Lập dàn ý cho các đề sau

Q

quanglong0409

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1 Kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với con vật nuôi mà em yêu thích
2 Kể về 1 lần mắc khuyết điểm khiến thầy cô giáo buòn
3 Kể về 1 việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng
4 Thuyết minh về chiếc kính đeo mắt
5 Thuyết minh về chiếc bút máy hoặc bút bi
6 Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến
7 Giới thiệu về chiếc áo dài việt nam:confused:
 
T

taitutungtien

đề 1 A/ YÊU CẦU CỦA ĐỀ:
1/ Kiểu bài: Tự sự kết hợp miêu tả.
2/ Nội dung: Kể lại những kỉ niệm, những ấn tượng về một con vật mà em đang hoặc đã từng nuôi. Vd: Nét đáng yêu, sự thông minh của nó...
3/ Nghệ thuật: Cần miêu tả vật nuôi cho sinh động cũng như bày tỏ được tình cảm của em với nó( yếu tố biểu cảm)
B/ DÀN BÀI:
I/ Mở bài: Giới thiệu con vật nuôi mà em thân thiết.
II/ Thân bài: Kể lại những kỉ niệm chung quanh con vật nuôi đó.
1/ Vài nét về con vật nuôi của em: Ví dụ nó bao nhiêu tuổi? lông màu gì? To hay nhỏ?...
2/ Lai lịch nguồn gốc của nó: Em có nó trong trường hợp nào? Mua hay được ai cho? Những kỉ niệm chung quanh việc nó về với gia đình em?
3/ Chung quanh việc đặt tên cho nó? Em có kỉ niệm gì không?
4/ Buổi ban đầu em đã có tình cảm với nó chưa? Vì sao?( Vd nó cắn giày dép của em, nó kêu làm em không ngủ được, nó đi vệ sinh hôi hám..v...v....
5/ Dần dần em bị nó chinh phục như thế nào? Chuyện gì khiến em không còn ghét nó? ( Vd : Nó mừng rỡ khi em đi học về. Nó cọ đầu vào em an ủi. Nó là cảm hứng để em làm dược một bài làm văn tốt, hoặc nó lập công bắt chuột, ...)
6/Bây giờ thì em và nó gắn bó với nhau như thế nào?( Nó là vệ sĩ của em? là bạn cùng chia sẻ vui buồn? Em chăm sóc nó như là em em vậy....)
III/ KẾT BÀI: Suy nghĩ của em về nó.
- Không thể tưởng tượng một ngày nào đó nó bị bắt cóc.
-Sẽ cố giữ gìn và chăm sóc nó như thể đó là một thành viên của gia đình


đề 2 bạn tham khảo nè
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=251379

Đề 3 bạn tham khảo bài viết này để tìm ý lớn cho dàn bài nhe! :p
ài viết

Con đường về nhà hôm nay sao mà dài thế! Dài hơn rất nhiều so với niềm vui mừng phấn khởi của em. Em đạp xe về nhà, vội vã hơn thường lệ, để chỉ mong được khoe với mẹ về việc làm hữu ích của mình trong buổi sáng hôm nay.

Sáng nay trời chuyển sang thu, tiết trời hơi lạnh. Em đạp xe tới trường mà miệng không ngớt xuýt xoa vì những cơn gió heo may và những giọt mưa lất phất gọi cái rét đầu mùa. Hình như người ta cảm thấy lạnh hơn lúc đầu mưa thì phải. Đang mải mê với những câu hát vu vơ, em bỗng giật mình: Sao mới sáng sớm mà đã có một cụ già trông tội nghiệp thế kia. Em quyết định dừng xe dù rất vội vì có vẻ như cụ già đang rất lạnh và lại bị lạc đường thì phải. Vừa xuống xe em liền hỏi:

- Cháu chào cụ ạ! Hình như cụ đang muốn hỏi đường có phải không?

Cụ già ngẩng mặt lên. Bây giờ em mới quan sát kỹ: cụ già chừng 75 tuổi, khuôn mặt nhăn nhúm lộ rõ một cuộc đời vất và phong sương. Cụ mặc chiếc áo nâu đã cũ và khá mỏng. Em đoán chắc nó không đủ che ấm cho cụ lúc này.

- Cụ mới ở quê ra. Nhà con trai cụ trước ở gần đây nhưng giờ đã chuyển ra chỗ mới, cụ thì không rõ đường đi đằng nào. Mà trời hôm nay sao tự dưng lạnh quá.

À thì ra là vậy! Nhưng mình cũng đâu biết đường, em nghĩ. Nhưng có cách rồi:

- Cháu cũng không rõ đường bà ạ! Nhưng cháu sẽ giúp bà đến chỗ các chú công an kia để hỏi đường và trước hết là để bà nghỉ cho đỡ lạnh.

Mải đưa cụ già qua những làn xe dày đặc để đến chỗ những chú công an, em quên béng đi giờ học. Lúc vừa quay lại thì đã muộn giờ. Em chỉ kịp chào bà lão, nói lại với chú công an địa chỉ của mình rồi lên xe đạp vội.

Đến lớp em bị muộn mười lăm phút đầu giờ và bị cô giáo phê bình. Ngại ngùng, em lặng lẽ đi vào lớp. Nhưng bài học vừa diễn ra chưa đầy nửa tiếng thì chú công an ban nãy đến lớp học của em. Chú trao đổi với cô giáo chủ nhiệm bên ngoài lớp trong sự ngơ ngác, xôn xao của cả lớp. Rồi cô giáo bước vào tươi cười nói:

- Trước hết cô xin lỗi Ngọc Linh vì chưa hỏi kỹ đã vội phê bình. Các em ạ! Hôm nay bạn Linh đi muộn không phải vì cố tình vi phạm nội quy mà là vì bạn ấy đã giúp một cụ già bị lạc tìm thấy nhà của con trai mình. Trước tập thể, cô khen ngợi Ngọc Linh. Còn các em, cô nghĩ đó cũng là một bài học tốt đối với tất cả chúng ta.

Buổi học hôm ấy lại tiếp tục sôi nổi và ý nghĩa. Còn em, em vừa vui vừa rất tự hào. Chắc hẳn bố mẹ em cũng sẽ rất hài lòng về việc làm hữu ích của con gái mình.


đề 4 http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=34495
đề 5 Bạn tự triển khai ra nhé Mở Bài: _giới thiệu chung về cái bút bi.
Thân bài: _lịch sử ra đời của nó(ai chế tạo ra?,sản xuất năm bao nhiêu?,...)
_cấu tạo chiếc bút bi(gồm ba phần chính:đầu bút,vỏ bút,ruột bút:giới thiệu chi tiết từng phần(nên sử dụng yếu tố miêu tả))
_cách sử dụng
_cách bảo quản
_công dụng --->gắn bó vs cuộc sống con người
Kết Bài:khẳng định sự thiết yếu của bút bi trong đời sống hằng ngày

Nguồn net
 
Last edited by a moderator:
T

taitutungtien

đề 6
Mởbài:

- Nếu ai đã từng đến Bảo tàng lịch sử Việt Nam hẳn sẽ không quên một vật rất đơn sơ mà giàu ý nghĩa.

- Đó là đôi dép lốp cao su đã gắn bó thân thiết với cán bộ chiến sĩ và cả vị lãnh tụ Hồ Chí Minh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.

- Là vật chứng tiêu biểu cho nhân cách và cả một quá trình gian khổ của quân nhân Việt Nam.

Thân bài:

1/ Lịch sử ra đời:

Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Cách mạng nước ta gặp muôn vàn khó khăn. Chính trong hoàn cảnh đầy gian khổ và thiếu thốn ấy mà tình yêu nước và óc sáng tạo của nhân dân ta được phát huy. Chiếc mũ nan lớp vải, áo trấn thủ và đặc biệt là đôi dép được cắt từ lốp và ruột xe ôtô cũ đã qua sử dụng làm hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ thật giản dị, gần gũi và thân thương.

2/ Hình dáng, cấu tạo, chất liệu:

- Đôi dép lốp có hình dáng giống những đôi dép bình thường.

- Quai dép được làm từ săm (ruột) xe ôtô đã qua sử dụng. Hai quai trước bắt chéo nhau, hai quai sau song song, vắt ngang cổ chân, bề ngang mỗi quai khoảng 1,5cm.

- Đế dép được làm từ lốp (vỏ) của xe ôtô hoặc được đúc bằng cao su. Đế được đục những cái lỗ để xỏ quai qua. Điều kì lạ là giữa quai và đế được cố định chắc chắn vào nhau không bằng bất cứ một thứ keo kết dính nào mà nhờ vào sự giãn nở của cao su.

- Dưới đế dép có những rãnh hình thoi để các chiến sĩ đi đường lầy lội cho đỡ trơn.

3/ Nét đặc biệt, công dụng:

- Dép lốp cao su dễ làm, giá thành lại rẻ và nhất là dễ sử dụng trong mọi địa hình, dù đèo cao hay suối sâu, đường lầy lội hay đất bụi đều đi rất dễ dàng. Do các quai dép ôm vừa khít với bàn chân nên chiến sĩ ta đi không biết mỏi vì cảm giác rất nhẹ

- Dép lốp rất tiện sử dụng, cả thời tiết nắng nóng và mưa dầm. Trời nắng thì thoáng mát, mưa dầm thì không lo sũng nước. Dép lốp cũng dễ vệ sinh. Khi dính bùn đất chỉ cần rửa nước là sạch.

(So sánh với sự bất tiện khi mang giày: trời nắng thì đổ mồ hôi khó chịu, trời mưa thì ướt sũng dễ sinh các bệnh ngoài da. Đặc biệt điều kiện khó khăn lúc bấy giờ thì khó cung cấp đủ giày cho các chiến sĩ. Dép lốp khắc phục được tất cả các nhược điểm này).

- Dép lốp lại rất bền phù hợp với điều kiện khó khăn của cuộc kháng chiến còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.

- Một thời đôi dép lốp gắn liền với hình ảnh Bác Hồ.

4/ Bảo quản:

- Dép lốp không chỉ rẻ, bền, dễ sử dụng mà còn rất dễ bảo quản:

- Để dép lốp được bền thì các chiến sĩ ta không để chúng ở nơi có nhiệt độ cao.

- Đi đường dính bùn đất về nên rửa sạch.

Kết bài:

Ngày nay, tuy dép lốp không còn phổ biến như xưa nhưng nó nhắc nhở chúng ta về một thời đã qua với biết bao cay đắng, khổ cực mà cũng thật hào hùng, oanh liệt. Dép lốp đã làm nên vẻ đẹp giản dị, thanh tao của anh bộ đội cụ Hồ với lòng yêu thương đất nước vô bờ. Và cũng chính đôi dép ấy đã góp phần giúp dân tộc ta thoát khỏi ách nô lệ của bọn xâm lược và đôi dép lốp là một chứng nhân lịch sử trong một hành trình dài chống giặc ngoại xâm.


Đề 7
àn ý
-MB: Giới thiệu chung.
-Là y phục riêng của người Việt nam. Chúng ta hãnh diện về chiếc áo dài và trân trọng nâng nó lên hàng quốc phục hoặc gọi tên một cách hình ảnh là chiếc áo dài quê hương.
TB:
* Nguồn gốc:
-Không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thuỷ ra đời từ bao giờ, hình dáng ban đầu của nó ra sao? Trong cuốn sách Kể chuyện chín mùa, mười ba vua triều Nguyễn của ông Tôn Thất Bình (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1997) có ghi lại là chiếc áo dài được hình thành từ thời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Như vậy, chiếc áo dài được ra đời từ thế kỉ thứ 18. Tuy ban đầu còn thô sơ nhưng đã rất kín đáo.
* Chất liệu: Có thể may bằng nhiều loại vải, thông dụng là gấm, lụa, the … Các quan chức thì mới cho dùng xen the, đoạn … còn gấm vóc và các thứ rồng phượng thì dành cho các vua, chúa, vương công.
* Kiểu dáng chiếc áo: Theo Tôn Thất Bình đã dẫn ý kiến của Lê Quí Đôn viết trong Phủ biên tạp lục để khẳng định rằng chúa Nguyễn Phúc Khoát là người đầu tiên phác thảo ra hình hài chiếc áo dài Việt Nam.
Ngày xưa: Đối với người phụ nữ Việt Nam trước đây, trang phục dân tộc là chiếc áo tứ thân màu nâu non đi chung với váy đen, yếm trắng, đầu chít khăn mỏ quạ, thêm vào đó là những chiếc thắt lưng màu thiên lí hay màu đào.
-Lễ phục thì có những tấm áo mớ ba. Đó là loại áo dài gồm 3 chiếc: ngoài cùng là chiếc áo tứ thân bằng vải the thâm màu nâu non hoặc tam giang; chiếc áo thứ hai có màu mỡ gà, chiếc thứ ba là màu cánh sen. Khi mặc những chiếc áo dài này, các cô thường chỉ cài cúc cạnh sườn. Phần từ ngực áo đến cổ chỉ lật chéo để lộ ba màu áo ra ngoài. Bên trong là chiếc yếm đào đỏ thắm, đầu đội nón quai thao trong rất duyên dáng, kín đáo. Viên cố đạo người Italia tên là Bôri sống ở Việt Nam từ năm 1616 đến năm 1621 đã viết một tập kí sự, trong đó ông ghi những nhận xét về phụ nữ Việt Nam như sau: “Aùo quần của họ có lẽ kín đáo nhất vùng Đông Nam Á”.
-Thường phục may áo cổ đứng, ngắn tay, cửa ống tay có thể rộng hẹp tuỳ ý. Aùo thì từ hai bên nách trở xuống phải khâu kín, không cho xẻ mở.
-Lễ phục thì may áo cổ đứng dài tay , vải xanh, chàm hoặc đen, trắng tuỳ nghi. Cổ áo có thể viền và lót. Cũng kể từ thế kỉ 18, các phụ nữ biết thêu thùa hoa lá quanh cổ áo để tăng thêm vẻ đẹp, chất liệu vải ngày càng tốt hơn.
Ngày nay: Chiếc áo dài được dần dần thay đổi và hoàn thiện hơn. Đầu thế kỉ 20, phụ nữ Việt Nam chỉ mặc có một chiếc áo dài, bên trong là chiếc áo cộc và thay chiếc váy bằng chiếc quần dài. Tuỳ theo lứa tuổi, chiều dài áo buông xuống dài ngắn khác nhau, lúc thì đến đầu lúc thì chấm bàn chân. Bà Trịnh Thục Oanh, hiệu trưởng trường nữ Trung học Hà Nội, đã làm một cuộc cách mạng cho chiếc áo dài Việt Nam. Bà thiết kế phần eo sao cho chiếc áo dài ôm sát đường cong mềm mại trên cơ thể người phụ nữ để tạo nên một sức hấp dẫn mới mẻ, tràn đầy xuân sắc. Cho đến nay, chiếc áo dài truyền thống tương đối ổn định.
* Ý nghĩa: Giờ đây chiếc áo dài phụ nữ đã trở thành một tác phẩm mĩ thuật tuyệt vời. Đó là niềm tự hào của y phục dân tộc. Năm 1970, tại hội chợ quốc tế O-sa-ka (Nhật Bản) chiếc áo dài của phụ nữ Việt nam đã đoạt huy chương vàng về y phục dân tộc. Khách quốc tế trầm trồ và ngây ngất khi ngắm nhìn những vạt áo dài lả lơi như những cánh bướm trước gió. Nó vừa kín đáo, vừa e ấp, vừa khêu gợi được những nét đẹp kiều diễm, mảnh mai của người phụ nữ Việt Nam.
-Chiếc áo dài ngoài vẻ đẹp văn hoá còn có một ý nghĩa đạo lí. Người xưa dạy rằng: Hai tà áo (hai vạt) tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu. Cái yếm che trước ngực nằm giữa những chiếc áo ngoài tượng trưng cho hình ảnh mẹ ôm ấp con vào lòng. Năm khuy cài nằm cân xứng trên năm vị trí cố định, giử cho chiếc áo ngay thẳng, kín đáo tượng trưng cho năm đạo làm người là: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Khi mặc áo dài tứ thân người ta thường buộc hai vạt trước lại với nhau cho chiếc áo cân đối tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng chung thuỷ bên nhau
KB Ý nghĩ của áo dài hiện nay và mai sau
Nguồn google
 
V

vitconxauxi_vodoi

Đề 7:
1.Mở bài:
*Giới thiệu chung:
-Chiếc áo dài đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc,tượng trưng cho vẻ đẹp duyên dáng,dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam
-Áo dài Vn để lại ấn tượng sâu sắc và được bạn bè quốc tế yêu thích
2.Thân bài:
*Lịch sử chiếc áo dài:
-Áo dài xuất hiện từ lâu trong đời sống xã hội VN
-Sau nhiều lần sửa đổi,chiếc áo dài ngày nay đã được hoàn thiện làm tăng thêm vẻ đẹp của người mặc
-Hình ảnh áo dài thướt tha,mềm mại gắn liền với hình ảnh người phụ nữ VN dịu dàng,duyên dáng
*Cấu tạo chiếc áo dài:
-Gồm ba phần là cổ áo,tay áo và thân áo
+Cổ áo: cao khoảng 4-5cm,có lót vải cứng ở trong cho đứng
+Tay áo dài đến cổ tay,trên rộng dưới hẹp dần
+Thân áo gồm hai thân trước và sau,dài từ vai xuống cách bàn chân khoảng vài tấc.Chiết li ở ngực và ở lưng.Cài cúc theo đường chéo từ cổ xuống nách và dọc theo một bên chân;cúc bấm hoặc kết bằng vải
*Chất liệu may áo dài:
-Vải may áo dài thông thường là các loại lụa tơ tằm,lụa tổng hợp,gấm,nhung,..vải mỏng và nhẹ thì áo dài càng đẹp
-Áo dài hiện đại kết hợp với các phụ kiện đi kèm như ren,voan,hạt cườm,kim tuyến..
*Môi trường sử dụng và đặc điểm của áo dài:
-Áo dài có thể mặc đi làm,các dịp cuới hỏi,đi học,lễ tết,hội nghị,...
-Chiếc áo dài tạo dáng mềm mại,uyển chuyển cho người mặc.Đặc điểm của nó vừa kín đáo vừa hấp dẫn,mang đậm sắc thái phương Đông
3.Kết bài:
-Chiếc áo dài không chỉ quen thuộc mà còn được mọi người công nhận là một trong những trang phục dân tộc đẹp,được bạn bè quốc tế yêu thích
-Chiếc áo dài gắn liền với quê hương,đất nước với những kỉ niệm thân thương trong đời sống của mỗi chúng ta
Đề 6:
1.Mở bài:
Đôi dép lốp cao su là một vật dụng độc đáo đầy sáng tạo,gắn liền với cán bộ,chiến sĩ ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ
2.Thân bài:
*Hình dáng và chất liệu:
-Dép có hai quai trước bắt tréo nhau,hai quai sau song song,được làm từ săm xe oto cũ cắt ra,bề ngang mõi quai khoảng 1,5cm xỏ qua lỗ dưới đế
-Đế dép được làm bằng lốp ôtô cũ hoặc đúc bằng cao su.Dưới có xẻ những rãnh hình thoi để đi cho đỡ trơn
*Tác dụng và cách sử dụng:
-Dép lốp cao su đơn giản,dễ làm,tiện sử dụng trời nắng cũng như trời mưa.Xỏ quai sau vào,dép ôm chặt lấy bàn chân và gót chân nên đi xa không bị mỏi.
-Người đi dép đường xa thường mang theo cái rút dép làm bằng cật tre già hoặc bằng nhôm để phòng khi dép tuột quai
-Trong 2 cuộc kháng chiến,đôi dép cao su đã cùng các anh chiến sĩ bộ đội hành quân đánh giặc,tạo nên nhiều chiến công thần kì.
-Lúc hành quân,gặp đường lầy,chỉ cần đổ ít nước trong bi đông ra để rửa bớt bùn ở dép là tiếp tục đi được,không bị trật chân
-Hành quân qua rừng,nếu trời mưa mà đi giày thì giày sẽ ngấm nước rất nặng,con vắt chui vào chân cũng khó phát hiện và xử lí
3.Kết bài:
Cảm nghĩ của em :
-Hiện nay còn nhiều người lớn thích sử dụng dép cao su
-Hình ảnh đôi dép cao su đã gắn bó với cuộc sống giản dị,đời thường thanh cao của Hồ chủ tịch
-Đôi dép cao su đã đi vào thơ ca,nhạc họa
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom