Bài 4 tương tự bài 3 nên chắc bạn cũng làm được.
Bài 5. Từ giả thiết xác định được A,B.
Đường thẳng AC thì vuông với đường cao vẽ từ B và đi qua A nên tìm được phương trình.
6. Tương tự câu 5.
7. Không mất tính tổng quát giả sử đỉnh mà có đường cao và trung tuyến đi qua là B.
Ta tìm được tọa độ B. Qua đó xác định phương trình của AB.
AC vuông góc với đường cao vẽ từ B và đi qua A đã biết tọa độ nên tìm được phương trình AC.
Từ phương trình của AC và trung tuyến kẻ từ B ta tìm được trung điểm M của AC. Suy ra tọa độ của C.
Từ đó ta tìm được phương trình BC.
8. Tương tự 7.
9. Đặt tọa độ B là (x,y). Vì B thuộc trung tuyến đi qua B nên tính y theo x.
Khi đó ta viết phương trình đường thẳng AB. Lúc đó ta tìm được giao điểm của trung tuyến qua C với AB là trung điểm M của AB.
Sau đó áp dụng công thức trung điểm để tìm x và tọa độ B.
Từ 2 phương trình trung tuyến ta tìm được trọng tâm ABC. Áp dụng công thức trọng tâm để tìm tọa độ C.
10. Tương tự 9.