lập dàn ý văn thuyết minh 9 giúp e với

K

kute2linh

đề 2

I.Mở bài:
Giới thiệu vị trí địa lí và nét đặc trưng của Đồng Tháp.
II.Thân bài;
1.Giới thiệu các đặc điểm nổi bật,các thần thoại hoặc truyền thuyết gắn liền với ditích,thắng cảnh ở Đồng Tháp.
2.Vai trò và tầm quan trọng của các di tích,thắng cảnh đối với đời sống tinh thần của người dân Đồng Tháp nói riêng và nhân dân cả nước nói chung.
III.Kết bài:
Ý nghĩa giáo dục của di tích,thắng cảnh đối với hiện tại và tương lai.

nguồn net
 
L

lisel

Chào chị!:D Em thấy bài này có vẻ được nên đăng lên, chị tham khảo nhé!:)

Đề 1:
Mở bài : Giới Thiệu về cây lúa :
- Trong những bữa ăn hàng ngày , những loại quà bánh dân dã ; những bữa yến tiệc sang trọng , hay đơn giản chỉ trên những cánh đồng làng quê Việt Nam , đâu đâu ta cũng thấy hình ảnh cây lúa
"Ðứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Ðứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông...
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. "
* Thân bài
- Nguồn gốc : cây lúa nước vốn có nguồn gốc từ loài lúa hoang dã và phải qua hàng nghìn , hàng vạn năm lai tạo , thuần dưỡng thì mới trở thành cây lúa như hiện nay .
- Phân loại : Cây lúa được chia làm 2 loại chính : lúa nếp và lúa tẻ
+ Lúa nếp : hạt bầu , tròn , mẩy , gạo màu trắng đục , hoặc trắng sữa . Độ dẻo thơm hơn gạo tẻ , song ăn nhanh ngấy .
+ Lúa tẻ : hạt thuôn dài , gạo màu trắng trong và là lương thực chính trong các bữa ăn hàng ngày .
- Đặc điểm cấu tạo :
+ Cây lúa thuộc hệ thực vật , thân thẳng bộ rễ chùm , nhóm cây hạt kín .
+ Thân lúa rỗng , có đốt .
+ Lá lúa hình kiếm , mặt ráp , sắc nhọn , có gân song song .
+ Bẹ lá : ôm lấy thân cây tạo thành nhiều lớp .
+ Cây lúa trưởng thành có chiều cao trung bình từ 70 - 80m
- Đặc điểm sinh trưởng : Vòng đời của cây lúa từ hạt thóc giống đến khi cho thu hoạch trải qua nhiều thời kì sinh trưởng với nhiều công đoạn
+ Ngân ủ giống : người ta chọn những hạt thóc tốt , thuần chủng , được phơi khô , quạt sạch , bảo quản kĩ càng từ mùa trước , cho vào thúng hoặc bao tải , ngâm trong nước với tỉ lệ " 3 sôi 2 lạnh " . Khi hạt nảy mầm thì lấy đem gieo .
+ Gieo mạ : Người nông dân làm đất ở những thửa ruộng quen , chuyên dùng để gieo mạ , thậm chí họ trải cả ni - lon , đổ đất bùn trên sân kho để đem gieo , thế mới có câu : " Khoai ruộng lạ , mạ ruộng quen " . Khi cây mạ cao tầm gang tay ( 15 - 20 cm ) thì nhổ mạ đem cấy .
+ Cây lúa đc cấy theo khóm thẳng hàng , cách đều nhau để đảm bảo đủ ánh sáng , mỗi khóm gồm vài gánh mạ . Một thời gian lúa bén rễ để nhánh qua thì con gái và bắt đầu làm đòng . Lúa trổ đòng , ngậm sữa và bắt đầu uốn câu . Khi hạt thóc ngả sang màu vàng là báo hiệu 1 mùa thu hoạch . Cây lúa thuộc loài sinh sản lưỡng tính , trước đây khi nền kinh tế công nghiệp còn lạc hậu , mỗi năm người nông dân chỉ thu hoạch đc hai vụ lúa là vụ chiêm và vụ mùa . Nhưng ngày nay , khoa học kĩ thuật đã phát triển ta đã lai tạo được nhiều giống lúa mới , rút ngắn thời gian sinh trưởng , chất lượng gạo tốt cho năng suất sao ~> số vụ trong năm tăng lên .
+ Nhiều giống lúa cao sản nổi tiếng : nông nghiệp 8 , nông nghiệp 203 , IR22 , Mộc Tuyền , Trân Châu lùn . Bên cạnh đó , ta vẫn duy trì được nhiều giống lúa đặc sản như : tám thơm ( Hải hậu - Nam Định ) , nếp cái hoa vàng ( Hải Phòng - Thái Bình ) , nếp cẩm ( Hòa bình - Tây Bắc )
+ Để có được hạt thóc , hạt gạo người nông dân đã phải vất vả , một nắng hai sương vì cây lúa đòi hỏi rất nghiêm ngặt về nhiệt độ , độ ẩm , ánh sáng , chế độ dinh dưỡng vì thế người nông dân phải thức khuya dậy sớm : làm đất , bón phân , tát nước , làm cỏ , phòng trừ sâu bệnh ... ít ai hiểu được muôn nỗi đắng cay của người làm ra hạt lúa :
" Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm 1 hạt , đắng cay muôn phần . "
- Tác dụng , ích lợi :
+ Hạt gạo từ cây lúa là nguồn lương thực chính không thể thay thế đối với người dân Việt Nam .
+ Qua bàn tay khéo léo của người lao động nhiều món từ lúa gạo ngon bổ dưỡng như : bánh nếp , bánh tẻ , bánh trôi , bánh tray ... và 1 thứ của lúa non là Cốm .
+ Hạt gạo còn được xuất khẩu ra nước ngoài , nước ta đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu lúa gạo .
+ Cây lúa đã hiến dâng tất cả cho con người : Lá lúa , thân lúa ( rơm , rạ ) để làm thức ăn cho trâu bò , để bón ruộng , lợp nhà , để làm chổi .
- Ý nghĩa lịch sử , văn hóa , xã hội :
+ Trong n~ di chỉ khoa cổ của người Việt đã có dấu tích những hạt lúa
+ Trong các truyền thuyết của thời đại vua Hùng cũng có mặt của cây lúa ( Sự tích bánh chưng , bánh dày ; Thánh Gióng )
+ Nước ta nằm trong khu vực nền văn minh lúa nước cùng với các nước Đông Nam Á . Cờ của hiệp hội các nước Đông Nam Á là hình ảnh của 1 bó mạ .
* Kết bài :
- Cây lúa là hình ảnh mến thương nhất , đẹp đẽ nhất trong đời sống tâm hồn tình cảm của người Việt Nam :
" Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn "
- Trong tương lai cây lúa vẫn cung cấp nguồn lương thực chủ yếu .
 
L

lanpiuly

de 1..hj

Chúng tôi sinh ra, lớn lên và gắn liền với nền văn minh lúa nước sông Hồng. Nói như vậy chắc hẳn các bạn đã biết chúng tôi là ai rồi phải không. Tôi là lúa nếp cái hoa vàng, một thành viên khá quan trọng không thể thiếu trong tập thể họ hàng nhà lúa. Họ nhà lúa không chỉ là nguồn sống, đem lại những giá trị vật chất nuôi sống con người mà chúng tôi còn là người bạn tâm giao, cùng sẻ chia những vui buồn, ước vọng của người nông dân Việt Nam nữa cơ đấy.)
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc:
- Lúa là một loại cây trồng cổ có vai trò quan trọng trong đời sống và lịch sử phát triển của hàng triệu, triệu người trên Trái đất từ xa xưa đến nay…
( Không rõ họ hàng nhà lúa chúng tôi có mặt trên Trái đất từ bao giờ, nhưng nghe cha ông kể lại thì đã từ lâu, rất lâu rồi, chúng tôi đã là một loại cây lương thực cổ có vị trí quan trọng trong đời sống và lịch sử phát triển của hàng triệu , triệu người từ xa xưa đến nay. Đi khắp đất nước Việt Nam, từ Bắc vào Nam, từ miền ngược đến miền xuôi,… đâu đâu các bạn cũng có thể bắt gặp hình ảnh họ hàng nhà lúa chúng tôi trải rộng trên các cánh đồng thẳng cánh cò bay. Cây lúa chuíng tôi đã góp phần tạo nên vẻ đẹp tuyệt vời vời cho đất nước:
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn…”
(Nguyễn Đình Thi)
2. Đặc điểm:
- Lúa là loại cây lương thực quan trọng nhất thuộc nhóm ngũ cốc.
- Lúa là cây có một lá mầm, rễ chùm, thân cỏ rỗng
- Lá lúa có phiến dài mỏng, mọc bao quanh thân
- Hoa lưỡng tính, không có bao hoa; quả có vỏ trấu bao ngoài gọi là hạt thóc.
- Khi lúa chín, cả thân, lá, quả đều ngả màu vàng
- Hạt gạo nằm bên trong vỏ trấu màu trắng…
3. Các loại lúa:
- Có nhiều loại: lúa tẻ, lúa nếp. Mỗi loại lại có nhiều loại nhỏ khác nhau…………………
- Căn cứ vào thời vụ gieo trồng, có: lúa chiêm, lúa mùa, lúa xuân hè, lúa hè thu,…
- Căn cứ cách gieo trồng, có: lúa cấy, lúa sạ, lúa trời,…
4. Quá trình sinh trưởng: trải qua nhiều giai đoạn
- Từ hạt thóc – nẩy mầm – lên mạ - thành cây lúa – bén rễ - hồi xanh – rồi đẻ nhánh – làm đốt – làm đòng – trổ bông – làm hạt – nở hoa – thụ phấn – hình thành hạt chín
- Quá trình tạo hạt: từ chín sữa chín sáp chín hoàn toàn.
5. Ích lợi và vai trò của cây lúa:
- Là cây lương thực chính nuôi sống con người (40% dân số thế giới coi lúa là lương thực chính). Tổ chức dinh dưỡng quốc tế gọi htj gạo là “hạt của sự sống”. Lúa có đầy đủ các chất din hdưỡng như tinh bột, prôtêin, lipit, xenlulôzơ, nước,…
- Gạo để xuất khẩu (Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới)
- Lúa gạo dùng để chăn nuôi
- Lúa còn chế biến ra nhiều sản phẩm như: bánh, cốm, rượu,…
- Sản phẩm phụ từ lúa được sử dụng trong nhiều lĩnh vực:
+ Tấm để sản xuất tinh bột, rượu, cồn, a-xê-tôn, phấn mịn,thuốc chữa bệnh,…
+ Cám làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, trong côn gfnghiệp dược (sản xuất B1, chữa tê phù., làm mỹ phẩm, dầu cám,…)
+ Trấu dùng sản xuất men làm thức ăn gia súc, sản xuất vật liệu đóng lót hàng, độn chuồng, làm phân bón, chất đốt,…
+ Rơm, rạ làm thức ăn cho gia súc, sản xuất giấy, đồ gia dụng, làm đồ thủ công mỹ nghệ, trồng nấm rơm, làm chất đốt…
- Cây lúa có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt Nam:
+ Đó là loại cây tiêu biểu của xứ sở Việt Nam, gắn với văn hoá ẩm thực, với nhiều phong tục, tập quán của người dân Việt như : tục gói bánh chưng, bánh giầy, lễ hội xuống đồng, tục cúng cơm mới, thổi cơm thi,...
+ Cây lúa đã đi vào nhiều câu ca dao tục ngữ, nhiều câu chuyện dân gian, nhiều bài thơ bài hát…
- Nhánh lúa vàng được thể hiện trên quốc huy nước Việt Nam dân chủ công hoà, nay là nước CHXHCN Việt Nam
- Bó lúa còn là biểu trưng cho tình đoàn kết hữu nghị của các dân tộc Đông Nam Á trên lá cờ Asian
6. Cách gieo trồng chăm sóc lúa:
- Trồng trên ruộng nước
- Chăm sóc lúa gồm nhiều công việc: làm cỏ, sục bùn, diệt cỏ dại, kích thích ra rễ mới, tưới nước, bó phân…
(Với vai trò và tác dụng to lớn như trên, nên họ nhà lúa chúng tôi được loài người chăm sóc rất cẩn thận. Từ nhận thức giá trị và lòng yêu mến cây lúa chúng tôi, con người đã gắn sự sống của mình với chúng tôi, nâng chúng tôi lên thành một biểu tượng cao đẹp, coi cư dân nhà lúa như con người. Có lẽ vì thế mà các bác nông dân đi làm đồng thường nói là đi thăm đồng, thăm lúa. Chúng tôi được người nông dân gieo trồng trên những
ruộng lúa nước (vì chúng tôi là lúa nước mà lại). Các bác ấy chăm sóc chúng tôi vô cùng cẩn thận với nhiều công việc như……)
III. Kết bài:
- Cảm nghĩ chung về cây lúa


bài này có sử dụng nghệ thuật tự thuật đó...hj
 
Last edited by a moderator:
L

lanpiuly

hj, nghe noi ban o da nang..nen minh dua bai nay len..hj

Là một thành phố trẻ của miền trung đầy nắng gió nhưng những danh lam thắng cảnh tại Đà Nẵng luôn có sức hấp dẫn lạ kỳ đến mọi du khách. Đến với Đà Nẵng, dường như du khách đều được thỏa lòng khi vừa được thưởng ngoạn những nét hiện đại phát triển, vừa được hòa mình vào thiên nhiên kỳ vỹ có đầy đủ núi non và biển cả.


Du lịch Đà Nẵng bao lâu nay vốn nổi tiếng với các bãi biển đẹp – điều này không cần phải đề cập nhiều bởi vẻ đẹp như bãi biển Mỹ Khê, Bãi Biển Phạm Văn Đồng, Bãi Bụt đã hiện diện một cách hiển nhiên như vốn dĩ nó đã thế. Du khách đến thăm Đà Nẵng không chỉ để tưởng thưởng cho mình những khoảnh khắc tuyệt vời nơi các bãi biển xanh trong với bờ cát dài trải xa tít tắp, cảnh quan núi rừng ở đây cũng dễ làm du khách phải mê đắm bởi sự hữu tình như tranh của nó. Trải qua những phút thư thả ngắm Bán Đảo Sơn Trà, Ghềnh Bàng, Ngũ Hành Sơn, Núi Bà Nà hay quang cảnh nơi làng Nam Ô, Rạn Nam Ô còn hoang sơ yên vắng và Đèo Hải Vân ngoạn mục, du khách như được cảm nhận hết những tinh hoa của thiên nhiên đều quy tụ lại nơi bao danh lam thắng cảnh tại Đà Nẵng này. Đà Nẵng còn có Chùa Linh Ứng linh thiêng – nơi mang lại cho con người những khoảng khắc bình yên khoáng đạt, làm cho tâm hồn thêm rộng mở bao dung với đời. Hành trình khám phá các điểm thăm quan tại Đà Nẵng thêm thi vị bởi những nét đặc trưng để lại cho hành trình từ những chuyến tham quan ở Làng Chiếu Cẩm Nê, Làng Cổ Túy Loan, Làng đá mỹ nghệ Non Nước với bao điều giản dị của cuộc sống bình lặng nơi này. Đến thăm Nhà thờ Con Gà hay nhà cổ Hòa Vang, Thành Điện Hải hay Bảo tàng Điêu khắc Chăm, du khách lại có thêm cơ hội để hiểu nhiều hơn về thành phố này, tâm tư sẽ thêm những thổn thức khôn nguôi về vạn vật ở nơi đây.
Ngắm chiều về phủ đầy trên Công viên giải trí Bà Nà – núi Chúa, hay in bóng những cây cầu nổi tiếng của Đà Nẵng như Cầu Rồng, Cầu Sông Hàn, Cầu Trần Thị Lý trên dòng sông Hàn, mọi du khách đều thấy như yêu thành phố trẻ của miền Trung nhiều hơn. Không cầu kỳ, không quá náo nhiệt, không lộng lẫy nhưng tất cả những danh lam thắng cảnh tại Đà Nẵng luôn để lại nhiều vương vấn nơi du khách khi phải rời xa.
 
Top Bottom