Văn 9 Lập dàn ý bài văn nghị luận về tư tưởng,đạo lí

manaqh

Học sinh
Thành viên
15 Tháng mười 2017
70
32
26
20
Nghệ An
THCS thị trấn
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí * Uống nước nhớ nguồn *
a: Tìm hiểu đề
- Tính chất của đề : Nghị luận về tư tưởng , đạo lí
- Nội dung : Suy nghĩ về truyền thống đạo lí của dân tộc : biết ơn.Đối với những người đã làm ra thành quả cho mình được hưởng thụ.
- Phạm vi giới hạn : Nghị luận xã hội ; từ xưa tới nay
b: Tìm ý
- Giải thích nội dung câu tục ngữ
+ Nghĩa đen : Khi uống nước phải biết nước lấy từ nguồn nào
+ Nghĩa bóng : _ nước : thành quả vật chất ; tinh thần
_ nguồn : người tạo ra những thành quả đó
Suy ra : Khi được hưởng những thành quả do người khác tạo nên , cần có thái độ biết ơn ; ghi nhớ
- Đánh giá : Nội dung câu tục ngữ nói lên truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta
- Nêu biểu hiện : Nêu những dẫn chứng cụ thể ( từ xưa tới nay )
- Bàn luận mở rộng :
+ Nội dung câu tục ngữ là lời răn dạy mà mọi người cần phải biết , ghi nhớ công ơn của những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ
+ Thực hiện đạo lí : uống nước nhớ nguồn : hành động cụ thể gìn giữ : phát huy những giá trị truyền thống

Câu hỏi : Từ những gợi ý trên em hãy lập dàn ý cho bài nghị luận này
 

Riana Arika

Học sinh chăm học
Thành viên
5 Tháng tám 2018
433
334
66
Thái Nguyên
Trường đại học quốc tế Nhật Bản - IUJ , Tokyo
Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí * Uống nước nhớ nguồn *
a: Tìm hiểu đề
- Tính chất của đề : Nghị luận về tư tưởng , đạo lí
- Nội dung : Suy nghĩ về truyền thống đạo lí của dân tộc : biết ơn.Đối với những người đã làm ra thành quả cho mình được hưởng thụ.
- Phạm vi giới hạn : Nghị luận xã hội ; từ xưa tới nay
b: Tìm ý
- Giải thích nội dung câu tục ngữ
+ Nghĩa đen : Khi uống nước phải biết nước lấy từ nguồn nào
+ Nghĩa bóng : _ nước : thành quả vật chất ; tinh thần
_ nguồn : người tạo ra những thành quả đó
Suy ra : Khi được hưởng những thành quả do người khác tạo nên , cần có thái độ biết ơn ; ghi nhớ
- Đánh giá : Nội dung câu tục ngữ nói lên truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta
- Nêu biểu hiện : Nêu những dẫn chứng cụ thể ( từ xưa tới nay )
- Bàn luận mở rộng :
+ Nội dung câu tục ngữ là lời răn dạy mà mọi người cần phải biết , ghi nhớ công ơn của những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ
+ Thực hiện đạo lí : uống nước nhớ nguồn : hành động cụ thể gìn giữ : phát huy những giá trị truyền thống

Câu hỏi : Từ những gợi ý trên em hãy lập dàn ý cho bài nghị luận này
I. Mở bài
Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 'Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu “Uống nước nhớ nguồn".
Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.
II. Thân bài
1.Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn".
Uống nước:thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.
Nguồn:chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.
Ý nghĩa:Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.
2. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:
- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.
- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là dạo lí tất yếu.
- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày"phục vụ cho biết bao người “ăn trái".
Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đẳng cay muôn phần.
Khi “bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương", “muôn phẩn cay đắng" để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.
... Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.
3. Phải làm gì để “nhớ nguồn".
-Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu cỏ chọn lọc tinh hoa nước ngoài.
- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.
III. Kết bài
- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.
- Nhở nguồntrước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.
Phải sống sao xủng dáng trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.
 
Top Bottom