lí 10. Chất khí

A

anh_thunder

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. ống thủy tinh dài 60 cm thẳng đứng , đầu kín ở dưới , đầu hở ở trên . Cột không khí cao 20 cm trong ống bị giam bởi cột thủy ngân 40 cm . Áp suất khí quyển Po = 80cmHg . nhiệt độ không đổi . Khi ống bị lật ngược , hãy
a, tính độ cao cột thủy ngân còn lại trong ống
b, tìm chiều cao ống để toàn bộ cột thủy ngân không chảy ra ngoài
2. Trong một ống nhỏ dài , tiết diẹn đều , một đầu kín , một đầu hở . lúc đầu ống đặt thẳng đứng , miệng ống ở trên . trong ống, về phía đáy có một cột không khí dài l1= 45 cm và đc ngăn cách với bên ngoài bằng cột thủy ngân dài h=15cm . áp suất khí quyển 75 cmHg và nhiệt độ không đổi . tính chiều cao của cột không khí chứa trong ống trong các trường hợ sau
a, ống đặt thẳng đứng , miệng ống ở dưới
b, ống đặt nghiêng góc 30 độ so vs phương ngang , miệng ở trên
c, ống đặt nằm ngang
 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11

Câu 1:

a) Xét cột khí lúc đầu trong ống:
Trạng thái đầu: $p_1=p_o+40 , \ \ V_1=S.20$
Trạng thái khi ống bị úp ngược, hệ cân bằng:
$p_2=p_o-h \ \ \ \ \ V_2=S(60-h)$
Quá trình biến đổi khí trên là quá trình đẳng nhiệt. Ta có:

$p_1V_1=p_2V_2$


Từ đây chỉ việc tính toán đại số, thay số là ra $h$ nhé!

Đáp số: hình như $20cm$ thì phải

b)

Gọi $H$ là độ dài tối thiểu của ống để thoả mãn bài ra.

Khi ấy, lượng khí trong ống sẽ có những thông số như sau:
Trạng thái đầu: như trên
Trạng thái sau: $p_3=p_o-40, \ \ \ \ \ V_3=(H-40)S$

Đẳng nhiệt, ta có:

$p_1V_1=p_3V_3$

Đến đây là việc của Toán, ...

Đáp số: Chiều dài tối thiểu có lẽ là 100cm

Chúc bạn học tốt! :)
 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11

Bài 2

Bạn có thể tham khảo bài làm của mem này nhé! ;)

________________________________________

Bài này liên quan tới tính áp suất.

Ban đầu, khi đặt ống thẳng đứng miệng hướng lên trên, ta có thể tính áp suất của không khí bên trong.

[TEX]P = P_0 + dh[/TEX] với [TEX]d[/TEX] là trọng lượng riêng thủy ngân.

Cũng có thể tính theo công thức [TEX]P = 76 + h [/TEX] (lấy đơn vị là mmHg)

Nếu úp miệng ống xuống, thủy ngân sẽ dịch chuyển làm giảm áp suất không khí bên trong.

Sau khi cân bằng, áp suất bên trong sẽ là [TEX]P' = 76 - h[/TEX]

Ta có thể áp dụng phương trình đẳng nhiệt để tính xem chiều cao của cột không khí lúc này là bao nhiêu.

[TEX]P.L_1.S = P'.L_2.S[/TEX]

Tương tự khi để nghiêng góc 30 độ thì áp suất bên trong sau cân bằng là [TEX]P" = 76 + h.sin30^0[/TEX]

Khi để nằm ngang thì [TEX]P"' = 76 mmHg[/TEX]
 
Top Bottom