Nghị luận xã hội thì dàn ý cơ bản như sau
Mở bài: Giới thiệu khái quát
- Đối tượng nghị luận: Hiện tượng gì? Vấn đề gì?
- Vai trò, tác động của đối tượng đối với xã hội: Tích cực hay tiêu cực? Vai trò quan trọng hay không? Quan trọng đối với nhóm xã hội nào (toàn xã hội, học sinh sinh viên,...)?
Thân bài:
- Thực trạng: đối tượng đó diễn ra ở phạm vi nào? Đối tượng biểu hiện ở những hình thức nào? Mức độ và số liệu liên quan?
- Hệ quả: Tích cực hay tiêu cực? Nên chia ra các nhóm (đối với cá nhân, nhà trường, gia đình và xã hội)
- Nguyên nhân: Phân nhóm thành nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp; nguyên nhân chính và nguyên nhân phụ
- Giải pháp: Đối với hiện tượng tích cực thì là hướng phát huy, nếu tiêu cực thì hướng khắc phục. Giải pháp cần thiết thực, gắn liền với từng nguyên nhân, phù hợp với nhiều nhóm người (Bản thân, nhà trường, gia đình, nhà nước, xã hội cần làm gì?)
Kết bài: Mở rộng vấn đề hoặc nhấn mạnh nội dung tâm đắc nhất của người viết.
Đối với đề bài này, bạn có thể tham khảo gợi ý sau đây:
Mở bài: "Những năm gần đây, giáo dục ngày càng là chủ đề được xã hội quan tâm. Nhưng điều đáng buồn chính là một trong những nguyên nhân quan trọng của sự quan tâm đó lại là xu hướng xuống dốc của văn hóa học đường. Trong đó có hiện tượng nói tục chửi bậy của học sinh. Đây tuy chỉ là hiện tượng vi mô nhưng lại chứng minh vấn đề giáo dục văn hóa cho giới trẻ khi còn trong tầm kiểm soát, quản lý của gia đình, nhà trường đang gặp sai lầm từ bước căn bản."
Thân bài:
Thực trạng:
- Hiện tượng diễn ra ở nhóm học sinh lớp mấy?
- Ở khắp nơi hay chỉ gặp ở nhà trường/gia đình?
- Có liên quan đến năng lực học tập hay đạo đức của học sinh không?
Hậu quả:
- Làm xấu đi hình tượng người học sinh, gia đình, nhà trường, ngành giáo dục
- Gây mâu thuẫn giữa các học sinh với nhau, học sinh và thành phần tội phạm, thành phần bạo lực khác => dẫn đến đánh nhau
- Gây khó khăn trong việc xây dựng tác phong chuyên nghiệp trong tương lai. Trong xã hội văn minh, hầu hết mọi vị trí nghề nghiệp đều đòi hỏi khả năng giao tiếp tốt, đúng mực, tạo thiện cảm nên người có thói quen nói tục, chửi bậy dễ đánh mất cơ hội nghề nghiệp
Nguyên nhân:
- "Thuận miệng" nói theo người lớn trong gia đình, bạn bè trong nhà trường, mạng xã hội,...
- Học nói tục, chửi bậy đề "hòa nhập" với một nhóm bạn nào đó (trong nhóm bạn đều nói chuyện thô tục thì người ngoại lệ có thể bị tẩy chay, khai trừ,...)
- Thể hiện chất "tôi" với cá tính mạnh, quyết liệt (Rất nhiều từ ngữ thô tục dùng để thể hiện trạng thái cảm xúc mạnh chứ không mang ý xúc phạm ai)
- Nóng giận khi tranh luận, không kiểm soát được ngôn ngữ
Giải pháp
- Bản thân: Thay đổi thói quen theo từng bước (Tự nhận thức hậu quả của việc nói tục chửi bậy; Giảm số lần nói tục chửi bậy trong ngày, thay bằng tiếng lóng, trại âm; tham gia khóa học miễn phí về tâm lý - kiểm soát tâm lý online hoặc offline; Im lặng khi nóng giận, ghi những từ bạn muốn dùng để xúc phạm người khác ra giấy thay vì nói ra;...)
- Gia đình, nhà trường: Người thân (đặc biệt là người có tuổi tác hay địa vị gia đình lớn hơn) và nhân viên, viên chức giao dụng tuyệt đối không dùng ngôn ngữ thô tục; Kiểm soát, nhắc nhở, xử lý khi người vi phạm ngoan cố bằng hình phạt (không áp dụng bạo lực hay dùng chính ngôn ngữ thô tục vì sẽ gây tâm lý bất mãn, cố ý làm trái)
- Nhà nước: Kiểm soát ngôn ngữ trên các website, mạng xã hội.
- Xã hội: Tham gia giao tiếp với nguyên tắc không sử dụng từ ngữ thô tục. Kể cả các cuộc giao tiếp chính thức hay không chính thức.
Kết bài
"Ý thức cá nhân là yếu tố quan trọng, cơ bản nhất để hạn chế, triệt tiêu hiện tượng nói tục chửi bậy của học sinh. Tuy nhiên, đây cũng là yếu tố khó điều khiển nhất. Cá nhân cần hiểu rằng xây dựng hình tượng chuyên nghiệp, văn minh đồng nghĩa với việc tạo thêm cho mình một ưu thế trong xã hội nghề nghiệp cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Đó là lợi ích thiết thực nhất, động lực hàng đầu để ý thức cá nhân ngày càng mạnh mẽ. Con người thông thường cần hai mươi mốt ngày để tạo thành hoặc thay đổi một thói quen. Giữ vững ý thức đó, dùng thời gian vừa đủ, tiến hành thay đổi dần dần thì hiện tượng nói tục chửi bậy của học sinh không có là vấn đề quá nan giải nữa."