lap ý chứng minh câu tục ngữ đói cho sạch rách cho thơm hộ mk cái ai giúp mk mk ảm ocn 100 lần nka t

C

conangkieuxa

Last edited by a moderator:
C

chinhdovodoi

Lập ý thì tự nghĩ ra mà chém thôi còn cái cần thiết có khi là bài văn mới phải.
 
T

tructhao6canh

Giải thích câu tục ngữ "Đói cho sạch..."
Đề bài: Ông cha ta câu: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Bằng hiểu biết của mình em hãy làm sáng tỏ câu tục ngữ đó.
Bài làm
Trong cuộc sống hiện tại cũng như thời xưa, vẻ đẹp bên ngoài là vốn quý, là niềm tự hào của mỗi con người. Song phẩm chất bên trong còn quý giá hơn nhiều. Trong kho tàng tục ngữ, cao dao Việt Nam có rất nhiều câu tục ngữ thể hiện điều đó. Và một tiêu biểu, điển hình, phổ biến nhất đó chính là câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
Câu tục ngữ có hai vế, đối rất chỉnh. tác giả dân gian đã mượn những thứ gần gũi, thiết thực với đời thường để biểu lộ những tư tưởng, quan điểm của những người dân lao động. Câu tục ngữ này mượn hình ảnh “đói” và “rét” để nói lên hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốn của cuộc sống bấy giờ. “Sạch” và “thơm” là cách sống trung thực, không tham lam, biết giữ gìn phẩm chất trong sạch, không sa vào tội lỗi. Hai chữ “cho” có nghĩa là giữ lấy. Hai động từ đó là hai động từ quan trọng nhất trong bài, thể hiện hành động, thói quen, những biểu lộ của người dân lao động. Phải biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách đó chính là bài học của câu tục ngữ trên. Đó cũng chính là quan điểm sống của người dân lao động hoàn toàn trái nghịch với cách sống của giai cấp thống trị.
Thời phong kiến xưa, xã hội đầy rẫy những bất công, rối ren, giai cấp thống trị nghiệt ngã, bóc lột nhân dân ta dưới nhiều hình thức, coi thường, khinh rẻ những người dân lao động. Theo bản năng của con người, “con giun xéo lắm cũng quằn”, đến mức đường cùng thì tự nhiên phải biết chống lại bằng bất cứ hành động nào, có mấy ai nghĩ đến việc giữ gìn phẩm chất, thanh danh. Ấy vậy mà những người dân lao động, đối với họ điều đó là quan trọng nhất, là mục tiêu để hướng tới, là động lực thúc đẩy để sống. Dù có bần cùng, đói khổ đến đâu thì ý chí kiên cường của họ vẫn luôn chiến thắng, niềm tin của họ vẫn không bao giờ tàn lui. Từ xa xưa, nước ta vốn dĩ là một nước gắn liền với đồng ruộng, nhân dân ta lam lũ cùng nắng mưa, giai cấp thống thị vẫn vắt kiệt sức của họ bởi những sưu thuế nặng nề, chính sách áp bức đến tận xương tuỷ. Trong hoàn cảnh như vậy, con người mà không có lập trường thì rất dễ bị nhơ bẩn về đạo đức. Những người dân lao động chỉ biết dựa vào nhau, thốt nên lời những kinh nghiệm của cuộc sống để khuyên nhủ nhau sống sao cho khỏi hổ thẹn với trời đất, sao cho khỏi cắn rứt lương tâm, danh dự, ám ảnh bới những tội lỗi xấu xa mà mình đã gây ra.
Nói kết lại, đối với người lao động thời xưa, vật chất không có gì, họ chỉ biết sống dựa vào ý chí, niềm tin, sự nỗ lực, phấn đấu. Nhờ vào những yếu tố đó mà họ đã vượt lên được số phận, biết sống vui vẻ, lạc quan, yêu đời, không một sự bóc lột nào có thể tước đi được tinh thần, lý trí của họ. Điều đó đã được đúc kết qua quá trình lao động sản xuất, cô đọng được qua từng suy nghĩ của mỗi con người. Quan niệm sống ấy thật cao đẹp, nó không chỉ là kinh nghiệm mà nó còn là lời dạy dỗ, khuyên răn, chỉ bảo, áp dụng cho tất cả mọi người.
 
N

ngocanhvinhtan

đói cho sạch rách cho thơm

Nhân cách, phẩm giá là thước đo giá trị con người. Nếu hk may gặp hoàn cảnh khó khăn nghèo đój mà ta vẫn zữ đc cuộc sốg trg sạck, tâm hồn thank ka0 thj quả là đág quj zô cùg. Từ ngàn xưa, ziệc zữ zìn nhân cáck kủa k0n ngườj zù trg tìk huốg nào đc cha ôg ta nhắc nhở wa kâu tục ngữ:
''Đój cko sạck, ráck cko thơm ''
Ta hju lờj dạy đó ntn ?
Trg kâu tục ngữ, cảnk tg đầu tjên mà ta bắt gặp là ''đój '' zà ''ráck ''. Nhưg đốj lập zớj cảnk đój zà ráck là tjnk ckất ''sạck '' zà ''thơm ''. Zậy ta kần hju rõ từg ckj tjết để thấm nhuần lờj dạy kủa cka ôg. Thườg thj đój tức là hk đầy đủ, phảj thjeu thốn. Zà đã nghèo thj hk lànk lặn, tứk là faj ráck. Kâu tục ngữ ấy đã đặt k0n ngườj zào tìnk huốg thiếu thốn, kơ kực. Ấy zậy mà khj nghèo, khj thiếu thốn như zậy ta faj làm sao cko thơm tho, tức là hk có mùj hôj. Đã có biết bao người nghèo đc nt? Trên thựk tế XH, nếu hju theo nghja thực kủa kâu tụk ngữ thj quả là hiếm. Nhg ở đây ôg cka mượn nhg tínk ckất sạck thơm để nhằm giáo dục k0n ngườj.
Ngươj ta thg vjn vào cảnk túg nghèo thiếu thốn để đổ lỗj cko cáck ăn mặc ráck nát của mìnk.Đó là cáj hjnk thức bên ngòaj nhg còn nhân fẩm giá trj của k0n ngườj thj sao ? Đây mớj ckjnk là cáj lõj mà câu tục ngữ mún đề cập đến. Sạck zà thơm hk faj do tự nhiên có mà là do ở ckink k0n người tạo ra hay nój đúg hơn là do suy nghj nhận thức của con ngườj .Ta có thể hju :dù sốg trg hoàn cạnk nghèo túg khó khăn ta faj giữ cko đc sự trg sạck cao đẹp của tâm hồn nghja là dù trg bất cứ tìnk huống nào ta cũg faj biết giữ gìn nhân cáck lòg tự trọg của k0n ngườj đừg làm điều xằg bậy xấu xa để làm tổn thg đến dank dự cá nhân, dank dự gđ
 
Last edited by a moderator:
S

shocktinh

Giải thích câu tục ngữ ''Đói cho sạch , rách cho thơm

Đạo lí làm người của dân tộc ta được thể hiện khá rõ trong kho tàng ca dao ,tục ngữ. Nói về lối sống thanh cao, trong sạch ,giữ gìn phẩm giá trong hoàn cảnh khó khăn ,tục ngữ có câu :''đói cho sạch ,rách cho thơm''
Người xưa mượn hai yếu tố thiết thực nhất trong cuộc sống con người là ăn và mặc để thông qua đó phản ánh quan niệm sống của mình. Trong xã hội phong kiến trước đây, người lao động chân lấm tay bùn thường bị xã hội ,bị giai cấp bóc lột khinh thường rẻ rúng. Bọn chúng cho rằng mọi chuyện xấu xa trên đời đều bắt đầu bằng sự khốn cùng này : Bần cùng sinh đạo tặc hay đói ăn vụng ,túng làm càn. Thực tế cũng có một số người bị tha hóa trước hoàn cảnh. Nhưng đó chỉ là số rất ít ,còn phần lớn người lao động chân chính vẫn giữ vững nếp sống lành mạnh, trong sạch ,truyền thống của ông cha
Lúc đói ,bản năng tự nhiên của con người trỗi dậy rất mạnh để bảo tồn sự sống .Liệu có còn đủ lí trí để giữ cho sạch sẽ ?Khi nghèo nàn ,rách rưới ,mấy người còn nghĩ tới thơm tho ? Không !Câu tục ngữ này không định đề cập đến nghĩa đen mà là một triết lí sống ,một quan niệm sống ,một nền tảng đạo đức của nhân dân ta.
Lấy đói và rách là hai biểu hiện cụ thể của hoàn cảnh khó khăn trong đời sống vật chất của con người để tượng trưng cho cuộc sống gian truân, vất vả. Nước ta là một nước nông nghiệp,trước đây hơn 90% dân số sống bằng nghề làm ruộng .Quanh năm họ dầu dãi nắng sương, đổ mồ hôi nước mắt trên đồng ruộng để làm ra củ khoai , hạt lúa. Cực nhọc trăm bề nhưng nghèo đói vẫn hoàn nghèo đói bởi sưu cao,thuế nặng, bởi chính sách áp bức bóc lột tàn khốc của giai cấp thống trị. Đời người nông dân nghèo ,hỏi có mấy khi được ấm no, vui vẻ ?
Sống trong đói rách kéo dài triền miên như vậy, nếu không giữ gìn phẩm cách ,con người ta sẽ rất dễ bị tha hóa về đạo đức
Trong hoàn cảnh ấy ,những lời khuyên nhủ ,những bài học nhân sinh là hết sức cần thiết . Người lao động khuyên nhau, nhắc nhở nhau hãy sống cho trong sạch ,sao cho đúng với bản chất thiên lương ,sao cho khỏi cúi xuống thẹn đất ,ngẩng lên thẹn trời và trước hết là để cho lương tâm mình không bị cắn rứt bởi tội lỗi xấu xa
Quan điểm này là sự đối nghịch với quan điểm sống tiêu cực với giai cấp bóc lột ; là sự tự khẳng định và đề cao quan điểm sống thanh cao của người lao động . Không một uy lực nào, một cám dỗ nào có thể làm cho những con người chân chính khuất phục
Trong sạch trong lối sống ,trong nếp nghĩ .Thơm tho trên phương diện danh dự ,đạo lí làm người. Điều đó đã kết tụ trong cách sống cao thượng của những bậc chính nhân như Nguyễn Trãi ,Cao Ba quát , Nguyễn Công Trứ ,Nguyễn Khuyến ,...Quan niệm sống ấy là quan niệm sống cao đẹp của nhân dân ta từ ngày xưa truyền lại .Nó giống như những bông hoa sen vươn lên trên đầm lầy với vẻ đẹp thanh cao và làn hương thơm ngát
 
Top Bottom