Văn 8 Lập dàn ý cho đề văn

quân pro

Cựu CTV Confession
Thành viên
22 Tháng bảy 2017
1,262
3,224
356
Hà Nội
THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm
Em hãy lập dàn ý cho đề văn sau: Thuyết minh về danh lam thắng cảnh đền Thượng ở Lào Cai
Mình cho dàn ý cơ bản thôi ha!
----------------------------
MB: Giới thiệu sơ qua về danh lam thắng cảnh đó. ( Ở trên thế giới có rất nhiều danh lam thắng cảnh, nhưng tôi thấy đẹp nhất là ..... )
TB: Giới thiệu về địa điểm, diện tích, từng chỗ nối bật rồi nói chi tiết hơn về từng chỗ nổi bật của danh lam đó.
Cho xen kẽ những cảm nghĩ của mình.
KB: Kết luận lại vẻ đẹp
Vì sao mình thích nó
Mong danh lam sẽ như thế nào trong tương lai
 

02-07-2019.

Học sinh tiến bộ
HV CLB Lịch sử
Thành viên
4 Tháng năm 2018
1,485
1,656
236
Vĩnh Phúc
Trung học cơ sở Lập Thạch
Mình cho dàn ý cơ bản thôi ha!
----------------------------
MB: Giới thiệu sơ qua về danh lam thắng cảnh đó. ( Ở trên thế giới có rất nhiều danh lam thắng cảnh, nhưng tôi thấy đẹp nhất là ..... )
TB: Giới thiệu về địa điểm, diện tích, từng chỗ nối bật rồi nói chi tiết hơn về từng chỗ nổi bật của danh lam đó.
Cho xen kẽ những cảm nghĩ của mình.
KB: Kết luận lại vẻ đẹp
Vì sao mình thích nó
Mong danh lam sẽ như thế nào trong tương lai
Dàn ý này của anh như sách giáo khoa ý! :)
Em hãy lập dàn ý cho đề văn sau: Thuyết minh về danh lam thắng cảnh đền Thượng ở Lào Cai
MB: Nếu bí quá thì : đất nước tôi đang sống có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp nhưng tôi thích nhất là Đền Thượng ở Lào Cai - quê hương tôi!.
TB:
*Kiến trúc:
-Đền Thượng ở Lào Cai còn gọi là Thánh Trần Từ nằm trên địa bàn phường Lào Cai, thành phố Lào Cai , tỉnh Lào Cai Đền được xây dựng vào thời Lê, niên hiệu Chính Hoà (1680-1705), là nơi thờ Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Tọa lạc trên núi Mai Lĩnh trên độ cao 1200m so với mực nước biển. Đền Thượng là nơi từng được Trần Quốc Tuấn đã chọn làm nơi hỏa hiệu cho quân đội chống giặc phương bắc.
-Đền được xây dựng theo lối kiến trúc cổ, hình chữ công, giữa là chính điện 2 bên có tả vu và hữu vu. Phía sau đền ngược lên phía trên là ngôi chùa Phương Đình, có bia đá khắc, ghi sự tích ngôi đền và đề tựa vắn tắt công lao của Trần Quốc Tuấn.
*Lễ Hội:Hằng năm Đền Thượng tổ chức lễ hội vào ngày rằm tháng giêng, ngoài ra còn tiến hành lễ dâng hương ngày 20 tháng 8 âm lịch vào chính giỗ của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. Từ năm 1996, Đền Thượng đã được xếp hạng công nhận di tích lịch sử văn hóa các cấp quốc gia
Kết luận: Là người dân Lào Cai tôi tự hào về những giá trị mà Đền Thượng đã mang lại cả về vật chất lẫn tinh thần. Tối hứa ....
P/s:: Là người dân địa phương bạn phải biết rõ hơn bọn mình chứ! Theo mình bạn nên đi hỏi ông , bà hoặc bố mẹ ( những người đã đi đến đây rồi để xem nó như thế nào nhé) chứ bọn mình không biết gì hơn ngoài tra mạng đâu bạn nhé!!
 

Joli Talentueux

Học sinh gương mẫu
Thành viên
21 Tháng một 2019
917
2,509
306
18
Lào Cai
Lào Cai
Phường đen GHA
Em hãy lập dàn ý cho đề văn sau: Thuyết minh về danh lam thắng cảnh đền Thượng ở Lào Cai
Bạn có thể tham khảo
1. Mở bài
- Giới thiệu đối tượng thuyết minh: Đền Thượng Lào Cai là một trong những danh thắng lịch sử của vùng Đông Bắc.
- Cảm nghĩ khái quát của em về danh lam thắng cảnh đó: Đây là ngôi chùa cổ lâu đời nhất, độc đáo nhất và là biểu tượng, niềm tự hào của người dân vùng Đông Bắc.
2. Thân bài
a) Giới thiệu khái quát:
- Vị trí địa lí, địa chỉ được xây trên đất thuộc phố Bảo Thắng, Châu Thủy Vĩ, tỉnh Hưng Hóa nay thuộc phường Lào Cai, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, cách cửa khẩu quốc tế Lào Cai gần 500m.
- Phương tiện di chuyển đến đó Có thể đi bằng xe máy hoặc ô tô
- Khung cảnh xung quanh
b) Giới thiệu về lịch sử hình thành:
- Thời gian xây dựng, nguồn gốc hình thành được xây dựng vào thời Lê, niên hiệu Chính Hòa (1680 - 1705). Là nơi thờ Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương – Trần Quốc Tuấn, người đã có công lớn trong sự nghiệp bảo vệ bờ cõi non song đất nước. Một Danh nhân lịch sử vĩ đại, vị Thánh linh thiêng tôn quý trong tâm thức của các thế hệ người Việt Nam.
- Ý nghĩa tên gọi hoặc tên gọi khác (nếu có) Đền Thượng Lào Cai còn có tên Thánh Trần Từ
c) Giới thiệu về kiến trúc, cảnh vật
- Cấu trúc khi nhìn từ xa Tọa lạc trên đồi Hỏa Hiệu thuộc dãy núi Mai Lĩnh với độ cao 1200m so với mực nước biển. Đền Thượng được xây dựng theo lối kiến trúc cổ hình chữ Công (I), tuân theo thuyết phong thủy vừa đường bệ mà lại rất trang nghiêm. Khu vực đền Thượng có cảnh quan thiên nhiên sơn thủy hữu tình cùng sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc truyền thống với nét văn hóa bản địa, tạo cho ngôi đền mang dáng vẻ uy nghi lộng lẫy.
- Chi tiết
+) Tại khu vực đền chính, bức hoành phi “Văn hiến tự tại” được treo trước Nghi môn, hai bên có hai câu đối: “Việt khí linh đài hoành không lập, Đông A hào khí vạn cổ tồn”, nghĩa là: “Nước Việt đài thiêng vắt ngang trời, Nhà Trần hào khí còn muôn thủa”. Mặt sau Nghi môn nội có dòng chữ “Quốc thái dân an” với hai câu đối: “Thiên địa dịu y, thiên địa cựu; Thảo hoa kim dị, thảo hoa tiền” nghĩa là: “Trời đất vẫn nguyên, trời đất cũ; Cỏ hoa nay khác, cỏ hoa xưa”. Đền Thượng được xây dựng khang trang với 7 gian thờ chính gồm: Cung thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, Cung thờ Tam tòa Thánh Mẫu; Ban thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo; Cung thờ Đức vua cha Ngọc Hoàng... và các ban thờ phía Tả Vu - Hữu Vu thờ Chầu bà Đệ Nhị Sơn Trang, Thập Nhị Tiên Cô, Chầu hầu cận Chúa và Cậu Bé thủ đền... tất cả đều được sắp đặt theo trình tự. Bên cạnh Đền Thượng là ngôi đình hình vuông với 4 cửa, 8 rồng chầu, giữa phương đình hình rùa vàng lưng đội bia đá khắc tích "Đức Thánh Trần". Nơi đây trước kia là nơi nghỉ chân của các quan quân đi tuần, ngày nay, là rừng sinh thái với đủ các loại cây trồng bảo vệ môi trường, phục vụ du khách tham quan, nghỉ chân thưởng thức khí hậu trong lành.
+) Tại khu vực đền chính, bức hoành phi “Văn hiến tự tại” được treo trước Nghi môn, hai bên có hai câu đối: “Việt khí linh đài hoành không lập, Đông A hào khí vạn cổ tồn”, nghĩa là: “Nước Việt đài thiêng vắt ngang trời, Nhà Trần hào khí còn muôn thủa”. Mặt sau Nghi môn nội có dòng chữ “Quốc thái dân an” với hai câu đối: “Thiên địa dịu y, thiên địa cựu; Thảo hoa kim dị, thảo hoa tiền” nghĩa là: “Trời đất vẫn nguyên, trời đất cũ; Cỏ hoa nay khác, cỏ hoa xưa”. Đền Thượng được xây dựng khang trang với 7 gian thờ chính gồm: Cung thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, Cung thờ Tam tòa Thánh Mẫu; Ban thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo; Cung thờ Đức vua cha Ngọc Hoàng... và các ban thờ phía Tả Vu - Hữu Vu thờ Chầu bà Đệ Nhị Sơn Trang, Thập Nhị Tiên Cô, Chầu hầu cận Chúa và Cậu Bé thủ đền... tất cả đều được sắp đặt theo trình tự. Bên cạnh Đền Thượng là ngôi đình hình vuông với 4 cửa, 8 rồng chầu, giữa phương đình hình rùa vàng lưng đội bia đá khắc tích "Đức Thánh Trần". Nơi đây trước kia là nơi nghỉ chân của các quan quân đi tuần, ngày nay, là rừng sinh thái với đủ các loại cây trồng bảo vệ môi trường, phục vụ du khách tham quan, nghỉ chân thưởng thức khí hậu trong lành.
d) Ý nghĩa về lịch sử, văn hóa của danh lam thắng cảnh đó đối với:
- Địa phương: Là biểu tượng, niềm tự hào của tỉnh Lào Cai.
- Đất nước:
+ Đền Thượng là một trong những ngôi đền linh thiêng được nhiều người biết đến nhất trong hệ thống các đền, chùa
+ Top 10 di tích cổ nhất ở Việt Nam.
+ Năm 1996, Đền Thượng đã được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia
+ Thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm bái..
3. Kết bài
- Khẳng định lại một lần nữa giá trị, ý nghĩa của đền Thượng.
- Nêu cảm nghĩ của bản thân.
 
Top Bottom