"Mỗi tác phẩm chân chính phải là lời đề nghị về lẽ sống"
Suy nghĩ và làm rõ lời đề nghị về lẽ sống của tác giả qua "Thuật Hoài" của Phạm Ngũ Lão.
* Giải thích:
- Tác phẩm chân chính là gì? (Là tác phẩm sống mãi, trường tồn cùng thời gian, mang lại giá trị tốt đẹp cho văn học và cuộc sống.)
- Lời đề nghị (đưa ý kiến, yêu cầu đến với mọi người.)
- Lẽ sống là gì? (Giá trị, ý nghĩa sống đẹp)
-> truyền tải đến người đọc thông điệp về lẽ sống sâu sắc
-> Đề cập tới mối liên hệ giữa văn học và cuộc đời.
* Bàn luận:
- LLVH: dựa trên kiến thức về giá trị hiện thực và giá trị nhận thức)
- Phân tích chứng minh:
+ Tác phẩm đưa đến người đọc về lẽ sống- có công danh với núi sông:
- Khát vọng của trang nam nhi đời Trần được thể hiện qua cụm từ “nợ công danh”.
- Đây là nội dung quen thuộc của văn học trung đại, là khát vọng lập công, lập danh- xuất phát từ ý thức, trách nhiệm vai trò của trang nam nhi trong xã hội.
- Nguyễn Công Trứ từng viết:
“Chí làm trai nam bắc tây đông
Cho thỏa sức vẫy vùng bốn biển
Hay
Làm người sống ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
- -> Tác dụng: Khách lệ, cổ vũ nam tử hán cống hiến tài trí xây dựng đất nước, từ bỏ lối sống ích kỷ, tầm thường.
+ Với PNL, chí nam nhi gắn với công cuộc chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước.
+ Tác giả ý thức “còn vương nợ” nghĩa là chưa trả hết nợ công danh cho cuộc đời.
- Nỗi thẹn của tác giả:
+ Thẹn với ai? Thẹn với Vũ Hầu Gia Cát Lượng- một bậc tài trí tuyệt định trong lịch sử Trung Quốc có công giúp Lưu Bị không phục lại nhà Hán.
+ Tại Sao thẹn? Vì ông thấy mình chưa có tài, chưa cống hiến hết mình cho đất nước.
+ Ý nghĩa của nỗi thẹn (Thực chất)
` thứ nhất, là sự khiêm tốn của PNL.
` thứ hai, nỗi thẹn của ông là bài học có ý nghĩa giáo dục với đời sau.
` thứ ba, nỗi thẹn còn cháy lên khát vọng muốn được cống hiện, được phụng dưỡng nhiều hơn nữa.
=> Đây là nỗi thẹn cao cả, làm ngời sáng nhân cách con người PNL. Tác giả ý thức được giá trị của bản thân, sự nghiệp công danh của bản thân thống nhất với sự nghiệp chung lớn lao của dân tộc. Đó là lý tưởng sống cao đẹp mang ý nghĩa tốt. (Chính những con người ấy đã làm nên HKĐA)
+ Để hoàn thành khát vọng, công danh ấy, Thuật hoài còn là lời nhắn về khả năng để làm nên sự nghiệp công danh- đó là phải có sức mạnh, có khí thế của những bậc hào tử anh hùng:
*
Vẻ đẹp người tráng sĩ thời Trần:
"Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu"
- Tư thế của người tráng sĩ: cụm từ “hoành sóc”- cầm ngang ngọn giáo. Bản dịch là “múa giáo”-> nghiêng về tư thế động nhưng lại chỉ thể hiện được kỹ thuật biểu diễn, không thể hiện được sức mạnh.
- “Hoành sóc” lại là tư thế tĩnh, dồn nén sức mạnh ở bên trong. Vẽ bức chân dung con người hùng dũng, hiên ngang, chủ động đối mặt với kẻ thù.
- Tầm vóc: to lớn, kỳ vĩ sánh ngang với vũ trụ bởi người tráng sĩ được đặt trong không gian “giang sơn”. Đây là không gian lớn lao của núi sông bờ cõi. -> đặt trong thời gian “kháp chỉ thu”- đã mấy nghìn năm, một thời gian dài.
- Ý chí chiến đấu: rất bền bỉ, quyết tâm. Chiến đấu bảo vệ non sông, đất nước trong thời gian mấy năm nhưng chưa hề có dấu hiệu mệt mỏi hay chán nản.
=> Nhận xét:
- Đây là một câu thơ cảm xúc, tuy có 7 chữ nhưng đã vẽ lên được một cách sinh động hình tượng người tráng sĩ thời Trần với tư thế, ý chí bền vững.
- So sánh với những câu thơ của Tố Hữu trong bài thơ thơ Tây Bắc:
“Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo
Núi không đè nổi vai vươn tới
Lá ngụy trang reo với gió đèo.”
* Sức mạnh của ba quân:
Tam Quân tì hổ khí thôn thôn Ngưu
Hình ảnh “tam quân” gợi về quân đội xưa thường được chia làm tiền quân, trung quân. -> chỉ quân đội có sức mạnh lớn lao. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh để diễn tả sức mạnh của ba quân như hổ báo.
- Nghệ thuật phóng đại “khí thôn Ngưu”
Có hai cách hiểu:
+ thứ nhất như thế của ba quân mạnh mẽ, hừng hực cũng như hổ báo.
+ thứ hai, khí thế của ba quân hừng hực bốc cao như át cả sao Ngưu trên trời.
-> dù hiểu theo cách nào thì NT phóng đại trong câu thơ cũng cụ thể hóa được sức mạnh vật chất, khái quát hóa sức mạnh tinh thần bằng cảm xúc niềm tự hào, niềm tự tôn dân tộc.
=> Nhận xét:
- Cơ sở tạo nên sức mạnh là xuất phát từ lòng yêu nước, lòng căm thù giặc và khát chiến đấu bảo vệ đất nước. Câu 1 và câu 2 là quan hệ bổ sung giữa cá nhân với cộng đồng.
* Đặc sắc nghệ thuật:
- Thể thơ tứ tuyệt hàm súc.
- Ngôn ngữ thơ giàu sức gợi hình.
- Hình ảnh thơ kỳ vĩ, có sức khái quát lớn.
- Sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật như so sánh, phóng đại, sử dụng điển tích điển cố.
- Giọng thơ dứt khoát, mạnh mẽ.
Phần cuối bạn khái quát, đánh giá và mở rộng thêm vấn đề nhé!