[lí 11] đề thi hsg

H

hetientieu_nguoiyeucungban

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1)một vành tròn mảnh khối lượng m bán kính R đang quay quanh trục đi qua tâm và vuông góc với mặt phẳng của vành với vận tốc góc [TEX]\omega o[/TEX] thì được đặt nhẹ nhàng xuống chân của một mặt phẳng nghiêng góc [TEX]\alpha [/TEX] với phương ngang .hệ số ma sát trượt giữa vành và mặt phẳng nghiêng là [TEX]\mu [/TEX] .Bỏ qua ma sát lăn .
a/. tìm điều kiện của [TEX]\mu [/TEX] để vành có trượt lên mặt phẳng nghiêng .
b/ Khí điều kiện trên thỏa mãn,tìm thời gian để vành lên độ cao cực đại và quãng đường vành lên được trên mặt phẳng nghiêng .
picture.php

2)cho đặc trưng V-A của một yếu tố phi tuyến .
a/ khi mắc yếu tố này với nguồn điện E có điện trở trong rất nhỏ và điện trở đệm [TEX]R_1=300k\Omega [/TEX] thì khi dòng qua nó I1=0,5mA .khi giẩm điện trở đệm xuống còn [TEX]R_2=100k\Omega [/TEX] thì khi dòng I2=2I1 .hỏi dòng qua nó bằng bao nhiêu nếu nối tắt hai đầu điện trở đệm .
b/ cho Uo=100V .khi mắc yếu tố phi tuyến đó với nguồn có suất điện động E và điện trở trong[TEX]r=25k\omega[/TEX]thì dòng qua mạch là I1=2mA .Còn khi mắc nó với nguồn và điện trở đệm R=r thì dòng qua nó I2=1mA .Xác định suất điện động của nguồn

picture.php
 
Last edited by a moderator:
A

anhtrangcotich

Bài 1 nhé.

Vật chỉ có xu hướng trượt xuống.

Áp dụng ĐL II. [TEX]mgsina - mgcosa \mu = ma_1[/TEX]
Momen làm vật quay: [TEX]M = mgcosa \mu R = I.\frac{a_2}{R}[/TEX]
[TEX]mgcosa \mu = ma_2[/TEX]

Nếu vật trượt thì [TEX]a_1 > a_2[/TEX]

Khi vật lên độ cao cực đại thì chỉ có thế năng. Động năng quay của nó = 0. Ta chỉ việc áp dụng bảo toàn năng lượng.

[TEX]\frac{I\omega^2}{2} = mgh[/TEX]

P/s: Thay ava cho anh nhờ. Thật là sợ quá đi =.=
 
A

anhtrangcotich

Bài 2 nhá.

a) Khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu yếu tố này [TEX]< U_0[/TEX] thì không có dòng điện qua nó.
Khi hiệu điện thế đặt vào [TEX]> U_0[/TEX] thì đặc tuyến V - A là đường thẳng nên ta có thể suy ra [TEX]R[/TEX] của yếu tố này là hằng số.

Nếu mắc với [TEX]R_1[/TEX]
[TEX]I_1 = \frac{E - U_0}{R_1 + R}[/TEX]
Mắc với [TEX]R_2[/TEX]
[TEX]I_2 = \frac{E-U_0}{R_2+R}[/TEX]

Dựa vào hai phương trình ta tính được R. Có R thì tính được trường hợp kia.

b) Giải ngược thôi.

[TEX]I_1 = \frac{E - U_0}{R'+r}[/TEX]
[TEX]I_2 = \frac{E-U_0}{R'+2r}[/TEX]
 
H

hetientieu_nguoiyeucungban

1.
Một dòng điện chạy trên một dây dẫn thẳng dài có cường độ i=4,5 t^2 -10t .trong đó I tính bằng A và t tính bằng s Dây dẫn mang dòng điện I được đặt cách điện trên mặt phẳng của một khung dây dẫn hình vuông ABCD như hình vẽ . biết chiều dài mỗi cạnh của hình vuông là b=16cm và a=12cm .
a/ tính suất điện động trong khung dây ABCD tại thời điểm t=3s
b/xác định chiều dòng điện cảm ứng trong khung dây tại thời điểm t=3s
picture.php




2. Một mol khí lí tưởng đơn nguyên tử biến đổi theo một chu trình thuận nghịch được biểu diễn bằng hình chữ nhật 1-2-3-4-1 như hình vẽ .trong đó đoạn thẳng 2-4 có đường chéo kéo dài đi qua gốc tọa độ ,hia điểm 1 và 3 trên cùng một đường đẳng nhiệt .biết V1=V4=8,31dm^3 ,p1=p2=4.10^5 pa ;p3=p4=10^5pa
a/ tính nhiệt độ ở các trạng thái .?
b/ biểu diễn chu trình trên trong hệ tọa độ p-T
picture.php


3.
Một vật kính gồm hai thấu kính f1=20cm ,f2=-10cm đặt cách nhau khoảng l=15cm dùng hệ này thu ảnh của mặt trời .Hỏi nếu thay vật kính này bằng một thấu kính duy nhất thì :
a/ thấu kính này phải có tiêu cự bằng bao nhiêu để cho ảnh cùng kích thước như dùng hệ kính trước ?
b/ dùng cách vẽ để xác định vị trí đặt thấu kính khi vị trí dặt màn không thay đổi ?
 
A

anhtrangcotich

375254cf322c735a3eecb1bb59a96df5_36553643.n1.jpg


Bài nhiệt:

Từ 1 ---> 2 là quá trình đẳng áp, T tăng thì V tăng.
Từ 2 ---> 3 là quá trình đẳng tích (đồ thị P - T có đường kéo dài qua gốc tọa độ). 3 lại nằm trên đường đẳng nhiệt.
Từ 3 ----> 4 là quá trình đẳng áp.
Từ 4----> 1 là đẳng tích.

Xét vị trí của 2 - 4:

[TEX]\frac{P_2V_2}{T_2} = \frac{P_4V_4}{T_4}[/TEX]

Giả sửa [TEX]P_2 = nP_4 \Rightarrow V_2 = nV_4[/TEX]

Vậy [TEX]\frac{n^2}{T_2} = \frac{1}{T_4} \Rightarrow \frac{T_4}{T_2} = \frac{1}{n^2}[/TEX]

Vậy từ [TEX]4 ---> 2[/TEX] là một cung của đồ thị [TEX]y = \frac{1}{x^2}[/TEX] nhưng ta không cần xét vì đã biết 4 điểm rồi.
 
A

anhtrangcotich

Bài quang:

Vì ánh sáng mặt trời là chùm tia song song nên theo lý thuyết, nó sẽ hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính thội tụ.

Ta phải thay thế hệ thấu kính trên bằng một thấu kính hội tụ D. Để ảnh của mặt trời qua hệ kính bằng với ảnh qua D thì D phải có tiêu cự sao cho các tia sáng qua nó phải có hình dạng hội tụ giống như chùm sáng qua hệ 2 thấu kính.
fea54fd128633bb3c9c68850ea280fc8_36679828.u8.jpg


Qua TKPK ta có [TEX]d = {-5} cm[/TEX]

[TEX]\frac{1}{d'} = \frac{1}{f} - \frac{1}{d} = \frac{1}{10} \Rightarrow d = 10 cm[/TEX]

Thấu kính có tiêu cự là [TEX]f' = |f| + |d| = 20 cm[/TEX] sẽ thỏa mãn tính chất trên (góc của tia sáng ra thấu kính giống góc của tia ra từ hệ thấu kính)
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom