lập dàn ý cho bài văn thuyết minh

T

tomcangxanh

Vì chẳng biết bạn thích nghề gì nên tôi sẽ thuyết minh về nghề tôi thích vậy.

Chắc hẳn chúng ta một hoặc nhiều lần hay đi làm sẽ nghe từ CEO. Và chỉ hình tượng CEO là một gì đó to lớn trong một công ty đúng không nào ? Vậy CEO là gì ? Thực chất họ là ai ?

CEO là từ viết tắt của cụm từ : Chief Executive Officer dịch sang tiếng Việt là " Giám đốc điều hành " hay " Tổng giám đốc". Họ là người chịu trách nhiệm điều hành các chính sách của hội đồng quản trị.

Trong văn hóa kinh doanh, ở những công ty có tổ chức chặt chẽ thì tổng giám đốc (CEO) cũng thường là chủ tịch hội đồng quản trị. Cá biệt, một người thường đảm nhiệm chức chủ tịch hoặc tổng giám đốc khi một người khác nắm quyền chủ tịch hoặc có thể trở thành giám đốc điều hành (Chief operating officer - COO). Vị trí chủ tịch và tổng giám đốc có thể được tách biệt nhưng vẫn có những sự dính líu đến nhau trong sự quản lý công ty.

Ở một số nước trong Liên minh châu Âu, có hai ban lãnh đạo riêng biệt, một ban lãnh đạo phụ trách công việc kinh doanh hằng ngày và một ban giám sát phụ trách việc định hướng cho công ty (được bầu ra từ các cổ đông). Trong trường hợp này, tổng giám đốc chủ trì ban lãnh đạo còn chủ tịch hội đồng quản trị chủ trì ban giám sát và hai lực lượng này sẽ được tổ chức bởi những con người khác nhau. Điều này đảm bảo sự độc lập giữa việc điều hành của ban lãnh đạo với sự cai quản của ban giám sát và phân ra một ranh giới rõ ràng về quyền lực. Mục đích là để ngăn ngừa xung đột về lợi ích và tránh việc tập trung quá nhiều quyền lực vào một cá nhân. Luôn có một sự song hành về quyền lực trong cấu trúc cai trị của công ty, điều mà hướng tới một sự biệt lập giữa khối định ra chính sách và khối điều hành công ty.

Ở Pháp, CEO được gọi là "PDG".

Một số trường hợp hiếm thấy, tổng giám đốc được chỉ định bởi chủ tịch hội đồng quản trị nhưng điều này là không phù hợp về mặt pháp lý.

Tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, nhiều tổ chức từ thiện và tổ chức chính phủ do các CEO đứng đầu. Tại đây, chủ tịch hội đồng quản trị của các công ty cổ phần thường lớn tuổi hơn CEO. Đa số các công ty cổ phần hiện nay đều chia ra thành chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc.

Phụ thuộc vào ngành mà công ty tham gia, cơ cấu tổ chức của công ty, những chức vụ chuyên môn khác nhau có thể được đặt ra dưới sự chỉ đạo của CEO như: giám đốc điều hành (Chief operating officer), giám đốc kinh doanh (Chief development officer), giám đốc thông tin (Chief information officer), giám đốc marketing (Chief marketing officer), giám đốc tài chínhChief financial officer)...

CEO là thứ (hay là nghề) chỉ có thể học được chứ không dạy được. Có đầu óc bao quát, tính toán; có tư duy lãnh đạo, biết chia sẻ, biết chịu trách nhiệm thôi chưa đủ... anh còn cần có sự nhạy cảm và rất nhiều thứ khác đòi hỏi anh phải thật sự sáng tạo. Mà sáng tạo thì không ai giống ai, không ai có thể dạy ai được. Để trở thành CEO có khó không ? Xin trả lời rằng, ai cũng có thể trở thành CEO vì đó là một chức vụ được luật pháp công nhận và nếu một người nào đó đứng ra thành lập công ty hợp pháp thì luật pháp cũng sẽ công nhận họ là giám đốc, tổng giám đốc hay chủ tịch
hội đồng quản trị...

Nhưng thế nào là sự khác biệt giữa một CEO bình thường và một CEO chuyên nghiệp (Professional Chief Executive Officer)? CEO chuyên nghiệp không chỉ là một chức vụ mà còn là một nghề như rất nhiều nghề khác trong xã hội như nghề may, nghề cơ khí, nghề buôn bán, nghề ca sĩ, nghề luật sư, nghề xây dựng... Nghề CEO là nghề quản lý, lãnh đạo và điều hành một công ty hoặc một tập đoàn kinh doanh.

Và như vậy CEO chuyên nghiệp là một Giám Đốc Điều Hành chuyên nghiệp có nghề, hiểu biết về nghề quản trị, hành nghề một cách chuyên nghiệp và là người chịu trách nhiệm chính cho sự tồn tại, phát triển bến vững của một công ty.

Như vậy có nghĩa là không phải ai cũng tự nhiên trở thành một CEO chuyên nghiệp khi ngồi ở vị trí đứng đấu một công ty. Chúng ta gọi CEO là một nghề thì phải được học, trải nghiệm, làm và rèn luyện mới trở thành người có chuyên môn cao. Con đường từ một CEO bình thường để trở thành một CEO chuyên nghiệp không phải dễ dàng, không đơn giản cứ có nhiều tiền, nhiều bằng cấp học vị cao hoặc sống lâu lên lão làng" là có thế trở thành một CEO chuyên nghiệp.

Công việc chính của một CEO chuyên nghiệp là gì?

Là người định hướng CHIẾN LƯỢC và chỉ đạo triển khai thực hiện các chiến lược của công ty trung hạn và dài hạn.
Là người CHỊU TRÁCH NHIỆM trước Hội Đồng Quản Trị của công ty và chịu trách nhiệm với pháp luật, nhân viên, khách hàng và xã hội.
Là người THIẾT LẬP HỆ THỐNG quản lý, điều hành cho toàn bộ hoạt động của công ty.
Là người đứng đầu XÂY DỰNG VĂN HÓA của công ty.
Là người quản lý và phát triển ĐỘI NGŨ NHÂN SỰ của công ty.
Là người chịu trách nhiệm cuối cùng về sự sống còn của công ty thông qua quản lý TÀI CHÍNH (tiền bao gồm quỹ tiền mặt, thu, chi, lợi nhuận, đầu tư và thuế nhà nước).
Là người nghiên cứu và phát triển SẢN PHẨM, DỊCH VỤ của công ty.
Và nhiều công việc khác...

Có rất nhiều cách khác nhau để trở thành một CEO chuyên nghiệp tùy theo điều kiện, hoàn cảnh và tố chất của mỗi người khác nhau.

điều kiện cần và đủ để trở thành CEO chuyên nghiệp:

Kiến thức (Knowledge): Phải có kiến thức khoa học về quản trị doanh nghiệp, trong đó bao gồm quản lý công việc và quản trị con người. Quản lý công việc bao gồm 5 chữ C trong đó Country (luật pháp, văn hóa, lịch sử của một quốc gia), Company (văn hóa, lịch sử, nội qui, hệ thống và qui trình quản lý của công ty), Customer (hệ thống khách hàng, phân khúc khách hàng, ai là khách hàng của công ty), Consumer (đặc điểm tiêu dùng, đối tượng tiêu dùng ) và Competitor (đối thủ cạnh tranh là ai? như thế nào? đâu là đối thủ chính, đâu là đối thủ tiềm năng). Quản trị con người gồm 6 chữ P trong đó bao gồm People (quản trị con người), Process (qui trình, hệ thống quản lý), Product (sản phẩm), Place (phân phối bán hàng), Promotion (marketing, quảng bá, truyền thông, khuyến mãi), Price (giá cả). Ngoài ra còn rất nhiều kiến thức khác như hiểu biết về tài chính, thuế, đầu tư, kiến thức tống quát về xã hội, lịch sử, địa lý và thông tin cập nhật toàn cầu.
Kỹ năng? Kỹ năng là những phần "mềm" của sự hiểu biết và rèn luyện đế hỗ trợ cho phần "cứng" kiến thức tích lũy được và vận dụng kiến thức thành công việc hành động cụ thể đế có hiệu quả. Những kỹ năng mà một CEO chuyên nghiệp cần có trong vai trò của mình như: Kỹ năng lập kế hoạch chiến lược, tố chức, thiết lập mục tiêu, phân tích và ra quyết định, giải quyết vấn đề, giao tiếp truyền thông tin một cách hiệu quả, kỹ năng viết lách, trình bày thuyết trình một cách xuất sắc, quản lý thời gian và có kỹ năng quản lý stress (căng thẳng ) để cân bàng cuộc sống và công việc.
Thái độ (Attitude): Một CEO giỏi và một CEO chuyên nghiệp có nhiều điểm khác biệt, vì một CEO giỏi có thể điều hành một công ty phát triển, lợi nhuận cao nhưng chưa chắc việc kinh doanh có ích cho xã hội và còn làm tổn hại đến xã hội (ví dụ như Bột Ngọt Vedan hoặc sữa nguồn gốc từ Trung Quốc có nhiễm melamine). Một CEO chuyên nghiệp không những giỏi về chiến lược, quản trị, kinh doanh tốt mà còn có thái độ sống tích cực, có ích cho cộng đồng và có trách nhiệm với xã hội. Nói tóm lại, yếu tố đạo đức trong quản trị và kinh doanh là kim chỉ nam đối với bất cứ CEO chuyên nghiệp trên toàn cầu.
Kinh nghiệm (Skills): Kinh nghiệm có được là nhờ sự trải nghiệm từ thực tế bản thân. Kinh nghiệm của người khác mà mình học hỏi được mới chỉ là kiến thức của mình mà thôi. Kinh nghiệm từ bản thân từ vị trí thấp đến vị trí cao, từ qui mô nhỏ đến qui mô lớn, từ đơn giản đến phức tạp và từ thất bại đến thành công. Kinh nghiệm được phân tích, rút tỉa và đúc kết thành giá trị tri thức của mỗi nhà quản trị để trở thành CEO chuyên nghiệp. Và các CEO chuyên nghiệp thường biến những suy nghĩ, hành động, sự trải nghiệm tích cực thành những hành động tích cực trong công tác quản trị của mình, người ta gọi đó là thói quen tốt (habit) . Đến dây chúng ta có thể đúc kết 4 yếu tố quan trọng cần có để trở thành một CEO chuyên nghiệp đó là K.A.S.H (Knowledge, Attitude, Skills và Habit - Kiến thức, Thái độ, Kỹ năng và Thói quen tốt).
Tố chất: Để trở thành một CEO chuyên nghiệp, chúng ta cũng cần quan tâm đến những tố chất cần thiết khác. Tố chất do bẩm sinh, nhưng cũng có thế do rèn luyện và học hỏi thường xuyên mà tạo nên:
Chỉ số về IQ (Intelligent Quotient - chỉ số thông minh),(Chỉ số EQ (Emotionnal Quotient - chỉ số minh cảm): Chỉ số thông minh là do bấm sinh. còn chỉ số minh cảm là do rèn luyện thường xuyên và sự trải nghiệm nhiều sẽ có. Trong quản trị, nhiều CEO cho rằng chỉ số minh cảm EMQ cần thiết hơn là chỉ số IQ. Vì khi có chỉ số EMQ cao, CEO sẽ có khả năng tư duy chiến lược một cách khoa học và logic, có khả năng ảnh hưởng cao thông qua diễn thuyết, lý luận và tính kỷ luật cao và có bản lĩnh, dám làm dám chịu
.


Cho dù làm bất cứ một công việc gì, cũng chỉ hướng tới một mục đích đó là thỏa mãn nhu cầu của bản thân và đóng góp nguồn thu nhập cho xã hội, điều quan trọng để có thể làm tốt công việc của mình chính là lòng yêu nghề, trân trọng và hết mình với nó. CHính vì thế, công việc, ước mơ, nghề nghiệp của mỗi người đều đáng được trân trọng như nhau, và để hiện thực hóa ước mơ của mình, tôi và các bạn sẽ phải cố gắng hết sức mình ngay từ thời điểm này.
 
Top Bottom