Văn 9 lập dàn ý chi tiết cho văn nghị luận xã hội

học nào

Học sinh mới
Thành viên
5 Tháng ba 2019
5
1
6
20
Bình Dương
nguyễn thái bình

minhthu2k5

Học sinh tiến bộ
Thành viên
31 Tháng năm 2018
1,070
1,095
201
Quảng Nam
Hogwarts
1.
Mở bài:
Dẫn dắt: Con người thường có những đức tính trái ngược nhau như hiền và dữ, nhân hậu bao dung, vị tha và ích kỉ hay như tranh giành và nhường nhịn.
Thân bài:
1. Giải thích
Thế nào là tranh giành? là thường hay giành giật quyền lợi về cho mình bằng mọi cách.
Thế nào là nhường nhịn? Là tính nhún nhường, nhượng bộ, nhường lại cho người khác.
2. Tại sao chúng ta nên nhường nhịn trong cuộc sống?
+ Đó là một trong những phẩm chất tốt của con người.
+ Cuộc sống sẽ dễ dàng hơn, thắt chặt tình cảm giữa con người với con người hơn.
- Dẫn chứng: Câu chuyện “Dê đen và Dê trắng” khi tranh nhau qua cầu, vì không ai chịu nhường nhịn ai nên cuối cùng cả hai đều rơi xuống sông.
3. Tranh giành có mang lại lọi ích gì cho con người không?
- Làm xấu đi mối quan hệ, tình cảm giữa con người với nhau.
- Thể hiện mình là kẻ ích ki, không biết nghĩ đến những người xung quanh mình.
4. Bàn bạc, mở rộng vấn đề
Có phải nhường nhịn mãi sẽ trở thành hèn nhát không?
- Đó là cách xử sự khôn khéo trong giao tiếp ứng xử của con người.
- Giúp cho ta dễ thành công hơn trong cuộc sống.
- Dẫn chứng: Trong gia đình, anh chị em trên thuận dưới hòa, biết nhường nhịn lẫn nhau sẽ là một gia đình hạnh phúc. Ngoài xã hội, nếu mọi người ai ai cũng tâm niệm một câu “Một câu nhịn, chín sự lành” thì xã hội sẽ tốt đẹp biết bao.
Kết bài
- Tranh giành và nhường nhịn là hai phẩm chất đạo đức của con người.
2.
A. Mở bài
Khiêm nhường là một trong những đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần hướng tới trong quá trình tự hoàn thiện bản thân mình.
B. Thân bài
1) Giải thích
Khiêm nhường: đức tính khiêm tốn, nhún nhường, không tự đề cao cá nhân mình.
2) Những biểu hiện của đức tính khiêm nhường
  • Người có đức tính khiêm nhường là người luôn hiểu mình, biết người, do vậy thường có thái độ nhã nhặn, hay lắng nghe ý kiến của người khác.
  • Luôn khiêm tốn học hỏi, có tinh thần cầu tiến, tự nỗ lực để tiến bộ.
  • Không tự đề cao mình, không khoe khoang bản thân mình với những người xung quanh.
3) Tại sao mỗi người cần có đức tính khiêm nhường?
  • Đức tính khiêm nhường (với những biểu hiện: nhã nhặn, lịch sự, khiêm tốn) sẽ giúp ta có được mối quan hệ gần gũi, hòa hợp trong giao tiếp với những người xung quanh.
  • Đức tính khiêm nhường giúp mỗi người tự nhận ra mặt hạn chế của bản thân mình để cố gắng vươn lên hoàn thiện bản thân.
  • Sự khiêm tốn, thái độ cầu tiến, ham học hỏi sẽ giúp ta tiến bộ, thành công trên đường đời. Dẫn chứng:
    • Sự khiêm tốn, cầu tiến được người xưa đúc kết qua những câu tục ngữ: “Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi”, “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”.
    • Bác Hồ là tấm gương sáng ngời về đức tính khiêm nhường. Suốt cuộc đời mình, Bác luôn giữ một lối sống giản dị, thanh đạm. Dù ở cương vị một Chủ tịch nước, Bác vẫn ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ với những vật dụng hết sức giản dị, mộc mạc, vẫn tự tay chăm sóc vườn cây, nuôi cá,… Nhà thơ Tố Hữu đã viết về Bác:
“Nhà gác đơn sơ, một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn
Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.”
  • Có thể lấy thêm nhiều dẫn chứng khác: trong thực tế, những người có đức tính khiêm nhường thường là những người đạt được những thành công trong công việc cũng như trong đời sống.
4) Mở rộng
  • Ngược lại với đức tính khiêm nhường là sự kiêu căng, tự mãn. Những người có tính tự kiêu thường hay tự đề cao mình, luôn coi thường những người xung quanh, dễ bị mọi người xa lánh.
  • Cũng cần phải thấy rằng: khiêm nhường không có nghĩa là tự ti, tự hạ thấp mình. Khiêm nhường thực sự là đức tính góp phần nâng cao giá trị của con người.
C. Kết bài
  • Khiêm nhường là đức tính tốt đẹp, không thể thiếu trong mỗi con người.
  • Ngay từ bây giờ, mỗi học sinh cần rèn luyện để có được các đức tính tốt đẹp
Nguôn: sưu tầm
 

0975034856

Học sinh
Thành viên
13 Tháng hai 2019
142
151
21
17
Bình Định
Trường THCS Ngô Mây
DÀN Ý CHI TIẾT
I. MỞ BÀI
- Tranh giành và nhường nhịn là hai trong số những tính cách của con người. Đó là mặt tốt và mặt chưa tốt.
- Vậy tranh giành và nhường nhịn có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của chúng ta ?
II. THÂN BÀI
Giáỉ thích: (Đặt câu hỏi: là gì?)
- Tranh giành là gì? => Sự ham muốn rất lớn một sự vật nào đó về phía mình.
- Nhường nhịn là gì? => Chịu để lại một sự vật nào đó cho người khác với thái độ hòa nhã.
1. Đưa ra các biếu hiện: (Đặt câu hỏi: Tại sao ? Vì sao?)
2. Tại sao chúng ta nên nhường nhịn trong cuộc sống?
+ Đó là một trong những phẩm chất tốt của con người.
+ Cuộc sống sẽ dễ dàng hơn, thắt chặt tình cảm giữa con người với con người hơn.
- Dẫn chứng: Câu chuyện “Dê đen và Dê trắng” khi tranh nhau qua cầu, vì không ai chịu nhường nhịn ai nên cuối cùng cả hai đều rơi xuống sông.
3. Tranh giành có mang lại lọi ích gì cho con người không?
- Làm xấu đi mối quan hệ, tình cảm giữa con người với nhau.
- Thể hiện mình là kẻ ích ki, không biết nghĩ đến những người xung quanh mình.
4. Bàn bạc, mở rộng vấn đề
Có phải nhường nhịn mãi sẽ trở thành hèn nhát không?
- Đó là cách xử sự khôn khéo trong giao tiếp ứng xử của con người.
- Giúp cho ta dễ thành công hơn trong cuộc sống.
- Dẫn chứng: Trong gia đình, anh chị em trên thuận dưới hòa, biết nhường nhịn lẫn nhau sẽ là một gia đình hạnh phúc. Ngoài xã hội, nếu mọi người ai ai cũng tâm niệm một câu “Một câu nhịn, chín sự lành” thì xã hội sẽ tốt đẹp biết bao.
III. KẾT BÀI
- Tranh giành và nhường nhịn là hai phẩm chất đạo đức của con người.
- Cần đề cao đức tính tốt: nhường nhịn.
- Tránh xa đức tính chưa tốt: tranh giành.

1. Mở bài
Một bông hoa sẽ trở nên đẹp đẽ trước mắt người xem khi nó tỏa ngát hương thơm với những màu sắc và vẻ đẹp tượng trưng của mình, và một con người thật sự trở nên là đẹp trước mắt người khác khi con người đó tồn tại nhiều đức tính tốt hơn là xấu. Một trong những đức tính tốt làm nên vẻ đẹp tâm hồn của con người đó chính là đức tính khiêm nhường.
2. Thân bài
a) Giải thích ý kiến
- Khiêm nhường là khiêm tốn trong quan hệ ứng xử, biết đánh giá cái hay của mình một cách vừa phải và dè dặt, không tự đề cao cá nhân; là biết nhường nhịn, không dành cái hay, cái lợi về mình.
- Khiêm nhường là một đức tính tốt của con người.
b) Bàn luận
(1) Biểu hiện của khiêm nhường trong đời sống
- Người có đức tính khiêm nhường là người luôn hiểu mình, biết người, do vậy thường có thái độ nhã nhặn, hay lắng nghe ý kiến của người khác.
- Luôn khiêm tốn học hỏi, có tinh thần cầu tiến, tự nỗ lực để tiến bộ.
- Không tự đề cao mình, không khoe khoang bản thân mình với những người xung quanh.
- Dẫn chứng: Khiêm tốn trong ứng xử, trong hành động, trong lời nói… trong các mối quan hệ:
+ Trong gia đình: Thể hiện quan hệ giữa anh chị em trong nhà, giữa con cái với cha mẹ... Nếu không có tính khiêm nhường thì những người trong nhà tranh giành nhau mà đấu đá nhau, sẽ không thể có một gia đình thuận hòa, yên ấm.
+ Ngoài xã hội: Thể hiện quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên cấp dưới, học trò với thầy cô giáo... Khiêm nhường giúp cho ta giữ lại những cái tình trong nhau. Khiêm nhường đúng lúc sẽ giúp ta nhìn thấy những khiếm khuyết của bản thân cũng như học tập được nhiều ưu điểm từ người khác.
(2) Vì sao cần phải khiêm nhường?
- Khiêm nhường sẽ giúp mỗi cá nhân tiến bộ hơn trong cách cư xử, lối sống, trong việc rèn luyện, tu dưỡng. Sự khiêm tốn, thái độ cầu tiến, ham học hỏi sẽ giúp ta tiến bộ, thành công trên đường đời. Đó là cơ sở để mỗi người tự hoàn thiện nhân cách.
- Khiêm nhường sẽ giúp cho việc giao tiếp, đối xử giữa người với người trong xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
- Khiêm nhường là phẩm chất cần có của mỗi con người trong tập thể, trong xã hội. Người có đức tính khiêm nhường được mọi người yêu quý, nể phục.
(3) Mở rộng, phản đề
- Phê phán những người có tính tự kiêu, tự mãn,coi thường người khác; có lối sống tham lam, ích kỉ, hay khoe khoang, thích tranh giành hơn kém với người khác.
- Cũng cần phải thấy rằng: khiêm nhường không có nghĩa là tự ti, tự hạ thấp mình. Khiêm nhường thực sự là đức tính góp phần nâng cao giá trị của con người.
c) Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức được đức tính khiêm nhường là một đức tính tốt mà bản thân mỗi người cần xây dựng và gìn giữ.
- Là học sinh, chúng ta cần tích cực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức; chăm lo học tập trau dồi kiến thức để nâng cao tri thức và có cách ứng xử phù hợp trong cuộc sống.
3. Kết bài
Sứ đồ Phao-lô từng nói “Tình yêu hay nhẫn nại, nhân từ; tình yêu chẳng ghen tị, khoe mình hay kiêu căng”. Chẳng phải khiêm nhường cũng là nhẫn nại, nhân từ, không ghen tị, khoe mình hay kiêu căng đấy sao? Vậy hãy khiêm nhường để đem tình yêu ấy không phủ khắp thế gian cũng phủ khắp cuộc sống của chính mình.
 
Top Bottom