[Lí 10]-Bài tập tổng hợp

P

pesaubuon98

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài tập chất khí.

Một quả bóng có dung tích 1,8l.Bơm không khí ở áp suất 10^5pa vào bóng,mỗi lần bơm đc 100cm^3 không khí.Tính áp suất của không khí trong quả bóng sau 54 lần bơm.coi quả bóng trước khi bơm không có không khí và trong khi bơm nhiệt độ của không khí không thay đổi.
GIÚP MÌNH VỚI NHÁ,CHI TIẾT CÀNG TỐT Ạ
CÁM ƠN MỌI NGƯỜI NHIỀU NHA:):):):):):):):):):):):):):):):):)
 
S

saodo_3

Một quả bóng có dung tích 1,8l.Bơm không khí ở áp suất 10^5pa vào bóng,mỗi lần bơm đc 100cm^3 không khí.Tính áp suất của không khí trong quả bóng sau 54 lần bơm.coi quả bóng trước khi bơm không có không khí và trong khi bơm nhiệt độ của không khí không thay đổi.
GIÚP MÌNH VỚI NHÁ,CHI TIẾT CÀNG TỐT Ạ
CÁM ƠN MỌI NGƯỜI NHIỀU NHA:):):):):):):):):):):):):):):):):)


Tổng thể tích khí ở 10^5 Pa cần bơm vào bóng là: [TEX]V = n.v = 54.0,1 = .....[/TEX] (Lít)

Sau khi bơm vào bóng, toàn bộ khối khí này có thể tích V' = 1,8 lít và áp suất P'

Em áp dụng phương trình đẳng nhiệt cho khối khí đó để tìm P'. [TEX]P.V = P'V'[/TEX]
 
P

pesaubuon98

Tổng thể tích khí ở 10^5 Pa cần bơm vào bóng là: [TEX]V = n.v = 54.0,1 = .....[/TEX] (Lít)

Sau khi bơm vào bóng, toàn bộ khối khí này có thể tích V' = 1,8 lít và áp suất P'

Em áp dụng phương trình đẳng nhiệt cho khối khí đó để tìm P'. [TEX]P.V = P'V'[/TEX]

a ơi cái chỗ V = n.v = 54.0,1 = .....[/TEX] (Lít) a đổi 100cm^3 ra đó ạ,đổi ra đơn vị gì thế ạ
 
T

thuong0504

Một quả bóng có dung tích 1,8l.Bơm không khí ở áp suất 10^5pa vào bóng,mỗi lần bơm đc 100cm^3 không khí.Tính áp suất của không khí trong quả bóng sau 54 lần bơm.coi quả bóng trước khi bơm không có không khí và trong khi bơm nhiệt độ của không khí không thay đổi.

Áp dụng định luật Bôi-lơ... ta có:

$P_1.V_1$=$P_2.V_2$

\Leftrightarrow$54.0,1.P_1$=$1,8.10^5$

\Leftrightarrow$P_1$=...

Chú ý: Đổi 100$cm^3$=0,1$dm^3$ (l)
 
Last edited by a moderator:
P

pesaubuon98

Bài tập về áp suất chất lỏng

Trong một máy ép dùng chất lỏng, mỗi lần píttông nhỏ đi xuống một đoạn 0,4m thì píttông lớn được nâng lên một đoạn 0,02m. Lực tác dụng lên vật đặt trên píttông lớn là bao nhiêu, nếu tác dụng vào píttông nhỏ một lực f = 800N.
F = 12000N.
F = 14000N.
F = 16000N.
F = 18000N.
 
N

nhatvy2606

[Lý 10] Bài tập công và công suất

1. Một ô tô có khối lượng m = 1,2 tấn chuyển động đều trên mặt đường nằm ngang với vận tốc v = 36km/h. Biết công suất của động cơ ô tô là 8kW. Tính lực ma sát của ô tô và mặt đường.

2. Một vật có khối lượng m = 0,3 kg nằm yên trên một mặt phẳng ngang không có ma sát. Tác dụng lên vật lực kéo F = 5N hợp với phương ngang một góc [tex]\alpha[/tex] = 30 độ.
a) Tính công do lực thực hiện sau thời gian 5s.
b) Tính công suất tức thời tại thời điểm cuối.
c) Giả sử giữa vật và mặt phẳng có ma sát trượt với hệ số [tex]\mu[/tex] = 0,2 thì công toàn phần có giá trị bằng bao nhiêu?
 
C

congratulation11

Trong một máy ép dùng chất lỏng, mỗi lần píttông nhỏ đi xuống một đoạn 0,4m thì píttông lớn được nâng lên một đoạn 0,02m. Lực tác dụng lên vật đặt trên píttông lớn là bao nhiêu, nếu tác dụng vào píttông nhỏ một lực f = 800N.
F = 12000N.
F = 14000N.
F = 16000N.
F = 18000N.

Phần thể tích chất lỏng từ bình nhỏ sang bình lớn chính bằng phần thể tích chất lỏng mà bình lớn nhận được từ bình nhỏ.

Ta có:

$V=0,4.S_n=0,02S_l \\ \rightarrow \frac{S_n}{S_l}=\frac{1}{20}$

Theo định luật Paxcan, ta có:

$p_n=p_l \leftrightarrow F_n/S_n=F_l/S_l \\ \rightarrow \frac{S_n}{S_l}=\frac{F_n}{F_l}=\frac{1}{20}$

Như vậy lực tác dụng lên pitton lớn là:

$F_l=20F_n=20f=20.800=16000 \ \ (N)$

Vậy ta chọn đáp án thứ 3.
 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11

1. Một ô tô có khối lượng m = 1,2 tấn chuyển động đều trên mặt đường nằm ngang với vận tốc v = 36km/h. Biết công suất của động cơ ô tô là 8kW. Tính lực ma sát của ô tô và mặt đường.

2. Một vật có khối lượng m = 0,3 kg nằm yên trên một mặt phẳng ngang không có ma sát. Tác dụng lên vật lực kéo F = 5N hợp với phương ngang một góc [tex]\alpha[/tex] = 30 độ.
a) Tính công do lực thực hiện sau thời gian 5s.
b) Tính công suất tức thời tại thời điểm cuối.
c) Giả sử giữa vật và mặt phẳng có ma sát trượt với hệ số [tex]\mu[/tex] = 0,2 thì công toàn phần có giá trị bằng bao nhiêu?

$\fbox{Câu 1:}$

Đổi 36km/h=10m/s

Lực phát động ô tô cđ là:

$F=\frac{P}{v}=\frac{8000}{10}=800 \ \ (N)$

Vì ô tô nó cđ đều nên:

$F_{ms}=F=800 \ \ (N)$

Đáp số: ...

$\fbox{Câu 2:}$

a) Gia tốc cđ của vật:

$a=\frac{F.cos30^o}{m} \approx 14,43 \ \ (m/s^2)$

Sau 5s, vật đi được quãng đường là:

$S=\frac{1}{2}at^2\approx 180,42 \ \ (m/s^2)$

Như vậy, công cần tìm là:

$A=F.S.cos30^o=781,24 \ \ (J)$

b)
Tai thời điểm cuối, vật có vận tốc là:

$V=at=14,43.5=72,15 \ \ (m/s)$

Công suất cần tìm là:

$P=F.cos30^o.V=312,42 \ \ (W)$

c)

Lực ma sát tác dụng lên vật có độ lớn là:

$F_{ms}=mg.\mu=0,6 \ \ (N)$

Hợp các lực theo phương ngang tác dụng vào vật có độ lớn là:

$F_{hl}=F.cos30^o-F_{ms}=3,73 \ \ (N)$

Gia tốc cđ của vật khi có thêm lực ma sát là:

$a'=\frac{F_hl}{m}=12,43 \ \ (m/s^2)$

Công toàn phân cần tìm:

$A'=F_{hl}.S=3,73.\frac{1}{2}12,43.5^2=579,55 \ \ (J)$

Đáp số: ...
 
Last edited by a moderator:
I

idangcap98

bai 1

1. Một ô tô có khối lượng m = 1,2 tấn chuyển động đều trên mặt đường nằm ngang với vận tốc v = 36km/h. Biết công suất của động cơ ô tô là 8kW. Tính lực ma sát của ô tô và mặt đường.

Vì oto chuyển động thẳng đều
f=fms
ta có
p=A/t=fs/t=fs/s/v=fv
f=p/v=8000/10=800

không biết có đúng không nũa nhưng minh chi lam đk thể thui
 
Last edited by a moderator:
T

thaonhi_98

Chất lỏng

1. Một thanh mảnh được uốn thành hình tam giác ABC vuông tại A. AB= 8cm, AC=6cm được thả nổi trên mặt nước sau đó nhỏ vào trong phần giới hạn bởi tam giác 1 ít nước xà phòng cho hệ số căng bề mặt của nước là 72,8.10^-3 N/m. của xà phòng là 40.10^-3. Cho rằng tam giác ABC không bị biến dạng. Xác định tổng hợp lực căng bề mặt tác dụng lên mỗi cạnh của tam giác ABC.
 
C

congratulation11

1. Một thanh mảnh được uốn thành hình tam giác ABC vuông tại A. AB= 8cm, AC=6cm được thả nổi trên mặt nước sau đó nhỏ vào trong phần giới hạn bởi tam giác 1 ít nước xà phòng cho hệ số căng bề mặt của nước là 72,8.10^-3 N/m. của xà phòng là 40.10^-3. Cho rằng tam giác ABC không bị biến dạng. Xác định tổng hợp lực căng bề mặt tác dụng lên mỗi cạnh của tam giác ABC.

Áp dụng Py ta go, dễ tính được $BC=10 \ \ cm$

Mỗi cạnh của $\Delta ABC$ sẽ chịu 2 lực căng bề mặt. Hai lực này ngược chiều nhau.

Xét cạnh AB: $F_{AB}= AB |72,8.10^-3 -40.10^-3|=0,08.0,0328 \approx 2,6.10^-3 \ \ (N)$

Làm tương tự, ta được : $F_{AC} \approx 2.10^-3 \ \ (N) \\ F_{BC} \approx 3,3.10^-3 \ \ (N)$
 
Last edited by a moderator:
X

xipovt

BÀi tâp về lực căng bề mặt

một khung dây mảnh phẳng hình vuông ABCD có cãnh dài 40mm , trọng lượng P = 5,4 .10^-3 N được đạt tiếp xúc nằm ngang trên bề mặt xà phòng . Cho suất căng mặt ngoài của xà phòng là 0.045N /m . Bit61 đường kính dây nhỏ so với cạnh khung dây.
Tính lực căng bề mặt tác dụng lên cạnh CD của khung dây
Tính lực kéo nhỏ nhất đ863 có thể nhấc khung dây ra khỏi dd xà phòng
 
C

coganghoctapthatgioi

Vật lí 10. Tìm thời gian...

Ở cùng một điểm trên cao. hai vật được ném ngang cùng thời điểm với vận tốc đầu ngược chiều nhau. Sau bao lâu từ lúc ném thì vec tơ vận tốc của hai vật vuông góc với nhau.
Giải giúp mình với hệ quy chiếu gắn vât 1 hoặc 2.

Tiêu đề cần phản ánh nội dung bài viết. Mong bạn rút kinh nghiệm! :)
 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11

một khung dây mảnh phẳng hình vuông ABCD có cãnh dài 40mm , trọng lượng P = 5,4 .10^-3 N được đạt tiếp xúc nằm ngang trên bề mặt xà phòng . Cho suất căng mặt ngoài của xà phòng là 0.045N /m . Bit61 đường kính dây nhỏ so với cạnh khung dây.
Tính lực căng bề mặt tác dụng lên cạnh CD của khung dây
Tính lực kéo nhỏ nhất đ863 có thể nhấc khung dây ra khỏi dd xà phòng

Khi đặt khung dây tiếp xúc nằm ngang trên mặt xà phòng thì: lực căng bề mặt tác dụng lên khung dây có hướng từ trên xuống.

Đường kính dây nhỏ so với cạnh khung dây nên coi độ dài mặt ngoài và trong của phần dây CD là như nhau.

Do đó: $F_c = 2.0,04.0,045=0,0036 \ \ (N)$

Lực kéo nhỏ nhất để có thể nhấc khung dây ra khỏi xà phòng là:

$F=F_c+P$

Đến đây bạn tự thay số và tính toán nhé! :)
 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11

Ở cùng một điểm trên cao. hai vật được ném ngang cùng thời điểm với vận tốc đầu ngược chiều nhau. Sau bao lâu từ lúc ném thì vec tơ vận tốc của hai vật vuông góc với nhau.

Gọi $V_{o1}, \ \ V_{o2}$ lần lượt là vận tốc ban đầu của vật 1 và 2.

Tại 1 thời điểm bất kì,
--Vật 1: có vận tốc $V_1$, thành phần: $V_{x1}, \ \ V_{y1}$
--Vật 2: có vận tốc $V_2$, thành phần: $V_{x2}, \ \ V_{y2}$

Gọi góc hợp bởi V1, V2 và phương ngang lần lượt là: $\alpha, \ \ \beta$

Ta thấy: $tan\alpha=\frac{V_{y1}}{V_{x1}} = \frac{gt}{V_{o1}} \\ tan\beta=\frac{V_{y2}}{V_{x2}}=\frac{gt}{V_{o2}}$

Để V1 và V2 vuông góc thì:

$\alpha + \beta =90^o \\ \rightarrow tan\alpha.tan\beta=1$

Như thế, ta có: $\frac{g^2t^2}{V_{o1}.V_{o2}} =1 \\ \rightarrow t=...$

Giải giúp mình với hệ quy chiếu gắn vât 1 hoặc 2.
Còn cái này tớ chưa biết giải sao ... :D
 
Last edited by a moderator:
D

demon311

Hệ quy chiếu là gắn một vật vào hệ trục toạ độ rồi thường là áp dụng định luật II Newton để mà xét các lực trên 2 trục toạ độ. Từ đây có thể biết các lực....
 
H

hong10a4

Mọi người giải gấp giùm mình , mình cần gấp
1, • Bài 1 : 1 viên đạn có khối lượng 2kg được bắn lên từ mặt đất với v= 30m/s. Lấy g= 10m/s^2. Tính
a. Vận tốc của viên đạn khi ở độ cao 35m.
b. Biết khi viên đạn ở độ cao 35m thì nổ thành 2 mảnh một mảnh bay theo phương ngang với v = 80m/s. Tính vận tốc mảnh thứ 2.
• Bài 2: một viên đạn 5g bay ngang với vạn tốc 600m/s cắm sâu vào thân cây 4cm
a. Tìm lực cản trung bình của thân cây tác dụng lên viên đạn.
b. Tính thời gian mà đạn chuyển động trong thân cây tới khi dừng lại.
• Bài 3 : một bơm tay có chiều cao h= 50cm, đường kính đ= 5cm. Người ta dùng bơm này để đưa không khí vào trong săm xe đạp. Hỏi phải bơm bao lâu để đưa vào săm 7lít khí có áp suất 5.10^5 N/m^2. Biết thời gian mỗi lần bơm là 2,5s và áp suất ban đầu của săm bằng áp suất khí quyển = 10^5 N/m^2.

Chú ý: Tiêu đề phản ánh đúng nội dung hỏi bài
 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11

Bài 1: Chọn mốc tính thế tại mặt đất. Nếu bỏ qua sức cản của kk thì cơ năng của vật là 1 đại lượng bảo toàn. $W=const$

a) Cơ năng của vật tại mặt đất là: $W=\dfrac{1}{2}mv_o^2=\dfrac{1}{2}2.30^2=900 \ \ (J) \ \ (1)$
Cơ năng của vật tại độ cao 35m so với đất: $W=\dfrac{1}{2}mv^2+mgh=v^2+700 \ \ (J) \ \ (2)$
[$v$ là vận tốc cần tìm]​
Từ $(1)$ và $(2)$, ta có: $900=700+v^2 \rightarrow v=10\sqrt{2} \ \ (m/s)$

Đáp số: $v=10\sqrt{2} \ \ (m/s)$

b)Chọn hệ khảo sát: viên đạn.
Vì trong quá trình nổ, nội lực rất lớn so với ngoại lực nên động lượng của hệ được bảo toàn
Ta có: $\vec p=\vec p_1+\vec p_2$
picture.php


Với: $p=mv=20\sqrt{2} \ \ (Ns);$

Bài này không cho dữ kiện về khối lượng của 2 mảnh nên ta gọi khối lượng 2 mảnh lần lượt là $m_1, \ \ m_2$

Như thế: $p_1=m_1.v_1=80m_1$

Theo tam giác vecto, ta có: $p_2=\sqrt{p_1^2+p_2^2}=\sqrt{6400m_1^2+800}$
Vận tốc mảnh 2 là: $v_2=\dfrac{p_2}{m_2}=\dfrac{\sqrt{6400m_1^2+800}}{m_2}$

Vậy: ....
-------------------------------------
Bài 2: Đổi $4cm=0,04m; \ \ 5g=0,005kg$

a) Gia tốc cđ của đạn tính từ lúc bắt đầu cắm vào thân cây: $a=\dfrac{v^2-v_o^2}{2s}=\dfrac{-600^2}{2.0,04}=-4500000 \ \ (m/s^2)$

Lực cản trung bình của thân cây là: $F=-ma=-0,005.(-4500000)=22500 \ \ (N)$

Đáp số: $22500 \ \ N$

b) Thời gian mà đạn cđ trong thân cây đến khi dừng lại là: $t=\dfrac{0-600}{-4500000}=\dfrac{1}{7500} \ \ (s)$

Đáp số: $\dfrac{1}{7500} \ \ s$
----------------------
Bài 3:
Thể tích khí ở áp suất khí quyển cần đưa vào bơm là:

$V_1=\dfrac{V_2p_2}{p_1}=\dfrac{7.5.10^5}{10^5}=35 \ \ (l)$

Thể tích khí được đưa vào săm sau mỗi lần bơm:

$V_o=(\pi\dfrac{d^2}{4})h=\pi\dfrac{(0,5)^2}{4}.5=\dfrac{5\pi}{16} \ \ (l)$

Số lần bơm cần thiết là: $n=\dfrac{V_1}{V_o}=....$

Thời gian bơm là: $t=n.2,5=... \ \ (s)$

Đáp số: ...
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom