Văn 11 Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ

Mei Yuan

Học sinh mới
Thành viên
6 Tháng sáu 2019
7
12
6
Thanh Hóa
THPT Hàm Rồng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống truyện trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ.
2. Chất thơ, chất trữ tình trong nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ.
____________________
Mn giúp mình lập dàn ý 2 đề bài này với ạ. Mình cảm ơn nhiều <3
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
1. Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống truyện trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ.
2. Chất thơ, chất trữ tình trong nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ.
____________________
Mn giúp mình lập dàn ý 2 đề bài này với ạ. Mình cảm ơn nhiều <3
Bạn tham khảo nhé
Đề 1:
* Chữ người tử tù
- Tác phẩm nêu lên cuộc gặp gỡ khác thường của hai con người khác thường: vị thế của các nhân vật bị đảo lộn
+ Quản ngục là người đại diện cho chính quyền phong kiến nhưng khao khát cái đẹp, khao khát chữ nghĩa
+ Huấn Cao là người tử tù từng chống lại triều đình nhưng có tài viết chữ đẹp, là bậc anh hùng có khí phách hiên ngang, bất khuất
-> Thể hiện cuộc đối đầu căng thẳng giữa cái đẹp, cái thiện với cái xấu xa, độc ác
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Tuân ở đây là đã xây dựng và khắc hoạ rõ nét vẻ đẹp hình tượng của từng nhân vật. Hình tượng ấy thể hiện quan điểm của Nguyễn Tuân: nhìn người trên phương diện tài hoa, nghệ sĩ
-> Cho thấy ông là một nghệ sĩ tài hoa uyên bác, có phong cách nghệ thuật độc đáo
* Hai đứa trẻ
- Tình huống truyện ở đây nhẹ nhàng, sâu sắc, không có cao trào mà chủ yếu khai thác nội tâm nhân vật
- Truyện lấy bối cảnh nơi phố huyện nghèo, ga xép Cẩm Giàng, quê ngoại của nhà văn. Nhân vật được tác giả miêu tả tâm trạng là hai chị em Liên và An
- Tình huống truyện này đã được tạo nên từ những chi tiết về thời gian, không, những kiếp người, những đồ vật... Chỉ qua một vài cảm xúc lướt qua lúc chiều tàn, ta đã có thể cảm nhận được nhịp sống nơi phố huyện
- Thạch Lam tập trung miêu tả vào cảnh đợi tàu. Đó không chỉ là cảnh đợi tàu mà còn là niềm khao khát, hướng về tương lai tươi sáng của tất cả mọi người, mọi thời đại.
Đề 2:
* Chữ người tử tù
- Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ ngôn từ biết chú trọng tới âm điệu, nhịp điệu của câu văn. Ông có một kho từ vựng phong phú và khả năng tổ chức câu văn xuôi giàu giá trị tạo hình, với không khí cổ kính, trang nghiêm, sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình. Câu văn Nguyễn Tuân giàu màu sắc, giàu âm thanh, nhịp điệu trầm bổng hài hòa, mỗi câu văn vang lên như một bài thơ trữ tình.
* Hai đứa trẻ
- Giọng điệu và ngôn ngữ giàu chất trữ tình, nhẹ nhàng, câu văn mang đậm chất thơ. Truyện của Thạch Lam có cấu tứ và giọng điệu như một bài thơ trữ tình, gợi sự thương xót trước số phận của những con người nhỏ bé bất hạnh, một giọng văn bình dị mà tinh tế, trữ tình. Đó chính là chất thơ trong truyện ngắn Thạch Lam. Những nét đặc sắc trong truyện ngắn Hai đứa trẻ cũng là nét đặc sắc của phong cách Thạch Lam. Bằng tài năng sử dụng ngôn từ, nhà văn đưa người đọc đến với một phố huyện nghèo đang mỗi lúc chìm dần vào đêm tối. Văn Thạch Lam thuần phác, giản dị, tinh tế, nhẹ nhàng uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, nhạc điệu. Nhạc điệu trầm lắng mà vang ngân, từng hành vi cử chỉ của nhân vật dù nhỏ vẫn chuẩn xác gợi tả.
- Ngôn từ cũng dồi dào cảm xúc.
- Chất thơ được thể hiện ở ngữ điệu nhỏ nhẹ, man mác thú vị ở lời văn, ở những cảm xúc tinh tế của một tâm hồn dễ rung động.
 
Top Bottom