.10-8C.
giải dùm tui bài này đi mấy ngừ =.='
Cần vẽ hình ra là làm được ngay thôi. Các lực tác dụng lên quả cầu là P, FA, Lực điện F
Theo định luật II Niuton Hợp của 3 lực này phải bằng không ( vì quả cầu nằm cân bằng trong dầu)
Mà P> FA \Rightarrow FA + F = P. Chiều của F tất nhiên phải cùng chiều với FA
( Xác định chiều của F này rất quan trọng vì sau khi tìm ra độ lớn của q , kết hợp với chiều của E ta có thể xác định được dấu của q)
Ta có F = P- FA
\Leftrightarrow F= gV ( D- Do)
\Leftrightarrow qE = gV ( D- Do)
\Rightarrow q = gV ( D- Do) / E
Kết hợp V= 4/3pi.r^3 nữa thế vào là xong.